Mỹ duyệt kế hoạch sơ tán công dân khỏi Ukraine, tránh lặp lại ‘thảm họa Afghanistan’

Theo dõi VGT trên

Binh sĩ Mỹ sẽ thiết lập các chốt kiểm soát và khu lều trại bên trong lãnh thổ Ba Lan để trợ giúp công dân Mỹ rời Ukraine trong tình huống khẩn cấp.

Mỹ duyệt kế hoạch sơ tán công dân khỏi Ukraine, tránh lặp lại 'thảm họa Afghanistan' - Hình 1
Binh sĩ thuộc Quân đoàn dù số 18 của Mỹ chờ lên máy bay sang làm nhiệm vụ tại châu Âu. Ảnh: AP

Nhà Trắng đã phê chuẩn kế hoạch của Lầu Năm Góc về sử dụng lực lượng Mỹ đồn trú ở Ba Lan để hỗ trợ hàng nghìn công dân Mỹ rời Ukraine trong trường hợp nổ ra chiến sự ở quốc gia láng giềng này. Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhằm tránh lặp lại một vụ sơ tán đầy hỗn loạn như từng diễn ra tại Afghanistan hồi tháng 8/2021.

Giới chức Nhà Trắng cho biết khoảng 1.700 binh sĩ Mỹ thuộc Quân đoàn dù số 18 vừa được điều tới Ba Lan tuần qua. Số này trong vài ngày tới sẽ triển khai nhiệm vụ xây dựng trạm kiểm soát, lều trại và các cơ sở thiết yếu dã chiến để sẵn sàng đón dòng người rời khỏi Ukraine trong tình huống nổ ra xung đột. Quân Mỹ không được phép tiến vào Ukraine và sẽ không thực hiện việc di tản công dân Mỹ bằng máy bay từ bên trong lãnh thổ Ukraine.

Thay vào đó, nhiệm vụ của binh sĩ Mỹ là chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ hậu cần, điều phối hoạt động sơ tán công dân Mỹ tại Ba Lan sau khi vượt khỏi biên giới Ukraine bằng đường bộ. Khoảng 30.000 công dân Mỹ đang có mặt ở Ukraine và nếu Nga phát động chiến dịch quân sự, không chỉ người Mỹ mà cả người Ukraine, cũng như công dân các nước khác, sẽ nhanh chóng tìm cách rời khỏi Ukraine.

Giới chức Lầu Năm Góc cho biết một nguyên nhân quan trọng dẫn tới quyết định lập kế hoạch sơ tán người Mỹ khỏi Ukraine là do những ký ức về đợt sơ tán công dân Mỹ và các nước đầy bất ổn ở Afghanistan mới đây sau khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul hồi giữa tháng 8/2021. Số sĩ quan chỉ huy từng đảm nhận vai trò lãnh trong sứ mệnh sơ tán khỏi Kabul cũng chính là người thực hiện kế hoạch tương tự ở Ukraine.

Mỹ duyệt kế hoạch sơ tán công dân khỏi Ukraine, tránh lặp lại 'thảm họa Afghanistan' - Hình 2
Chính quyền Tổng thống Joe Biden bị chỉ trích mạnh mẽ về chiến dịch sơ tán thiếu bài bản ở Afghanistan. Ảnh: Getty Images

“Bất kỳ ai trải qua quãng thời gian sơ tán công dân khỏi Afghanistan đều nhận thấy rằng đó là thời điểm đáng nhớ, nhưng cũng đầy náo loạn. Đó là một cuộc rút quân rất lộn xộn. Chúng tôi không muốn lặp lại một đợt sơ tán bất ổn tương tự ở Ukraine”, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Tại Afghanistan, chính quyền Mỹ đã phải vội vã đối phó việc Taliban giành chính quyền chỉ trong thời gian ngắn sau khi quân đội Kabul được Mỹ hậu thuẫn nhanh chóng tan rã. Lính Mỹ ngay lập tức được điều tới thủ đô Kabul để hỗ trợ sơ tán hàng chục nghìn công dân Mỹ cùng nhân viên ngoại giao khỏi Afghanistan.

