Mỹ dùng thêm 4 căn cứ quân sự cách ly 1.000 người có thể nhiễm virus corona
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông qua yêu cầu sử dụng 4 căn cứ quân sự làm cơ sở cách ly 1.000 người có thể nhiễm virus corona.
“Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper hôm 1/2 đã thông qua yêu cầu từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HSS) hỗ trợ đón tiếp 1.000 người có thể bị cách ly sau khi trở về từ nước ngoài do dịch viêm phổi bùng phát”, Lầu Năm Góc thông báo.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, các quan chức của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HSS) yêu cầu sử dụng một số cơ sở quân sự có sức chứa ít nhất 250 người trong các phòng riêng cho đến ngày 29/2. HSS sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc y tế, vận tải và an ninh cho người được sơ tán.
Các cơ sở được lựa chọn gồm có căn cứ Carson ở bang Colorado, căn cứ không quân Travis ở bang California, căn cứ không quân Lackland ở bang Texas và căn cứ không quân Miramar ở California.
Lực lượng chức năng đón người sơ tán từ Vũ Hán, Trung Quốc, về căn cứ không quân March hôm 29/1. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/1 ký sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từng đến Trung Quốc trong 14 ngày, trừ công dân Mỹ và gia đình họ.
Những người Mỹ trở về từ Trung Quốc vẫn được phép nhập cảnh, song phải được kiểm tra thân nhiệt ở các cửa nhập cảnh riêng và sẽ được cầu kiểm tra thân nhiệt trong 14 ngày tiếp theo để đảm bảo không nhiễm chủng mới của virus corona (nCoV). Những người trở về từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tâm điểm của dịch viêm phổi, sẽ buộc phải bị cách ly trong 14 ngày.
Gần 200 người Mỹ đang được cách ly tại căn cứ không quân March ở nam California sau khi được sơ tán khỏi Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Những người này hiện không có dấu hiệu nhiễm bệnh, song để biết chắc một người có nhiễm virus corona hay không sẽ phải mất tối đa hai tuần.
Dịch bệnh viêm phổi khởi phát từ Vũ Hán do virus nCoV gây ra có thời gian ủ bệnh 2-14 ngày và có thể lây lan trước khi xuất hiện triệu chứng, gây khó khăn cho quá trình kiểm soát bệnh ở biên giới các nước.
Tính tới ngày 2/2, 304 người tại Trung Quốc thiệt mạng, số ca nhiễm tăng lên hơn 14.500, 25 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đây là “tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế”.
Theo Quốc Hưng (VNE)
Bên trong chuyến bay đưa 195 công dân Mỹ khỏi tâm bão virus corona
Những người Mỹ vừa được sơ tán khỏi Vũ Hán về tới California đã trải qua chuyến bay mà họ gọi là "siêu thực", đang tiếp tục đợi vì quá trình xét nghiệm có thể mất nhiều ngày.
195 người Mỹ không quen biết đang cùng tận hưởng cái nắng ấm của vùng Nam California. Họ chơi bóng với con mình, hoặc chạy bộ dọc theo con đường có cây xanh hai bên, hoặc dành buổi chiều của mình để xem phim.
Họ cũng được đo thân nhiệt vài ngày một lần bởi các nhân viên y tế. Và quan trọng nhất, họ không được phép rời khỏi đó.
Những người đang ở một căn cứ quân sự ở Riverside, California, là những công dân Mỹ được sơ tán khỏi Vũ Hán, thành phố tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đang là tâm điểm của đại dịch virus corona.
195 người này bao gồm nhà ngoại giao, trẻ em, vận động viên bóng bầu dục Mỹ, và nhà thiết kế công viên giải trí. Họ tới Mỹ ngày 29/1 trên chuyến bay duy nhất mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã thuê cho đến nay để sơ tán công dân khỏi Trung Quốc.
Nhân viên mặt đất chờ máy bay chở công dân Mỹ được sơ tán từ Vũ Hán. Ảnh: Reuters.
"Chuyến bay siêu thực"
Trong lúc chờ đợi xét nghiệm ở căn cứ California, một số người trong họ kể lại những ngày cuối bất an, kỳ lạ ở Vũ Hán, và cảnh tượng khó quên khi máy bay đưa họ đi.
"Đó là chuyến bay siêu thực (surreal)", Matthew McCoy, một nhà thiết kế công viên giải trí, kể về các nhân viên trên chuyến bay mặc đồ bảo hộ phòng độc và chăm sóc cho các hành khách, cũng đeo khẩu trang.
"Họ cũng cố gắng giữ chúng tôi bình tĩnh, nhưng chúng tôi đang được đo thân nhiệt bởi những thân hình được che kín từ đầu tới chân".
Bên trong chuyến bay chở người Mỹ từ Vũ Hán về nước. Ảnh: Matthew McCoy.
Nhóm người Mỹ sơ tán được đưa tới căn cứ không quân ở California không có lệnh bị cách ly một cách chính thức, theo các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC). Nhưng họ phải đợi ở đó tới khi xét nghiệm xong, có thể mất 72 giờ hoặc thêm nhiều ngày nữa.
Dù vậy, CDC vẫn có quyền ra lệnh cách ly đối với cá nhân nếu cần thiết. Cuối ngày 29/1, vài giờ sau khi máy bay hạ cánh, một hành khách cố rời căn cứ và bị chặn lại, các quan chức địa phương cho biết. Và lệnh cách ly được đưa ra với hành khách này.
