Mỹ đừng tưởng nền tảng siêu cường của họ là mãi mãi
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn đang là siêu cường suy nhất trên toàn cầu. Khoảng cách giữa nước Mỹ và phần còn lại của thế giới về mọi mặt là tương đối xa, và nhiều giá trị Mỹ cũng đang ngày càng phổ biến và ảnh hưởng trên khắp thế giới.
Lý giải cho nền tảng sức mạnh vượt trội của Mỹ, nhiều người đã nhắc đến sự vững chắc và hiệu quả của hệ thống chính trị Mỹ, khi mô hình chính trị ở quốc gia này đã tồn tại qua hàng trăm năm mà không hề phải thay thế hay sửa đổi gì nhiều. Người Mỹ đang tự hào là đất nước họ sở hữu bản hiến pháp có giá trị lâu dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Nhưng vòng xoáy của lịch sử không bỏ qua bất cứ quốc gia nào, kể cả những siêu cường. Và giờ đây là thời điểm thích hợp để người Mỹ nhìn lại chính mình, và tự hỏi, điều gì đang xảy ra với nền chính trị Mỹ vậy.
Hầu hết mọi người trên toàn thế giới đều biết rằng, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là cách mạng tư sản Pháp. Nhưng điều ít người biết hơn là Mỹ mới là quốc gia đầu tiên xây dựng thể chế cộng hòa trong lịch sử thế giới cận đại, trước cả nền cộng hòa Pháp. Đó là chưa kể, nền cộng hòa Pháp non trẻ sau cuộc cách mạng tư sản đã chết yểu chỉ sau 15 năm với sự kiện Napoleon lên ngôi hoàng đế nước Pháp, trong khi đó nền cộng hòa Mỹ kể từ khi thiết lập năm 1783 vẫn tồn tại và lớn mạnh cho đến thời điểm hiện tại.
Trải qua hơn 200 năm, nền cộng hòa Mỹ không chỉ giữ nguyên vẹn những giá trị và hình thái đặc trưng của mình, mà còn đang ngày càng trở thành hình mẫu cho nhiều các nước trên thế giới học tập, khi nó được xem là nền tảng cho sức mạnh khá vượt trội của nước Mỹ với phần còn lại của thế giới.
Lý giải cho sự thành công của hệ thống chính trị Mỹ trong việc duy trì và củng cố sức mạnh trên mọi lĩnh vực của quốc gia này, một chính khách kỳ cựu của Mỹ đã từng nói: “hệ thống chính trị Mỹ ưu việt ở chỗ nó làm cho những thanh niên ưu tú nhất muốn vào chính giới để phục vụ tổ quốc”. Nói cách khác, nền chính trị Mỹ lấy nguyên tắc tinh hoa làm chủ đạo, theo đó mọi cá nhân có tài năng và phẩm chất nhất đều sẽ được chào đón thay vì dựa trên xuất thân hay các mối quan hệ.
Dù lời tuyên bố của vị chính khách trên có đôi chút khoa trương, thì nó cũng phần nào nói đúng sự thực. Việc đặt hai nguyên tắc dân chủ và tinh hoa lên hàng đầu đã giúp nước Mỹ có được những nhà lãnh đạo xuất sắc kể từ khi lập quốc vào thế kỷ 18 cho đến nay. Các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện trong Quốc hội Mỹ đều được lựa chọn với những tiêu chuẩn cao, đặc biệt là Thượng viện với sự tập trung những cá nhân tài năng và ưu tú nhất. Hầu hết các tổng thống Mỹ đều là những người có tài năng và danh tiếng, một số là những tài năng kiệt xuất, và nhất là được hỗ trợ bên dưới bởi những tập thể những tài năng rất hiệu quả, và được giám sát bởi một hệ thống phân quyền rất chặt chẽ.
Chính vì hai nguyên tắc quan trọng nhất của nền chính trị Mỹ là dân chủ và tinh hoa, nên nước Mỹ mới vừa có những gia tộc lừng danh nhiều đời làm chính trị và không dưới một lần giữ chức tổng thống, như nhà Roosevelt hay nhà Bush, và cũng lại vừa có những chính trị gia xuất thân bình dân như Jimmy Carter hay Abraham Lincoln.
Đúng là dường như mọi cá nhân đều có cơ hội ở nền chính trị Mỹ, miễn là anh ta có tài năng thực sự. Nhưng đặc điểm gần như đã thành truyền thống của văn hóa chính trị Mỹ này giờ đây lại đang phai nhạt và đứng trước cảnh đáng báo động, khi mà phần lớn giới trẻ đều không muốn trở thành chính trị gia, kể cả những cá nhân ưu tú.
Video đang HOT
Trong một cuộc khảo sát gần nhất với 2 ngàn học sinh trung học và 2 ngàn sinh viên đại học hàng đầu ở Mỹ, lứa tuổi được xem là bắt đầu có những dự định và hoài bão cho tương lai, thì gần 90% trong số đó cho biết họ hoàn toàn không có ý định trở thành công chức chính phủ hay chính trị gia. Đây quả thực là một tin tức gây sốc với những nhà chính trị và những người tự hào về nền chính trị Mỹ.
