Mỹ áp dụng chiến thuật mới chặn Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ đang phát triển một chiến thuật quân sự mới nhằm ngăn chặn những bước tiến từ từ của Trung Quốc vào Biển Đông. Chiến thuật này bao gồm việc tích cực sử dụng máy bay do thám và các chiến dịch hải quân ở gần những khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) – See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf Ảnh minh hoạ
Việc thay đổi chiến thuật trên diễn ra ngay sau khi xảy ra một loạt vụ xâm nhập ở cấp độ thấp của Trung Quốc nhằm tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở một trong những tuyến đường biển quan trọng có tính sống cònhàng đầu của nền kinh tế toàn cầu.
Thách thức đặt ra cho quân đội Mỹ là tìm kiếm các chiến thuật để ngăn chặn những bước đi ở quy mô nhỏ của Trung Quốc mà không làm leo thang những cuộc tranh chấp cụ thể thành một cuộc xung đột quân sự ở quy mô lớn. Hàng năm, khoảng 5.300 tỉ USD hàng hoá được vận chuyển bằng tàu thuyền qua Biển Đông.
“Nỗ lực của chúng tôi trong việc ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng là đã không hiệu quả”, một quan chức cấp cao của Mỹ thừa nhận.
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang, trong đó có cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam . Thực tế này đã phủ bóng đen lên cuộc gặp cấp cao giữa quan chức Mỹ và Trung Quốc. Cuộc gặp này được biết đến là Cuộc Đối thoại Kinh tếw và Chiến lược Mỹ-Trung và nó được khởi động từ ngày hôm qua (9/7) ở thủ đô Bắc Kinh.
Phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jack Lew dẫn đầu, phải thực hiện một nhiệm vụ khó khăn và nhạy cảm là vừa phải tìm cách tăng cường mối quan hệ vốn đang ngày một mỏng manh với Bắc Kinh nhưng đồng thời lại phải thể hiện rõ quan ngại của Washington đối với những hoạt động bành trướng hàng hải và ăn cắp mạng của Trung Quốc. Về phần mình, người Trung Quốc đang rất tức giận trước việc Mỹ đang có những bước đi nhằm truy tố các quan chức quân sự Trung Quốc về cáo buộc tấn công mạng. Trung Quốc cũng khó chịu khi Mỹ thiết lập một liên minh an ninh chặt chẽ ở Châu Á mà Bắc Kinh xem là một hình thức nhằm kiềm chế, bao vây họ.
Một nhân tố trong chiến lược mới của Mỹ đã xuất hiện rõ ràng hồi tháng 3 khi Mỹ cho một loạt máy bay do thám P-8A bay qua bãi cạn Second Thoma – một đảo san hô không có người ở ở Biển Đông. Tàu Trung Quốc ở đó đang tìm cách ngăn không cho Philippines cung cấp hậu cần cho lực lượng lính thuỷ đánh bộ của nước này đang đóng tại một con tàu bị mắc cạn ở bãi cạn năm 1999. Máy bay Mỹ đã bay ở độ cao thấp để đảm bảo chắc chắn rằng phía Trung Quốc có thể nhìn thấy họ.
“Đây là một động lực mới”, một cựu quan chức của Lầu Năm Góc nắm bắt nhiều thông tin, cho biết. “Thông điệp của Mỹ là &’chúng tôi biết những điều bạn đang làm, hành động của các bạn sẽ có hậu quả và rằng chúng tôi có năng lực, ý chí và chúng tôi đang ở đây’”.
Một phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ cho hay, “chúng tôi sẽ thực hiện các chiến dịch hàng ngày ở trong vùng những vùng biển và không phận nay trên cơ sở định kỳ”.
Việc tăng cường sử dụng máy bay do thám trong khu vực có thể được kết hợp với khả năng sẵn sàng công bố công khai những hình ảnh hay đoạn băng hình ghi lại các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng, sức mạnh của Trung Quốc sẽ bị xem xét lại nếu những hình ảnh tàu Trung Quốc quấy rối ngư dân Việt Nam và Philippines bị công bố công khai.
Video đang HOT
Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đóng tại Hawaii cũng được yêu cầu phối hợp để phát triển một mạng lưới thông tin hàng hải trong khu vực. Điều này sẽ cho phép các chính phủ ở Tây Thái Bình Dương có được những thông tin chi tiết về vị trí của tất cả các tàu thuyền trong khu vực. Nhiều chính phủ thừa nhận, họ nhiều lúc bị bất ngờ trước sự xuất hiện đột ngột, bất thình lình của các tàu thuyền Trung Quốc.
Mỹ đã cung cấp cho Philippines , Nhật Bản và các nước khác trong khu vực những thiết bị radar cũng như các hệ thống do thám tối tân, hiện đại. Đồng thời, Mỹ cũng đang tìm cách xây dựng hệ thống thông tin này thành một mạng lưới rộng lớn hơn trong khu vực mà giúp các bên có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu.