Nhà Trắng bác bỏ những nhận định so sánh tình hình Ukraine với Afghanistan. “Tôi nghĩ cần tách bạch hai quốc gia. Chúng ta không tham gia cuộc chiến dài 20 năm với lực lượng đồn trú tại Ukraine. Tình hình rất khác biệt. Nhà Trắng vẫn phối hợp chặt chẽ với các nhóm của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki phát biểu hôm 8/2.

Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận về kế hoạch của Lầu Năm Góc, nhưng tiếp tục khuyến cáo người Mỹ sớm rời khỏi nước Ukraine. Trước đó, Washington cũng đã cho phép một số nhân viên Đại sứ quán Mỹ cùng người thân ở Kiev rút khỏi Ukraine, vạch ra tuyến đường bộ từ Ukraine đến Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Moldova.

Chuẩn bị công tác sơ tán là một trong những nhiệm vụ tiềm tàng mà lực lượng quân sự Mỹ mới được điều động sang các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hồi tuần trước. Bên cạnh số binh sĩ thuộc Sư đoàn không quân số 82 được điều tới Ba Lan, Quân đoàn dù số 18 của Mỹ cũng đang thiết lập sở chỉ huy đặc biệt tại Đức.

Quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO leo thang căng thẳng trong thời gian gần đây. Washington không ngừng cáo buộc Điện Kremlin đang chuẩn bị một kế hoạch xâm lược Ukraine, khi triển khai hơn 100.000 binh sĩ cùng nhiều khí tài dọc biên giới hai nước. Nga cũng tổ chức tập trận chung với Belarus – quốc gia tiếp giáp phía bắc Ukraine.

Video đang HOT

Về phần mình, Nga phủ nhận mọi cáo buộc can thiệp quân sự ở nước láng giềng, chỉ trích phương Tây đang mở cuộc chiến tranh thông tin liên quan đến Ukraine. Moskva cũng liên tục lặp lại yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine làm thành viên, cũng như không mở rộng liên minh về phía đông áp sát Nga, gây đe dọa đến lợi ích cốt lõi của Nga.

Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine?

Khi các nhà lãnh đạo thế giới đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho căng thẳng Nga-Ukraine, các cuộc đàm phán đã hướng đến Thỏa thuận Minsk 2015 như một phương cách khả dĩ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine? - Hình 1
Một binh sĩ Ukraine trong vị trí gác ở t.iền tuyến, thuộc thị trấn Avdiivka, Ukraine. Ảnh: CNN

Thỏa thuận Minsk (hay Minsk II), được ký kết tại thủ đô của Belarus, nhằm mục đích chấm dứt cuộc xung đột đẫm m.áu kéo dài 10 tháng ở miền đông Ukraine. Trước đó, Minsk I được Ukraine và phe đòi độc lập ở Donbass nhất trí vào tháng 12/2014, gồm 12 điểm liên quan đến trao đổi tù nhân, cung cấp viện trợ nhân đạo và rút vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, thỏa thuận nhanh chóng đổ vỡ, khi cả hai bên đều vi phạm.

Thoả thuận Minsk II cũng chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ, các vấn đề chính của nó vẫn chưa được giải quyết. Dưới đây là những vấn đề quan trọng liên quan đến thoả thuận này trong bối cảnh căng thẳng Ukraine lại đang leo thang.

Những bên tham gia Thoả thuận Minsk

Một cuộc gặp hiếm hoi đã diễn ra giữa các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp vào tháng 2/2015 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho các khu vực ở miền đông Ukraine khi lực lượng đòi độc lập tiếp quản một năm trước đó. Những khu vực này, ở vùng Donbass của Ukraine, được gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.

Các cuộc hội đàm cũng nhằm hướng tới một giải pháp chính trị cho khu vực.

Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine? - Hình 2
Bản đồ khu vực Donbass ở miền đông Ukraine, giáp Nga, do lực lượng đòi độc lập kiểm soát. Nguồn: CNN

Kết quả là Minsk II đã được ký kết bởi đại diện của Nga, Ukraine, các nhà lãnh đạo ở Donbass và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE). Sau đó, nó đã được thông qua bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Các yêu cầu của Minsk II

Thoả thuận Minsk được công bố vào tháng 2/2015 với 13 điểm, trong đó nổi bật nhất là một lệnh ngừng b.ắn. Vào thời điểm đó vẫn còn xảy ra giao tranh ác liệt ở một số khu vực giữa lực lượng Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi độc lập được Nga hỗ trợ, khiến Ukraine bị tổn thất nặng nề.

Yêu cầu tiếp theo là các bên rút vũ khí hạng nặng khỏi t.iền tuyến. OSCE - một tổ chức an ninh gồm 57 thành viên, bao gồm cả Mỹ và Canada - sẽ giám sát t.iền tuyến.

Các yêu cầu khác bao gồm: Một cuộc đối thoại về bầu cử địa phương tại các khu vực do lực lượng đòi độc lập kiểm soát; Khôi phục các liên kết kinh tế và xã hội đầy đủ giữa hai bên để có thể chi trả lương hưu; Khôi phục quyền kiểm soát của Chính phủ Ukraine trên biên giới với Nga; Tất cả các lực lượng nước ngoài và lính đ.ánh thuê phải rút lui; Cải cách hiến pháp sẽ cung cấp một số quyền tự trị cho các khu vực miền đông của Ukraine, nơi không còn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương...

Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine? - Hình 3
Xe quân sự bị đốt cháy trước một tòa nhà bị phá hủy ở Uglegorsk, Ukraine, vào tháng 2/2015.

Điều gì đã xảy ra sau khi Minsk II được ký kết?

Những trận giao tranh tồi tệ nhất ở miền đông Ukraine đã dừng lại và các giám sát viên của OSCE nhanh chóng triển khai tại khu vực. Cho đến ngày nay, OSCE vẫn tuần tra t.iền tuyến và báo cáo các vi phạm lệnh ngừng b.ắn diễn ra dọc theo biên giới. Tuy nhiên, giao tranh đã ít xảy ra hơn và ít thương vong hơn so với giai đoạn 2014-2015. Từ góc độ đó, ít nhất thỏa thuận Minsk đã được thực hiện một phần.

Tuy vậy, vẫn có 1,5 triệu người phải sơ tán trong nội bộ Ukraine và gần 14.000 người đã t.hiệt m.ạng trong cuộc xung đột.

Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine? - Hình 4
Người Ukraine từ khu vực Donbass phải dừng kiểm tra tại chốt kiểm soát ở Novostroitskoye. Ảnh: CNN

Thỏa thuận Minsk đề ra các giải pháp quân sự và chính trị nhưng vẫn chưa được thực hiện. Một trở ngại là Nga cho rằng họ không phải là một bên trong cuộc xung đột và do đó không bị ràng buộc bởi các điều khoản của nó. Trong văn bản thoả thuận không xuất hiện bất cứ từ "Russia" (Nga) nào. Điều đó cho phép Điện Kremlin nói rằng họ chỉ đơn thuần là một quan sát viên và rằng phải đạt được thỏa thuận giữa Chính phủ Ukraine và phe đòi độc lập ở miền đông đất nước. Trong khi đó, Kiev từ chối đàm phán trực tiếp với lực lượng ở Donbass.

Nhìn chung, Moskva và Kiev diễn giải Minsk II rất khác nhau, dẫn đến điều được một số nhà quan sát gọi là "vấn đề hóc búa của Minsk".

Ukraine coi thỏa thuận năm 2015 là một công cụ để thiết lập lại quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ bị phe đòi độc lập nắm giữ. Họ muốn một lệnh ngừng b.ắn, kiểm soát toàn bộ biên giới Nga-Ukraine, bầu cử ở Donbass và phân chia quyền lực có giới hạn cho phe tìm kiếm độc lập.

