Mỹ đưa tàu chiến và radar SBX-1 tới gần Triều Tiên, sẵn sàng ứng chiến
Hải quân Mỹ đang di chuyển một tàu chiến cùng hệ thống radar giám sát trên biển, tới gần bờ biển Triều Tiên, sẵn sàng ứng phó mọi động thái quân sự của nước này.
Trước hàng loạt tuyên bố từ phía Bình Nhưỡng, Mỹ đang có những động thái phòng thủ rõ ràng hơn. Trong quyết định mới nhất của mình, Mỹ sẽ di chuyển ít nhất một tàu chiến, cụ thể là “kẻ hủy diệt” – tàu khu trục USS John S.McCain và giàn khoan dầu SBX-1 có đặt hệ thống radar giám sát tới gần bờ biển Triều Tiên trước khi có những bước đi tiếp theo của Hải quân.
Hình ảnh một giàn khoan có gắn radar của Mỹ năm 2006, gần giống giàn khoan SBX-1 (Ảnh: CNN)
Trạm radar SBX-1 của hải quân Mỹ
Hình ảnh tàu khu trục USS John S.McCain cùng tàu Seoae-Yu-Seong-Ryong của Hàn Quốc cùng tập trận trên biển ngày 17/03 vừa qua (Ảnh: CNN)
Các cuộc tập trận Mỹ-Hàn vẫn tiếp tục diễn ra trước những lời đe dọa từ Triều Tiên. Hôm qua, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã cảnh báo rằng bất kỳ hành động gây hấn nào từTriều Tiên cũng sẽ châm ngòi đòn đáp trả mạnh mẽ “mà không cần bất kỳ sự cân nhắc chính trị nào”.
Sau khi Triều Tiên tuyến bố “tình trạng chiến tranh”, với lời đe dọa sẽ ngay lập tức triển khai “một cuộc chiến tổng lực và chiến tranh hạt nhân”, nếu có bất kỳ hành động quân sự khiêu khích nào gần ranh giới đường bộ và biển giữa hai bên, Nhà Trắng đưa ra nhận định của mình hôm thứ Hai vừa qua rằng, vẫn chưa hề thấy bất kỳ động thái quân sự nào mới từ nước này.
“Tôi xin lưu ý rằng ngoại trừ nghe được những lời lẽ hiếu chiến từ Bình Nhưỡng, chúng tôi vẫn chưa thấy có thay đổi gì từ quân đội Triều Tiên, chẳng hạn như huy động lực lượng quy mô lớn hay thay đổi vị trí”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết tại một cuộc họp báo. Nhưng ông cũng cho biết, thái độ của Washington với lời đe dọa của Bình Nhưỡng là hoàn toàn nghiêm túc.
Mỹ cho rằng một loạt các hành động trước đây của nước này và đồng minh Hàn Quốc đều được cân nhắc thận trọng. Việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ, điều các máy bay ném bom tàng hình B-2 và B-52 sang Hàn Quốc tập trận, đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho cả hai quốc gia, thể hiện quyết tâm kiềm chế Triều Tiên, giảm áp lực hành động đơn phương cho đồng minh Hàn Quốc.
Theo ANTD
Video đang HOT
Kanwa: Mua Su-35 "xịn" của Nga? Trung Quốc cứ ngồi đó mà mơ!
Trong số ra gần đây, tạp chí quốc phòng Kanwa Defence Rewiev cho biết, không phải đến giờ Trung Quốc mới "tung tin vịt" về hợp đồng chính thức mua Su-35 mà ngay từ thông tin Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về mua 24 chiếc Su-35 hồi cuối năm ngoái cũng là "tin vịt" nốt.
Cái gọi là "thỏa thuận sơ bộ về mua 24 chiếc Su-35" thực chất chỉ là biên bản ghi nhớ trong một cuộc hội đàm diễn ra tháng 11 năm ngoái trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nga. Chắc chắn Nga không chấp nhận số lượng "bèo bọt" là 24 chiếc như báo chí Trung Quốc rêu rao.
