Mỹ đưa xe chiến đấu trang bị vũ khí laser đến Trung Đông để thử nghiệm
Mỹ đã điều 4 xe chiến đấu bọc thép Stryker trang bị vũ khí laser 50 kilowatt đến Trung Đông để thử nghiệm trong môi trường thực tế.
Xe chiến đấu Stryker. Ảnh: Politico
Trang tin Breaking Defense dẫn lời Giám đốc Các hoạt động của Bộ Tham mưu liên quân Mỹ James Mingus cho biết thông tin trên. Theo đó, quân đội Mỹ đã chuyển mẫu thử xe Stryker trang bị vũ khí laser đến Trung Đông vào đầu tháng 2 để thử nghiệm chúng.
Ông Mingus cho biết Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã tiến hành hoạt động thử nghiệm ban đầu nhưng chưa triển khai thực chiến. Tuy nhiên, Tướng Mingus nhận định có thể mất vài tháng để xử lý các quan sát thử nghiệm cần thiết.
Tướng Mingus lưu ý rằng hệ thống vũ khí này là mẫu thử. Theo ông, hệ thống này chưa sẵn sàng 100% và có khả năng không hoạt động hoàn hảo, nhưng quân đội Mỹ sẽ rút kinh nghiệm từ điều này.
Việc thử nghiệm vũ khí laser 50 kilowatt sẽ tạo điều kiện để quân đội Mỹ quyết định thiết bị này so với loại 28 kilowatt có phù hợp với những điều kiện tương tự ở Trung Đông hay không.
Tướng Mingus nhấn mạnh rằng tia laser năng lượng cao của Mỹ dễ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và đó là lý do nỗ lực này sẽ mang tính thử nghiệm tuyệt vời, bởi bão bụi và những thay đổi khác tác động đến tính chất vật lý của các hạt nhẹ bắn ra chùm tia.
Mỹ đã quan tâm đến vũ khí laser từ thập niên 1980 của thế kỷ trước, dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan. Đến thời cựu Tổng thống Donald Trump, quân đội Mỹ đã thông qua chiến lược mới đẩy mạnh phát triển và triển khai vũ khí năng lượng trực tiếp.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ đã phát triển vũ khí laser có tên HELIOS có khả năng đạt 60 kilowatt và được triển khai trên nhiều loại chiến hạm.
Hai sự kiện khiến thế giới lo ngại căng thẳng ở Trung Đông leo thang
Theo kênh CNBC, nỗi lo leo thang căng thẳng ở Trung Đông tăng vọt khi lực lượng Houthi tiến hành cuộc tấn công gây thiệt hại nặng nề nhất vào một tàu Anh và Israel chuẩn bị tấn công Rafah.
Houthi gây thiệt hại nặng cho tàu Anh
Tàu di chuyển trên Vịnh Aden, Yemen. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, ngày 19/2, thủy thủ đoàn của tàu chở hàng MV Rubymar thuộc sở hữu của Anh và mang cờ Belize đã buộc phải rời tàu khi đang ở trên Vịnh Aden. Họ được một tàu buôn và tàu chiến của liên minh chống Houthi hỗ trợ đưa đến cảng gần đó sau khi Houthi phóng hai tên lửa đạn đạo đối hạm vào tàu này.
Người phát ngôn Houthi, ông Yahya Saree đã tuyên bố nhóm này chịu trách nhiệm về vụ tấn công tàu MV Rubymar và gọi đây là vụ tấn công gây hậu quả lớn nhất. Houthi luôn tuyên bố ủng hộ người dân Palestine trong bối cảnh Israel thực hiện chiến dịch quân sự trả đũa Hamas ở Dải Gaza.
Ngày 19/2, ông Saree nói: "Con tàu bị hư hỏng nghiêm trọng, dẫn đến phải dừng hoạt động hoàn toàn... Tàu này hiện có nguy cơ bị chìm ở Vịnh Aden".
Ông Charles Myers, Chủ tịch công ty tư vấn Signum Global Advisors, nhận định với CNBC ngày 20/2: "Tôi nghĩ thật không may, chúng ta cần phải chuẩn bị cho tình trạng leo thang nhiều hơn trên hai mặt trận. Houthi đang tỏ ra hiệu quả hơn nhiều trong làm gián đoạn thương mại hàng hải quốc tế. Và phản ứng quân sự từ Mỹ và Anh cho đến nay vẫn không làm giảm các đợt tấn công. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phản ứng quân sự lớn hơn nhiều từ Mỹ và Anh trong vài ngày tới để cố gắng tận dụng nhiều hơn những khả năng này".
Kế hoạch của Israel ở Liban và Rafah
Khói bốc lên sau vụ không kích của Israel xuống Shihin, Liban ngày 13/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, giao tranh đang diễn ra ác liệt giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza và không có dấu hiệu giảm bớt bất chấp nỗ lực ngoại giao của một số quốc gia.