Lầu Năm Góc cũng đang thúc đẩy việc lên kế hoạch để phô trương sức mạnh một cách có tính toán, như việc để cho máy bay B-52 cất cánh trên bầu trời biển Hoa Đông hồi năm ngoái sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập một vùng nhận diện phòng không trong khu vực. Những lực chọn tiềm năng khác có thể là việc phái những chiếc tàu hải quân thiện chiến của Mỹ đến sát các khu vực có tranh chấp.
Giới chức Mỹ cho biết, hiện trong chính quyền chưa muốn đưa ra một số những cách thức mang tính đối đầu hơn để ngăn chặn Trung Quốc. Những biện pháp đó bao gồm việc triển khai Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đến Biển Đông để chống lại các hoạt động của tàu dân sự Trung Quốc và sử dụng các đội tàu do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các ngư dân của Philippines hay của các nước khác đi vào khu vực – nơi mà họ bị phía Trung Quốc xua đuổi.
Chính quyền Obama năm 2010 từng tuyên bố Biển Đông là một “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Kể từ khi đó, Mỹ đã chứng kiến Trung Quốc giành quyền kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough năm 2012. Bãi cạn này nằm cách phía tây đảo chính của Philippines – Luzon 120 hải lý. Ngoài cuộc tranh chấp ở bãi cạn Second Thomas trong năm nay, Trung Quốc còn đang ngang nhiên hạ đặt trái phép một giàn khoan khổng lồ trong vùng biển của Việt Nam.
Bất chấp những phàn nàn của Trung Quốc, Mỹ từ lâu đã tiến hành các chuyến bay do thám trong khu vực. Tuy nhiên, việc triển khai sử dụng máy bay do thám thế hệ mới P-8A ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông mới cho thấy Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động này.
Bà Bonnie Glaser – một chuyên gia Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, cho biết, những chuyến bay do thám của Mỹ thể hiện rằng, Mỹ “quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho những cuộc tranh chấp đó và phản đối sự doạ dẫm, ép buộc của Trung Quốc”. Tuy nhiên, bà Glaser nói thêm rằng: “Tôi hoài nghi về khả năng những chuyến bay như thế sẽ ngăn chặn được các hành vi của Trung Quốc”.
Philippines muốn tăng cường các năng lực do thám để đưa ra ánh sáng những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông. Một quan chức Philippines cho biết, quân đội của họ có ý định mua hai chiếc máy bay do thám và đây là một trong những ưu tiên cao nhất. “Chúng tôi cần Mỹ hiện tại khi chúng tôi đang xây dựng cho mình một khả năng phòng thủ ở mức độ tin cậy tối thiểu”, vị quan chức trên cho hay.
Theo_VnMedia
3 kịch bản Trung Quốc lựa chọn tranh chấp Biển Đông trước tòa quốc tế
Có vẻ luật pháp quốc tế là con đường có lợi cho các quốc gia láng giềng trong việc giải quyết leo thang căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc. Câu hỏi đang được đặt ra: Bắc Kinh sẽ phải trả giá gì?
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận định: Dù Trung Quốc không chấp nhận tham gia vụ kiện nhưng nếu càng nhiều nước ủng hộ Philippines đưa vụ việc ra Toà án trọng tài quốc tế La Haye thì càng có nhiều khả năng Trung Quốc ít nhất phải tính đến cái giá về uy tín quốc tế, mà họ phải trả trong những vụ việc như thế.
"Với con đường pháp lý, nếu Trung Quốc từ chối tham gia, nước này sẽ đánh mất uy tín trên trường quốc tế - một điều khá quan trọng khi Trung Quốc vốn là nước coi trọng thể diện", bà Bonnie Glaser nói.
Yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bị Philippines đưa ra Tòa án trọng tài quốc tế La Haye.
Trở lại với cuộc chiến pháp lý của Philippines với Trung Quốc tại Tòa án trọng tài quốc tế La Haye. Theo thông báo mới nhất từ tòa án này, sau khi xem xét quan điểm của các bên, tòa án trọng tài sẽ quyết định quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng bao gồm lên kế hoạch cho các hoạt động đệ trình văn bản và điều trần ở một thời điểm thích hợp sau đó.
Trong vòng vài năm nữa, Tòa án trọng tài quốc tế sẽ đưa ra phán quyết về trường hợp của Philippines. Nếu tòa án thấy cái gọi là " đường 9 đoạn" của Trung Quốc là hợp pháp, các quốc gia láng giềng coi như thất bại với con đường giải quyết tranh chấp phi bạo lực. Trong trường hợp tòa phán quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là trái phép, một phần hoặc hoàn toàn, nước này vẫn có thể lựa chọn một trong những cách phản ứng bao gồm: Thứ nhất là chấp nhận phán quyết và giảm bớt phạm vi tuyên bố chủ quyền; thứ hai là phớt lờ phán xét của tòa và cuối cùng là cam kết xem xét tuân thủ phán quyết.