Người Nga đã từng khẳng định với số lượng 48 chiếc, họ cũng còn chưa bán nữa là 24 chiếc. Khoản lãi từ những đơn đặt hàng nhỏ chẳng đáng là bao so với chi phí đầu tư phát triển, mà nguy cơ bị ăn cắp công nghệ là điều hiển nhiên, nên nếu chỉ mua nhỏ lẻ thì Trung Quốc đừng có mơ.
Máy bay chiến đấu Su-35 có tốc độ cao, linh hoạt và hệ thống radar mảng pha tiên tiến
Điều này đã được chứng minh qua một "tin vịt" khác của Trung Quốc là mua Tu-22M3. Vậy nên, thực chất của biên bản ghi nhớ này chỉ là Trung Quốc đề nghị mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga chứ Nga chưa xác định là sẽ bán cho Trung Quốc.
Vì vậy, thỏa thuận là có thật nhưng cả 2 bên đều có những toan tính riêng, thỏa thuận mua bán mới ở dạng sơ khai chưa có gì là chắc chắn, chưa thống nhất được những điều khoản cụ thể. Nếu 2 bên không đạt được những mục đích riêng của mình thì thỏa thuận này hoàn toàn có thể tan vỡ.
Trung Quốc "kiếm chác" gì từ Su-35?
Tạp chí Kanwa chỉ ra, động cơ phản lực vector 117S và radar mảng pha IRBIS-E chính là "cảm hứng chủ đạo" của Trung Quốc đối với Su-35.
Quá trình thử nghiệm J-20 đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu của công nghiệp hàng không Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề động cơ. Có được động cơ 117S Trung Quốc mới thực sự biến J-20 trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (theo cách nói của họ) có khả năng bay tuần với tốc độ siêu âm, nếu không nó cũng chỉ tầm thường như bao máy bay khác.
Kết cấu cực kỳ phức tạp của 117S là điều Trung Quốc khó "nhái" được
Động cơ phản lực vector lực đẩy lớn và linh hoạt là điều lâu nay Trung Quốc vẫn thèm khát. Khả năng điều chỉnh luồng khí phụt theo các hướng khác nhau của 117S là điểm ưu việt nhất, so với các loại động cơ khác chỉ có khả năng điều chỉnh lên - xuống (ví dụ động cơ F-135 trên F-35 của Mỹ). Nó giúp cho máy bay có khả năng ngoặt, chuyển hướng khi đang bay tốc độ lớn, tạo nên sự linh hoạt tuyệt vời chỉ có ở những máy bay Nga (kể cả Mỹ cũng không có).
Hiện động cơ WS-15 của Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn mò mẫm thử nghiệm các kỹ thuật cốt lõi. Hợp đồng gần đây nhất vào cuối năm 2012, Trung Quốc lại phải mua 1 lô động cơ AL-31F/FN của Nga đã chứng tỏ thực trạng của công nghiệp chế tạo động cơ Trung Quốc yếu kém đến thế nào.
Công nghiệp chế tạo động cơ là lĩnh vực khó nhất trong chế tạo máy bay, không thể một sớm một chiều mà đạt được thành công, kế hoạch chế tạo động cơ quốc nội Kaveri dành cho máy bay Tejas của Ấn Độ kéo dài hơn 15 năm, mà vẫn chưa đâu vào đâu đã chứng tỏ điều đó. Hiện công nghiệp chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc còn khoảng cách rất xa so với Mỹ chứ đừng nói là Nga - nước hiện đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Kanwa cũng cho biết, radar mảng pha thụ động IRBIS (PESA) cũng là một công nghệ then chốt của Su-35 và là "niềm mơ ước" của Trung Quốc.