Nga lại coi Thỏa thuận Minsk là buộc Ukraine phải cấp cho chính quyền ở Donbas quyền tự chủ toàn diện và quyền đại diện trong chính quyền trung ương, trao cho Moskva quyền phủ quyết các lựa chọn chính sách đối ngoại của Kiev một cách hiệu quả. Chỉ khi đó, Kiev mới được trao quyền kiểm soát toàn bộ đường biên giới Nga-Ukraine.

Những nỗ lực của các nhà ngoại giao phương Tây nhằm thu hẹp bất đồng đã không đạt kết quả.

Tranh cãi quy chế cho Donbass

Tình trạng của các khu vực do lực lượng đòi độc lập nắm giữ ở Donbass chưa bao giờ được xác định, theo điểm thứ 8 của Thoả thuận Minsk.

Quan điểm của Kiev là khu vực này nên có quyền tự trị giống như các khu vực khác của Ukraine, trong một cấu trúc liên bang.

Moskva lại cho rằng ngôn ngữ trong Thỏa thuận Minsk đề cập đến "tình trạng đặc biệt của một số khu vực thuộc vùng Donetsk và Luhansk" và giải thích rằng điều đó cho phép các khu vực này có lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp riêng, cùng những đặc quyền khác.

Nhưng bất kỳ Chính phủ Ukraine nào đồng ý trao quy chế đặc biệt cho Donbass có thể sẽ không vượt qua được phản ứng dữ dội của công chúng. Vào năm 2015, Tổng thống Ukraine khi đó là Petro Poroshenko đã đưa ra các sửa đổi hiến pháp về phân quyền cho Donbass và đã bị các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Ukraine phản đối gay gắt. Bạo loạn ở Kiev khi đó khiến 3 nhân viên thực thi pháp luật t.hiệt m.ạng.

Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine? - Hình 5
Người Ukraine từ khu vực đòi độc lập phải dừng kiểm tra tại chốt kiểm soát ở Novostroitskoye. Ảnh: CNN

Tại sao Minsk II lại được chú trọng lúc này, và nó có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng như thế nào?

Thỏa thuận Minsk II cung cấp một phương tiện cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ukraine và Nga, do Pháp đóng vai trò trung gian trong thỏa thuận, mang lại cho Tổng thống Macron cơ hội đóng vai nhà kiến tạo hòa bình trên trường thế giới khi ông chuẩn bị cho cuộc bầu cử trong nước.

Moskva có thể coi Minsk II là một cách để đảm bảo nhu cầu an ninh trọng tâm của mình, rằng Ukraine không bao giờ được phép gia nhập NATO. Nhưng Washington và NATO đã từ chối yêu cầu này.

Đối với Ukraine, Thỏa thuận Minsk có thể mang đến cơ hội giành lại quyền kiểm soát biên giới của nước này với Nga và chấm dứt cái mà họ coi là "nguy cơ xâm lược từ Nga".

Kiev nói rằng họ sẽ không bao giờ cho phép Nga có quyền phủ quyết trên thực tế đối với các quyết định chính sách đối ngoại của Ukraine và nhiều người ở Ukraine coi việc thực thi Minsk II là một sự nhượng bộ đối với Nga. Nhưng có thể có chỗ cho sự thỏa hiệp khi tất cả các bên đều bày tỏ sẵn sàng đối thoại.

Các nhà lãnh đạo thế giới nói gì?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi Thỏa thuận Minsk là bước đi hứa hẹn nhất để ngăn chặn xung đột. Ông cho biết hôm 8/2 rằng "quyết tâm chung [để đưa Thỏa thuận Minsk có hiệu lực] là con đường duy nhất cho phép chúng ta xây dựng hòa bình và giải pháp chính trị khả thi".