Trong khi chờ đợi, các hành khách làm những việc rất đỗi bình thường.
"Tôi tập thể dục, xem phim, và ăn uống đầy đủ", Jarred Evans, 27 tuổi, vận động viên bóng bầu dục Mỹ từ New York, đã sống ở Vũ Hán trong hai năm, và chơi bóng bầu dục chuyên nghiệp, nói với New York Times. "Tôi chưa bao giờ được đo nhiệt độ nhiều lần như thế trong đời".
Đang ở trong phòng mình tại một nhà nghỉ trong căn cứ quân sự, ông McCoy, nhà thiết kế công viên giải trí, nói: "Chúng tôi may mắn được về đây. Tôi cố gắng giữ mình bận rộn với công việc, mạng xã hội và các bài tập thể dục".
CDC tiến hành xét nghiệm ngay khi các hành khách hạ cánh xuống California - lấy mẫu máu, đo thân nhiệt - đồng thời cũng cung cấp những tư vấn về tâm lý.
Những ngày cuối ở Vũ Hán
Một số người kể lại những ngày cuối đáng sợ ở Vũ Hán.
Evans, vận động viên bóng bầu dục, cho biết anh chỉ ở trong căn hộ, trong đó có gạo, mì, trứng và các chất tẩy trùng.
Jarred Evans, 27 tuổi, vận động viên bóng bầu dục Mỹ. Ảnh: New York Times.
"Tôi làm tất cả những gì những người Trung Quốc làm", anh nói.
"Tôi ở lì trong nhà. Thành phố biến thành thành phố ma", Evans nói. Anh cảm thấy bị cô lập, và mẹ của anh ở Mỹ ngày càng lo lắng.
Được thông báo về chuyến bay ra khỏi Trung Quốc, Evans nhanh chóng điền vào đơn trên mạng. Một email từ Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh được gửi tới, cho biết: "Số ghế trên chuyến bay này có giới hạn, và chúng tôi đề nghị bạn không chia sẻ chi tiết chuyến bay, bao gồm trên mạng xã hội".
Evans được biết mình là người thứ 171 trên chuyến bay có thể chứa khoảng 200 người, anh cho biết. "Tôi cảm thấy may mắn được chọn trong số tất cả những người Mỹ ở Vũ Hán".
Một số người Mỹ cho biết họ cố xin được lên máy bay nhưng không còn chỗ.
McCoy, người đang thiết kế và biến một siêu thị ở Vũ Hán thành công viên giải trí, cho biết không khí trong thành phố "gần như hoảng loạn".
Matthew McCoy, nhà thiết kế công viên giải trí. Ảnh: New York Times.
Từng chạy 12 cuộc marathon và luôn giữ sức khỏe tốt, ông McCoy tin rằng mình không bị bệnh, nhưng ông vẫn rất nghiêm túc trong việc phòng bệnh. Ông coi cái giá 1.100 USD cho chuyến bay một chiều về Mỹ là đáng tiền.
"Việc cách ly sẽ kéo dài ít nhất 72 giờ và có thể kéo dài 14 ngày", một email gửi tới nhóm người Mỹ trước chuyến bay báo trước. Ông McCoy cho biết hầu hết mọi người không thấy phiền.
"Chúng tôi muốn làm những người yêu nước, cố gắng hợp tác", ông nói.
Sáng 30/1, ngày đầu tiên trở về Mỹ, họ ăn món burrito, uống nước hoa quả và cà phê cho bữa sáng. Đến trưa, họ được phục vụ salad taco với gà. (Burrito là món ăn truyền thống Mexico, gồm bánh bột mì, bột bắp dạng dẹt (tortilla), bọc quanh nhân.)
Sau đó, một giấy mời được nhét vào phòng họ dưới cánh cửa, thông báo sẽ có một cuộc họp toàn thể, và yêu cầu họ ở lại trong căn cứ cho tới khi thủ tục y tế hoàn tất.
Giờ đây, họ chỉ việc đợi. Bên ngoài có thức ăn vặt, bánh ngọt, đồ chơi. Có các trò chơi, đĩa ném frisbee, bóng đá để họ giải trí.
"Mọi người rất tốt bụng", Evans, vận động viên 27 tuổi, cho biết. "Mọi người đều tinh thần tốt. Không ai hoảng loạn".
Nhưng không ai bắt tay hay ôm nhau, và đa số đều đeo khẩu trang.
'Người ở Việt Nam còn hoang mang vì virus corona hơn tôi ở Vũ Hán'
Cuộc sống của một số du học sinh, lao động Việt Nam tại Trung Quốc đang bị xáo trộn trong bối cảnh dịch viêm phổi do virus corona lây lan trên khắp các tỉnh thành của nước này.
Theo news.zing.vn
Phản ứng bất ngờ của dân Hàn Quốc khi máy bay chở đồng hương từ Vũ Hán trở về Người dân Hàn Quốc phản ứng giận dữ, ném trứng nhằm vào Bộ trưởng Nội vụ Chin Young trong bối cảnh một trong 4 chuyến bay chở công dân Hàn Quốc rời Vũ Hán đã hạ cánh. Nhân viên y tế Hàn Quốc tẩy trung một cung điện cổ ở Suwon hôm 30.1. Theo Reuters, Hàn Quốc đã bắt đầu sơ tán công...