Mỹ đưa siêu vũ khí ra Biển Đông, Trung Quốc lạnh gáy
Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay tuần tra săn ngầm tối tân nhất P- 8A Poseidon ra Biển Đông, Hải quân Mỹ hôm qua (26/2) cho biết đồng thời thừa nhận đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện những chuyến bay như vậy. Thông tin này đã chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc “lạnh tóc gáy”.
P-8A Poseidon
Mỹ đồng minh thân thiết nhất và lâu đời nhất của Philippines, đã cam kết sẽ chia sẻ thông tin nhanh nhất về những gì đang xảy ra ở vùng lãnh hải của Philippines ở Biển Đông khi Trung Quốc đang gia tăng hoạt động ở khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Chiến đấu cơ tối tân P-8A của Mỹ đã được triển khai ở Philippines trong 3 tuần tính đến ngày 21/2. Và trong khoảng thời gian đó, P-8A của Mỹ đã thực hiện hơn 180 giờ bay ở Biển Đông, Hải quân Mỹ cho biết.
Đại tá Restituto Padilla – một phát ngôn viên của Lực lượng Vũ trang Philippine, cho hay, Hải quân Mỹ đã sử dụng máy bay P-3C Orions ở các căn cứ Philippines từ năm 2012 theo một thoả thuận an ninh song phương. Theo thoả thuận này, lực lượng Mỹ sẽ được triển khai luân phiên ở Philippines.
Máy bay tối tân P-8A bắt đầu thay thế cho những chiếc Orions từ hồi năm ngoái nhưng chưa có thông báo nào về chuyến bay của loại máy bay này ở Biển Đông cho đến ngày hôm qua.
“Chúng tôi mong đợi những chiếc máy bay do thám được triển khai ở Philippines ở mức thường xuyên hơn”, ông Padilla tuyên bố.
Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng, bước đi trên sẽ chứng minh năng lực của siêu máy bay P-8A ở cả khu vực môi trường biển xa khơi hay ven biển, cho lực lượng Philippines thấy được những bộ phận cảm biến đa năng của máy bay P-8A Poseidon.
“Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi hợp tác, làm việc cùng với các thành viên của Lực lượng Vũ trang Philippines. Chia sẻ năng lực của loại máy bay đó với các đồng minh của chúng tôi sẽ làm cho mối quan hệ gắn kết của chúng tôi được tăng cường thêm”, Đại uý Hải quân Mỹ Matthew Pool – chỉ huy Đội máy bay tuần tra chiến đấu 4 cho hay.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Video đang HOT
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường vận chuyển sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Đây là điều mà không chỉ các nước trong khu vực mà rất nhiều cường quốc và cộng đồng thế giới kịch liệt phản đối.
Mỹ luôn khẳng định không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng xunh quanh. Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh, nước này có lợi ích ở Biển Đông và sẽ kiên quyết bảo vệ sự tự do đi lại và tự do giao thương ở khu vực này. Mỹ kêu gọi các bên đàm phán để nhanh chóng ký kết được một Bộ Quy tắc Ứng xử chính thức ở Biển Đông.
Mỹ cũng kêu gọi các bên ngừng có hành động khiêu khích ở Biển Đông, ám chỉ đến Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ sự tham gia của Mỹ vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải của họ ở Biển Đông. Bắc Kinh liên tục kêu gọi siêu cường số 1 thế giới tránh xa Biển Đông. Tuy nhiên, điều này là không thể đối với Mỹ.
Kể từ khi các cuộc tranh chấp ở Biển Đông bùng phát, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines – đồng minh của Mỹ, Washington không chỉ thể hiện sự ủng hộ với Manila bằng lời nói mà bằng cả hành động. Mỹ thậm chí còn cung cấp vũ khí và những sự trợ giúp về quân sự khác cho Philippines để nước này tăng cường năng lực đối phó với nước láng giềng to lớn Trung Quốc.
P-8A Poseidon là loại máy bay tuần tra săn tàu ngầm tối tân do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ.
Với mục đích phát triển dòng máy bay tuần tra hải quân mới thay thế cho dòng máy bay P-3C Orion đã phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ từ những năm 1960, P-8A Poseidon giúp nâng cao đáng kể khả năng trinh sát và tuần tra các vùng biển ven bờ của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, dòng máy bay tuần tra hải quân mới này cũng đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến săn ngầm, diệt hạm với trang bị vũ khí thích hợp. Máy bay này được trang bị hệ thống radar tối tân cùng với một loạt ngư lôi và tên lửa chống hạm. P-8A có thể bay xa hơn và thực hiện nhiệm vụ lâu hơn những chiếc P-3.
Được phát triển trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737-800, máy bay P-8A khác biệt với dòng máy bay Boeing 737-900ER ở kết cấu cánh, thiết bị cung cấp điện và một số trang bị điện tử trên máy bay. P-8A có khả năng đạt tốc độ tối đa là 907 km/giờ và tầm hoạt động tới 3.700 km. “Hỏa lực” của dòng máy bay hải quân này là 11 móc treo dưới thân và cánh để lắp bom, tên lửa và ngư lôi tùy theo nhiệm vụ chiến đấu.
Chiến đấu cơ này có chiều dài 39,47 mét với độ sải cánh 35,72 mét. Nó có trọng tượng không tải là 62.730 kg và trọng lượng tối đa khi cất cánh là 85.370 kg.
“P-8A là máy bay chiến tranh chống tàu ngầm và tàu nổi tầm xa tối tân nhất thế giới hiện nay”, Lầu Năm Góc tự tin tuyên bố.