Tổng thống Macron cũng nói rằng trong các cuộc gặp gỡ, ông "nhận được cam kết rất rõ ràng từ Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky về tuân thủ cơ sở nghiêm ngặt của Thỏa thuận Minsk", nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Thoả thuận Minsk, lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine? - Hình 6
Các binh sĩ Ukraine thuộc tiểu đoàn tình nguyện Donbass tham gia hoạt động dọn dẹp vệ sinh ở quận Lysychansk, vùng Luhansk vào tháng 1/2015.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm 7/2 rằng Mỹ và Ukraine "đoàn kết" trong việc ủng hộ các Thỏa thuận Minsk như một con đường để giải quyết xung đột. Nhưng ông Blinken cũng ám chỉ rằng Minsk II không phải là giải pháp một cửa, nêu bật những thách thức mà thỏa thuận đưa đến.
"Minsk không giải thích một số vấn đề về trình tự khi nói đến các bước mà các bên cần thực hiện", ông Blinken nói và bình luận rằng: "Ukraine đang tiếp cận vấn đề này một cách thiện chí. Chúng tôi chưa từng thấy Nga làm như vậy.".

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin nói: "Tôi tin rằng không có giải pháp thay thế nào khác [ngoài Thoả thuận Minsk]. Tôi nhắc lại một lần nữa, ở Kiev, lúc thì họ nói rằng họ sẽ tuân thủ, lúc lại nói rằng điều đó sẽ phá hủy đất nước của họ. Tổng thống đương nhiệm Ukraine gần đây đã tuyên bố rằng ông ấy không thích một điểm nào của Thỏa thuận Minsk". "Dù thích hay không thích, đó là nhiệm vụ của ông. Thoả thuận phải được thực hiện", ông Putin nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Gia đình giàu nhất Vương quốc Anh lĩnh án tù vì đối xử với người giúp việc tệ hơn cả súc vật
10:24:04 22/06/2024
Tổng thư ký NATO ra tuyên bố bất ngờ về vũ khí hạt nhân
09:30:01 22/06/2024
NATO "rục rịch" triển khai vũ khí hạt nhân, Nga phản ứng mạnh
09:16:05 22/06/2024
Phát hiện 8 người c.hết ngạt trong xe tải đông lạnh Trung Quốc
09:35:41 22/06/2024
Politico: Tất cả thành viên NATO nhất trí ông Mark Rutte làm Tổng thư ký tiếp theo
16:45:31 21/06/2024
Lãng phí thực phẩm tiếp tục khiến Nhật Bản thiệt hại hàng nghìn tỷ yen
06:40:58 22/06/2024
Nga b.ắn hạ hơn 100 UAV của Ukraine trong một đêm
19:56:14 21/06/2024
Hungary từ chối tham gia sứ mệnh quân sự của NATO tại Ukraine
06:35:30 22/06/2024

Tin đang nóng

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?
06:38:37 23/06/2024
Đây là lý do Lâm Canh Tân được làm chồng Lưu Diệc Phi ở Câu Chuyện Hoa Hồng, netizen nghe xong không dám cãi nửa lời
06:15:59 23/06/2024
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
06:28:14 23/06/2024
"Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu?", câu hét của chị gái khiến tôi lặng người còn anh rể sừng sộ
08:26:47 23/06/2024
Sao nam Vbiz lộ chuyện bí mật ly hôn chỉ vì một bức ảnh dậy sóng MXH
08:39:05 23/06/2024
Đứng bét lại còn bị chê nhảy xấu nhất nhóm, Anh Tú Atus chả có gì ngoài đẹp mã?
08:46:45 23/06/2024
Sau thị phi mặc đồ ngủ ra sân cùng chồng chủ tịch, Đỗ Mỹ Linh lại vướng tranh cãi khi mặc áo thêu rỗng
07:48:47 23/06/2024
Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới
08:56:00 23/06/2024

Tin mới nhất

Mỹ, Ai Cập nỗ lực ngăn chặn 'thảm họa' Israel - Liban

09:42:54 23/06/2024
Các quan chức Israel nói với Mỹ rằng họ có đủ nguồn lực để tiến hành một cuộc tấn công chống lại Hezbollah nếu cần thiết, đặc biệt nếu chiến dịch ở Rafah kết thúc.

Nga tố Mỹ triển khai 3 UAV MQ-9 tiếp cận nguy hiểm Su-35

09:25:05 23/06/2024
Quân đội Nga cáo buộc 3 máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của Mỹ tiếp cận nguy hiểm tiêm kích Su-35 của Nga ở Syria, nhưng chưa va chạm.