Chính phủ Israel đã cảnh báo sẽ thực hiện một cuộc tấn công trên bộ vào Rafah. Đây là khu vực ở phía Nam Dải Gaza, nằm dọc biên giới Ai Cập, nơi trú ẩn của hơn 1,5 triệu người Palestine mà phần lớn trong số họ đã phải di dời khỏi các khu vực khác của Gaza. Tại Rafah, hầu hết phải sống trong các lều tạm bợ với nguồn thực phẩm, nước và thuốc ít ỏi.
Về kế hoạch của Israel, ông Myers nhận định: "Tôi nghĩ Israel sẽ tiếp tục con đường tấn công Gaza trong 4 đến 6 tuần tới. Bây giờ họ đã tập trung vào giai đoạn thứ hai của cuộc chiến. Đó là đẩy Hezbollah lùi 32 km vào sâu trong Liban. Điều này thậm chí còn gây tranh cãi hơn từ góc độ địa chính trị hoặc quân sự. Và chúng ta cần xem Hezbollah làm gì để đáp trả Israel".
Lực lượng Hezbollah ở Liban được vũ trang mạnh mẽ và thường xuyên xung đột xuyên biên giới với lực lượng Israel cũng như tấn công vào các cơ sở quân sự của Israel. Trong khi đó, Israel đã ám sát các nhân vật cấp cao của Hezbollah và Hamas ở Beirut. Theo các nhà phân tích khu vực, cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah sẽ gây thiệt hại nặng nề cho cả hai bên.
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngoại trừ Hungary đã cảnh báo về cuộc tấn công của Israel ở Rafah, nói rằng điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo ở đó.
Các bộ trưởng ngoại giao EU kêu gọi đưa ra một tuyên bố chung về tạm ngừng bắn vì lý do nhân đạo ngay lập tức để tiến tới lệnh ngừng bắn lâu dài. Ngay cả Mỹ cũng đã đề xuất một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cũng kêu gọi ngừng bắn tạm thời. Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng từ "ngừng bắn" trong các động thái của Liên hợp quốc liên quan đến cuộc chiến ở Gaza.
Cho đến nay, chính phủ Israel đã từ chối các lời kêu gọi trên. Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng bất kỳ ai đề nghị Israel không tấn công Rafah tức là đều đang bảo nước này thua trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, chính phủ Israel vẫn chưa hoàn toàn khẳng định sẽ thực hiện vụ tấn công. Một số bộ trưởng Israel nói rằng cuộc tấn công sẽ chỉ diễn ra nếu các con tin Israel không được thả trước tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu vào ngày 8/3.
Tòa nhà bị phá hủy sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 16/2. Ảnh: THX/TTXVN
Nhận định về việc cộng đồng quốc tế có thể làm gì để ngăn chặn kế hoạch tấn công Rafah của Israel không, ông Myers nói: "Không, tôi nghĩ tại thời điểm này, nội các chiến tranh ở Israel sẽ tiếp tục con đường đã định, tiếp tục điều mà họ đã tuyên bố với thế giới là kiểm soát toàn diện Gaza. Chúng ta có thể đạt được lệnh ngừng bắn tạm thời khi đang diễn ra đàm phán giữa Mỹ, Qatar, Israel và các quốc gia khác. Nhưng ngay cả khi đó là lệnh ngừng bắn tạm thời, Israel sẽ quay trở lại ngay và kết thúc mọi việc, họ sẽ kiểm soát Rafah".
Ông Myers cho rằng dù Mỹ phản đối kế hoạch của Israel ở Rafah nhưng điều đó có thể vẫn chưa đủ để buộc Israel thay đổi.
Trong khi đó, ngày 19/2, lãnh đạo chính trị Hamas, ông Ismail Haniyeh đã đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán với các quan chức Ai Cập, vài ngày sau khi các nhà hòa giải cho biết triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới với Israel đã mờ nhạt.
Tuyên bố của Hamas cho biết ông Haniyeh sẽ thảo luận với các quan chức Ai Cập về tình hình chính trị và diễn biến trên thực địa, cũng như những nỗ lực để ngăn chặn Israel tấn công, để cung cấp hàng cứu trợ và đạt các mục tiêu của người Palestine.
Bất chấp hàng loạt cuộc gặp với các nhà đàm phán của Israel và của Hamas trong tuần trước, các nhà trung gian hòa giải Ai Cập, Qatar và Mỹ vẫn chưa đạt được tiến triển nào trong nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 4 tháng qua. Ngày 19/2, một liên minh các nước Arab đã hối thúc Hội đồng Bảo an lập tức hành động để chấm dứt xung đột tại Gaza. Nhóm các nước Arab cũng nhấn mạnh tất cả các bên cần nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột đang diễn ra tại vùng lãnh thổ này của Palestine.
Trong khi đó, điều phối viên cấp cao của Liên hợp quốc về hoạt động nhân đạo ở Gaza, bà Sigrid Kaag cảnh báo hậu quả tồi tệ nếu Israel mở rộng chiến dịch quân sự ở Rafah theo kế hoạch.
Iran phủ nhận đứng sau vụ tấn công khiến 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Jordan Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani tuyên bố nước này không liên quan đến vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào căn cứ của Mỹ ở Jordan, khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và trên 30 người bị thương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani tổ chức cuộc họp báo ở Tehran, ngày...