Có khá nhiều sinh viên được hỏi xuất thân từ những đại học danh giá như Havard hay Princeton, vốn thường được xem là nơi đào tạo những chính trị gia tương lai. Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy càng ngày giới trẻ càng ít quan tâm đến đời sống chính trị, và họ hướng đến những công việc kinh doanh và công nghệ vốn đem lại thành công, vinh quang và tiền bạc nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng, ngoài việc các xu hướng văn hóa đã làm thay đổi mục tiêu và chọn lựa tương lai của giới trẻ, khi những lĩnh vực kinh doanh và công nghệ hào nhoáng dễ thu hút thanh thiếu niên hơn. Thì một nguyên nhân chủ yếu là sự chán nản và thất vọng đối với hệ thống chính trị của nước Mỹ vào thời điểm hiện tại.
Phần lớn các sinh viên trong cuộc khảo sát không chỉ trả lời họ không thích trở thành nhà chính trị, mà còn tuyên bố họ không muốn thảo luận các vấn đề liên quan đến chính trị. Đó là một điều lạ lùng đối với những thanh niên đang trong độ tuổi háo hức và tò mò với tất cả những gì liên quan đến chính trị và xã hội như vẫn thường thấy. Đó được xem là biểu hiện của sự bất mãn hơn là không quan tâm đến chính trị.
Nước Mỹ đang trải qua những vấn đề gây chia rẽ lớn trong xã hội, và cách hành xử của chính quyền đang ảnh hưởng lớn đến thái độ của giới trẻ. Những tiến bộ về công nghệ thông tin và các mạng xã hội cũng được xem là công cụ thúc đẩy sự phân hóa về quan điểm trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong thanh thiếu niên.
Với đặc điểm luôn tiếp nhận nguồn nhân lực nhập cư, và đặc biệt là những cá nhân trí tuệ cao, nước Mỹ không quá lo lắng về việc thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực chủ chốt nhất, như chính trị hay công nghệ.
Nhưng rõ ràng, việc xã hội Mỹ ngày càng phân hóa và giới trẻ ngày càng ít quan tâm đến chính trị hơn đang là những biểu hiện đáng báo động đối với nước Mỹ. Nó cho thấy sự thờ ơ với tình hình đất nước trong tầng lớp thanh thiếu niên, và điều này thì nguy hiểm đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, kể cả những quốc gia hợp chủng quốc được hình thành từ mọi dân tộc trên thế giới như nước Mỹ.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Theo Một Thế giới
Ả Rập Xê Út và vị thế siêu cường trong thế giới Ả Rập
Với khả năng huy động một lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất khu vực cùng tham vọng tiếp tục nâng cao sức mạnh quân đội, Ả Rập Xê Út đang nổi lên là siêu cường trong thế giới Ả Rập, báo The Telegraph (Anh) nhận định.
Xe tăng Ả Rập Xê Út trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters
Để đối phó với lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, Ả Rập Xê Út đã triển khai một lực lượng quân sự chưa từng có. Báo The Telegraph (Anh) ngày 6.5 có bài viết nhận định về cách đất nước này đang đối phó với những biến động trong khu vực.
Tháng 4.2015, liên quân 12 nước do Ả Rập Xê Út dẫn đầu đã phát động chiến dịch Cơn bão quyết định can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng tại Yemen, chống lại lực lượng nổi dậy Houthi tại đây.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út chuẩn bị pháo kích vào phiến quân Houthi - Ảnh: Reuters
Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al-Saud của Ả Rập Xê Út đã cho triển khai 100 chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có cả tiêm kích Typhoon Eurofighter và Tornado phiên bản nâng cấp, cùng 150.000 quân và nhiều thiết bị quân sự. Trong tương quan sức mạnh giữa các nước Ả Rập thì đây là lực lượng quân sự hỗn hợp mạnh nhất từng được triển khai trong suốt nhiều thập niên qua, theo The Telegraph.
Liên quân Ả Rập đã tiến hành hơn 2.200 cuộc không kích, phá hủy nhiều hệ thống phòng không và tên lửa mà lực lượng Houthi thu được từ không quân Yemen.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út bắn đạn cối về phía lực lượng Houthi - Ảnh: Reuters
Trước những bất ổn tại khu vực, đặc biệt là sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và lực lượng Houthi, Ả Rập Xê Út đã tìm cách củng cố vị thế "anh cả" trong thế giới Ả Rập với ngân sách quốc phòng hàng trăm tỉ USD.
Theo đó, Ả Rập Xê Út sẽ đầu tư khoảng 150 tỉ USD để phát triển và mở rộng sức mạnh quân đội. Trong năm 2014, nước này đã vượt Pháp và Anh để trở thành quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ 4 thế giới với 80 tỉ USD.
Binh sĩ Ả Rập Xê Út trong cuộc tập trận gần biên giới với Kuwait - Ảnh: Reuters
Tất cả diễn ra vào thời điểm mà khu vực Ả Rập đang chứng kiến nhiều biến động lịch sử. Mỹ và các cường quốc châu Âu đang rút khỏi Trung Đông, các nước Ả Rập phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh khu vực.
Giữa lúc đó, Ả Rập Xê Út nổi lên là quốc gia mạnh nhất thế giới Ả rập và phải xem xét một cách nghiêm túc những giải pháp để ứng phó với nhiều thách thức mới trong khu vực.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Choáng ngợp nhà thổ "xịn" như khách sạn siêu sang ở Úc Theo người quản lý tên là Aaron đã làm việc trong ngành lao động tình dục 8 năm, khách hàng tới nhà thổ ở Canberra (Úc) này gồm rất nhiều tầng lớp, từ chính trị gia cho tới thương gia. Lao động tình dục phục vụ ở nơi đây cũng có nhiều nền tảng khác biệt. Theo ABC News, bước vào một trong...