Radar mảng pha thụ động IRBIS (PESA) giúp Su-35 có tính năng tác chiến tuyệt vời
Hiện 1 nguyên mẫu radar PESA duy nhất của Trung Quốc đang được thử nghiệm trên 1 chiếc J-10B. Phía Trung Quốc tung hô ầm ĩ là đã chế tạo thành công radar mảng pha cho máy bay chiến đấu, thậm chí còn gạ bán cho Nga nguyên mẫu T/R.
Thế nhưng các chuyên gia kỹ thuật radar phân tích, thực chất loại radar PESA của Trung Quốc chỉ thuộc loại AESA, thuộc dạng công nghệ mà Nga và Mỹ đã bỏ không sử dụng. Chính vì vậy, để hoàn thiện nó, người Trung Quốc nhắm đến radar IRBIS-E là phiên bản hiện đại nhất của Nga đang lắp đặt trên Su-35.
Cơ hội nào để Trung Quốc mua được Su-35 Flanker-E?
Hiện Nga sẵn sàng bán Su-35 cho các đối tác mà không phải "lăn tăn" về vấn đề sao chép công nghệ, bởi vì, một thế hệ động cơ 117 mới đã ra đời và đang được thử nghiệm trên PAK FA Sukhoi T-50. Hơn nữa Nga còn đang phát triển động cơ mới chuyên dùng trên phiên bản chiến đấu của T-50 có lực đẩy lên tới 15.500kg. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ động cơ của Trung Quốc đang đi sau Mỹ khoảng 20 năm và cách Nga một khoảng xa vời vợi là 40 năm nên người Nga không có gì phải lo lắng.
Cận cảnh phần ống xả phía đuôi Su-35
Một khi Trung Quốc muốn mô phỏng Su-35 thì Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương với mấy chục năm kinh nghiệm "nhái" Su-27, Su-30 và Su-33 có thể phục chế được thân máy bay một cách dễ dàng, radar cũng có thể dùng loại trong nước sản xuất để tạm thay thế nhưng về động cơ thì thực sự là vô vọng.
Thế nhưng, Nga cũng không dễ dàng bán nó cho Trung Quốc, nếu số lượng khoảng 100 chiếc thì có thể họ sẽ cho phép chuyển giao công nghệ nhưng với số lượng "bèo bọt" nhằm mục đích làm nhái, thì Nga sẽ không chuyển giao công nghệ và sẽ rút bớt các thiết bị kỹ thuật cao trên Su-35. Đây là điều Nga đã từng làm trong gói thầu bán Su-27 cho Trung Quốc vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Kanwa cho biết, hiện một số phương án bán Su-35 cho Trung Quốc đang được giới công nghiệp quốc phòng Nga thảo luận, trước khi đề xuất lên chính phủ. Su-35 giản hóa dùng để xuất khẩu (không chuyển giao công nghệ) sẽ bao gồm một trong số 4 phương án sau đây:
1. Chỉ lắp đặt động cơ 117S, không áp dụng kỹ thuật đẩy vector, không có radar mảng pha IRBIS-E. Với phương án này thì Su-35 chỉ có tốc độ cao nhưng không linh hoạt, không có radar IRBIS-E làm cho khả năng tác chiến kém đi rất nhiều.
Nếu không có động cơ 117S thì Su-35 cũng trở nên rất bình thường
2. Không lắp đặt động cơ 117S, còn lại giống phiên bản sử dụng trong quân đội Nga. Với phương án này thì Su-35 trở nên rất bình thường, tốc độ thấp, tính linh hoạt không cao. Phương án này bị Trung Quốc phản đối kịch liệt.
3. Chỉ loại bỏ hệ thống động lực vector, còn lại giống như phiên bản của Nga. Với động cơ 117S không có hệ thống động lực vector thì Su-35 chỉ đạt tốc độ cao nhưng không linh hoạt.
4. Giữ nguyên động cơ nhưng đổi sang dùng loại radar khác kém hơn. Đây là phương án có khả năng sẽ được Trung Quốc chấp nhận.
Theo Dantri
Mỹ triển khai radar chống lại 5.500 tên lửa đạn đạo của các nước khác Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band cơ động mới để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo. Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band...