Quốc gia chuẩn bị đón năm mới... 2017

09:04:56 23/06/2024
Lịch của Ethiopia được cho có từ hơn 1.500 năm trước. Nó dựa trên hệ Mặt Trời-Mặt Trăng, dài 13 tháng, trong đó 12 tháng kéo dài 30 ngày. Tháng cuối cùng chỉ có năm ngày, hoặc sáu ngày trong năm nhuận.

Mỹ trấn an Israel trong trường hợp nổ ra chiến tranh toàn diện với Hezbollah

06:41:17 23/06/2024
Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023 khơi mào xung đột nổ ra tại Gaza, các hành động tấn công của Hezbollah nhằm vào Israel vẫn tiếp tục và leo thang trong những tuần gần đây.

Nhật Bản: Máy bay chở 47 hành khách phải hạ cánh khẩn cấp do cháy động cơ

06:38:28 23/06/2024
Japan Airlines đã chuyển hành khách sang 2 chuyến bay khác để tiếp tục hành trình. Chiếc máy bay vẫn đậu tại sân bay Aomori để phục vụ điều tra về nguyên nhân sự cố động cơ.

Tuyến đường sắt giúp Iran thoát khỏi sự cô lập trong thương mại toàn cầu

06:34:05 23/06/2024
Vị chuyên gia đ.ánh giá các nước có thể coi dự án Rasht-Caspian như một tuyến đường vận chuyển quốc tế và có thể được một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ quan tâm.

Số người t.ử v.ong trong vụ ngộ độc rượu tại Ấn Độ tiếp tục tăng

06:30:52 23/06/2024
Ngộ độc rượu tự chế dẫn tới t.ử v.ong thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ. Chính quyền bang Tamil Nadu cho biết đang xác định những người liên quan đến sản xuất metanol, một loại hóa chất độc hại thường được sử dụng trong công nghiệp.

Hạ viện Séc ủng hộ bỏ phiếu qua đường bưu điện

06:24:51 23/06/2024
Dự luật sửa đổi nhận được sự ủng hộ của 92/168 hạ nghị sĩ có mặt, trong khi có 75 hạ nghị sĩ của ANO và SPD bỏ phiếu chống, 1 nghị sĩ ANO bỏ phiếu trắng. Phiên bỏ phiếu được tiến hành sau các cuộc tranh luận kéo dài tới 96 giờ.

Đức và Trung Quốc đàm phán về thuế quan

06:19:51 23/06/2024
Trung Quốc đã phản đối đề xuất này, cảnh báo về nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại khi các nhà sản xuất ô tô của nước này kêu gọi Bắc Kinh đ.ánh thuế nhập khẩu đối với xe động cơ đốt trong của EU.

Nga phản ứng trước việc Mỹ đóng cửa hai văn phòng trung tâm thị thực của Nga

05:58:04 23/06/2024
Đại sứ Antonov nhấn mạnh động thái của Washington tạo ra gánh nặng lớn hơn nữa cho Moskva bởi thực tế là các văn phòng lãnh sự quán Nga ở Houston và New York đã bị hạn chế về số nhân viên ngoại giao Nga.

Hezbollah cảnh báo tập kích phi quy tắc toàn lãnh thổ Israel

21:18:00 22/06/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên cấp Đối tác chiến lược toàn diện.

Trực thăng Ka-29 của Nga rơi ở Biển Đen nghi bị đồng đội b.ắn nhầm

20:44:38 22/06/2024
Một chiếc trực thăng Ka-29 của Nga được cho bị rơi ở Biển Đen, trong lúc Ukraine triển khai tấn công kết hợp bằng máy bay không người lái (UAV) và xuồng không người lái (USV).

Có thể bạn quan tâm

Dự đoán ngày mới 24/6/2024 cho 12 con giáp: Sửu xung đột, Thân tự tin

Trắc nghiệm

10:44:44 23/06/2024
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người t.uổi Sửu có thể xảy ra xung đột với đồng nghiệp.