Việc Mỹ triển khai một loại máy bay siêu tối tân như vậy đến Biển Đông để giám sát chặt chẽ nhất cử nhất động của Trung Quốc ở Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh không khỏi cảm thấy “lạnh gáy”.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Trung Quốc bị "bao vây" ở Biển Đông
Chính phủ Ấn Độ và Singapore trong hai dịp riêng rẽ gần đây đã lên tiếng cảnh báo không được dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực trong các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines ởBiển Đông. Đây được xem là lời răn đe ngầm của Ấn Độ và Singapore đối với Trung Quốc nước đang duy trì một lập trường quyết liệt, hung hăng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Ngày càng có nhiều nước lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về cách ứng xử ở Biển Đông
Hai đầu tàu của nền kinh tế ở khu vực Châu Á đã bày tỏ lập trường chính thức trong một tuyên bố chung với Mỹ về các cuộc tranh chấp căng thẳng kéo dài nhiều năm liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông giữa Trụng Quốc với một loạt nước láng giềng xung quanh.
Singapore kêu gọi các bên có tranh chấp kiềm chế, kiểm soát các cuộc tranh chấp giữa họ thông qua các cơ chế, thể chế quốc tế như ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Singapore và Mỹ "khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định khu vực, an ninh hàng không trên biển, tự do và an toàn hàng hải và hàng không cũng như tự do thực hiện các hoạt động giao dịch, thương mại hợp pháp.
Ngoại trưởng Singapore Chee Wee Kiong cũng thẳng thừng chỉ trích những hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc ở các khu vực mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền của họ ở Biển Đông. Ông Chee Wee Kiong kêu gọi cường quốc Châu Á "hãy thể hiện sự kiềm chế ở mức cao nhất".
Singapore cũng tin rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có thể là một công cụ hiệu quả trong luật quốc tế để giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi đó, Ấn Độ nhấn mạnh, sự ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho sự thịnh vượng kinh tế trong khu vực.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi các bên giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải thông qua những phương tiện hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc đã được quốc tế thừa nhận trong luật quốc tế, trong đó có UNCLOS", tuyên bố chung của New Delhi với Washington đã viết như vậy.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNN rằng Mỹ ủng hộ sự nổi lên của Trung Quốc nhưng sự nổi lên đó không được gây hại cho các nước láng giềng trong khu vực.
"Sự phát triển của Trung Quốc không nên được đánh đổi bằng lợi ích của các nước xung quan. Trung Quốc không nên de dọa các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines trong các cuộc tranh chấp hàng hải mà cần phải nỗ lực giải quyết các cuộc tranh chấp đó bằng biện pháp hòa bình", Tổng thống Obama cảnh báo.
Singapore và Ấn Độ là hai nước mới nhất lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Như vậy, ngày càng có nhiều nước lên tiếng công khai chỉ trích cách hành xử và đòi chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên. Có vẻ như Trung Quốc đang bị "bao vây" ở Biển Đông khi các nước cả trong khu vực và bên ngoài, từ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các cuộc tranh chấp ở đây đều nhất loạt lên tiếng bày tỏ phản ứng không đồng tình với chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đối mặt với những thách thức địa chính trị trong năm 2015
Biển Đông được đánh giá là một trong những thách thức lớn của Trung Quốc trong năm 2015. Ông Gu Xuewu một giáo sư ở trường Đại học Bonn, mới đây đã đưa ra nhận định, những sự kiện toàn cầu đang tạo ra một loạt thách thức địa chính trị và nguy cơ cho Trung Quốc và nước này cần phải chú ý hơn đến các vấn đề liên quan đến Nhật Bản, Châu Âu cũng như Biển Đông.
Năm mới 2015 bắt đầu với nhiều sự kiện cho thấy sự dịch chuyển của trung tâm thế giới về bán cầu phía đông, ông Gu đã phân tích như vậy trên tờ tạp chí South Reviews đặt tại Guangzhou. Những sự kiện mà ông Gu nói đến bao gồm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, ông chủ Nhà Trắng đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ của Washington cho việc đưa Ấn Độ trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi đã mời Nhật Bản tham gia vào dự án phát triển tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Các hoạt động đáng chú ý khác có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc theo ông Gu là kế hoạch của Nga trong việc phát triển các khu vực vùng Viễn Đông và sự ra đi của Quốc vương Abdullah của Ả-rập Xê út. Tuy nhiên, giáo sư Gu thừa nhận, vì còn quá sớm để xác định được ảnh hưởng của những sự kiện trên, Trung Quốc nên duy trì lập trường "đợi và xem" và trong lúc đó Trung Quốc nên tập trung vào các thách thức trước mắt.
Một trong những thách thức đó đến từ Nhật Bản - nơi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách sửa đổi lại hiến pháp hòa bình, tìm kiếm một vai trò chủ động hơn, tích cực hơn và mở rộng ra bên ngoài cho quân đội Nhật Bản. Tokyo áp dụng một lập trường vô cùng cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông. Tokyo cũng không ngần ngại công khai chỉ trích Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Theo ông Gu, thách thức ở Biển Đông đối với Trung Quốc là rất lớn bởi Mỹ đang cùng với Philippines chống lại những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên một vùng lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, chiếm trọn gần hết Biển Đông. Mỹ còn đang cổ vũ Nhật Bản can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Ông Robert Thomas Chỉ huy Hạm đội Số 7 của Mỹ hồi cuối tháng 1 đã từng nói, việc Nhật Bản tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông là một hoạt động "có ý nghĩa".
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hàn Quốc cân nhắc mua "Chim ưng biển" đối phó Triều Tiên Hàn Quốc đang cân nhắc mua một lô máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ để triển khai tại các hòn đảo tiền tiêu trên biển Hoàng Hải để đối phó với Triều Tiên. Máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey (Chim ưng biển) do liên danh giữa Bell và Boeing của Mỹ chế tạo có thể bay nhanh như máy...