Gu thời trang quyến rũ, tôn vóc dáng vạn người mê của Hằng Du Mục

Phong cách sao

10:39:12 23/06/2024
Thời gian gần đây, chuyện gia đình của Hằng Du Mục và ông xã Tôn Bằng (người Trung Quốc) bỗng viral trên MXH. Mới đây nhất, trên sóng livestream, hot TikToker đã để lộ những dấu hiệu bất ổn.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới làm... người mẫu thời trang

Thời trang

10:38:43 23/06/2024
Các nhà lãnh đạo thế giới dự Hội nghị thượng đỉnh G20 hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) từ nhiều năm nay duy trì truyền thống chụp ảnh chung trong những bộ trang phục thiết kế riêng cho hội nghị.

Những lần Yugi tưởng thua, nhưng tác giả "bắt phải thắng" đầy vô lý trong Yu-Gi-Oh!

Mọt game

10:37:58 23/06/2024
Yugi Muto, nhân vật chính ban đầu củaYu-Gi-Oh!vốn được mệnh danh là Vua Trò Chơi. Nhưng điều này đôi khi không đồng nghĩa với việc anh chàng bất khả chiến bại trong mọi bộ môn mà mình thi đấu.

Live show ngốn hàng chục tỷ đồng nên dễ khiến ca sĩ Việt lỗ nặng

Nhạc việt

10:34:45 23/06/2024
Tổ chức live show đòi hỏi số t.iền đầu tư rất lớn, do đó nếu không có nhà tài trợ, các nghệ sĩ dễ rơi vào tình trạng thua lỗ. Tuy nhiên, cũng có những nghệ sĩ cháy vé, thắng lớn.

Subeo diện sơ mi trắng khoe visual "đỉnh chóp", khung hình phát sáng bên Kim Lý gây sốt

Sao việt

10:17:47 23/06/2024
Tối 22/6, Hồ Ngọc Hà đã xả kho loạt ảnh trong tiệc sinh nhật của Subeo. Nữ hoàng giải trí và Kim Lý đã dành thời gian tổ chức một bữa tiệc giản dị mà ấm cúng cho nhóc tỳ.

Xuất hiện sao nam cục súc, bất hợp tác nhất Anh Trai Say Hi: Chương trình phải cắt hết vị trí chỉ vì 1 người!

Tv show

10:10:40 23/06/2024
Phản ứng của sao nam này trong tập 2 chương trình Anh Trai Say Hi đã nhận về những sự bàn tán, đ.ánh giá từ netizen.

'Thần đồng' Yamal thi đấu khuya, Tây Ban Nha đối mặt án phạt

Sao thể thao

10:00:02 23/06/2024
Để Yamal đá chính trong trận gặp Italy, Tây Ban Nha đối mặt với khoản t.iền phạt 30.000 euro vì đạo luật bảo vệ thanh niên của Đức.

5 thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo

Sức khỏe

09:58:58 23/06/2024
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ, khiến dạ dày dễ bị loét và c.hảy m.áu.

2 điều cần cẩn trọng trước khi mua chung cư nếu bạn không muốn rơi vào cảnh bỏ t.iền tỷ mua nhà mà cuối cùng trở thành "đi thuê dài hạn"

Sáng tạo

09:58:46 23/06/2024
Giá nhà quá đắt, chấp nhận ở thuê cả đời còn hơn buộc mình trong những khoản nợ là suy nghĩ phổ biến của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng cách tư duy này lại không quá phổ biến ở Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là số hiếm.

Người đàn ông duy nhất khiến Phạm Băng Băng muốn từ bỏ sự nghiệp để kết hôn

Hậu trường phim

09:42:06 23/06/2024
Phạm Băng Băng từng là một cái tên đặc biệt trong sự nghiệp và cuộc đời của Đồng Đại Vỹ. Hai người từng có mối quan hệ tình cảm khi đóng chung phim Lạc lối ở Bắc Kinh - một tác phẩm với rất nhiều c.ảnh n.óng.