Bà Bonnie Glaser phân tích: "Chấp nhận phán quyết và giảm bớt phạm vi tuyên bố chủ quyền: Mặc dù khả năng này có thể hơi lạc quan quá". Tuy nhiên, luật sư Paul Reichler - được Philippines thuê theo vụ kiện - nói: "Các quyết định và phán quyết của các tòa án và trọng tài quốc tế được tuân thủ ở mức 95%, kể cả các cường quốc như Mỹ".
Cần giải quyết ổn thỏa tranh chấp nội bộ ASEAN ở Biển Đông
Trong trường hợp phớt lờ phán xét của tòa, theo bà Bonnie Glaser, đây là khả năng dễ xảy ra nhất. Việc Mỹ không ký Công ước Luật biển có thể tạo ra tiền lệ cho Trung Quốc trong việc phớt lờ luật pháp quốc tế.
Giáo sư Eric Posner của Đại học luật Chicago cũng kết luận: "Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện và sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết nào không có lợi cho nước này. Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Các thẩm phán không thể buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông và họ chỉ có thể làm như vậy nếu kéo các hòn đảo ra khỏi vùng biển này".
Hiện, theo tìm hiểu, việc phớt lờ luật pháp trong các tranh chấp quốc tế là phương án rất được các nước lớn sử dụng. Nhà triết học thế kỷ 16 Anacharsis từng than vãn rằng luật pháp "chỉ như những mạng nhện mà kẻ mạnh sẽ có thể đâm thủng nếu muốn. Vì thế, giống như con ruồi, kẻ nghèo sẽ mắc kẹt trong chiếc mạng nhện này, còn kẻ giàu giống như con ong bắp cày sẽ trốn thoát và bay đi".
Về cam kết xem xét tuân thủ phán quyết, bà Bonnie Glaser nêu quan điểm: Trung Quốc sẽ phớt lờ, chứ không bác bỏ phán quyết của tòa. Vấn đề khiến khả năng này khó xảy ra là Trung Quốc sẽ cho rằng, việc cam kết xem xét tuân thủ phán quyết của tòa án sẽ giúp củng cố vị thế luật pháp và ngoại giao cho các nước đối thủ. Các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc sẽ cho rằng, đây là bước đi nhượng bộ của Bắc Kinh và nước này thừa nhận rằng "đường 9 đoạn" là phi pháp.
Các biện pháp pháp lý nếu không sử dụng không ngoan sẽ khiến Trung Quốc mất mặt và có thể làm căng thẳng leo thang.
Được biết, Tòa án trọng tài quốc tế La Haye hôm qua (4/6) yêu cầu Trung Quốc gửi các lập luận và bằng chứng cho yêu sách "đường 9 đoạn" với thời hạn chót là tháng 12/2014 bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia tòa án trọng tài quốc tế từ năm 2013. Nếu Trung Quốc từ chối hoặc không đưa ra được những bằng chứng pháp lý thỏa đáng, nước này sẽ lộ rõ sự đuối lý của nước này trong các yêu sách về chủ quyền.
Tuy nhiên, thách thức Trung Quốc tại tòa và rộng hơn tại tòa án của dư luận toàn cầu - có thể càng khiến Bắc Kinh "thẹn quá hóa giận" và có các hành động leo thang.
Nếu tòa án thấy bản đồ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là phi pháp, một phần hoặc hoàn toàn và Trung Quốc phớt lờ phán quyết của tòa án thì mối quan hệ giữa nước này và các quốc gia láng giềng sẽ càng lạnh nhạt.
Trung Quốc cảnh báo Nhật, Mỹ "đứng ngoài" tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc "ngó lơ" luật pháp quốc tế Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 13 diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các quốc gia láng giềng của Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng con đường luật pháp quốc tế. "Nhật Bản ủng hộ luật pháp. Châu Á ủng hộ luật pháp. Vì một hệ thống luật pháp cho tất cả chúng ta", ông Abe nói trong bài phát biểu của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới tham dự Shangri-la 13 cũng khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế. Theo ông, phép thử quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là "liệu các quốc gia có quyết định giải quyết các cuộc tranh chấp thông qua con đường ngoại giao và tuân thủ các luật lệ và thông lệ quốc tế hay sẽ khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình bằng con đường dọa nạt và cưỡng chế".
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật phát biểu tại Shangri-La đều lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Ông Hagel hứa rằng Mỹ sẽ "ủng hộ nỗ lực của các quốc gia nhằm làm giảm căng thẳng và giải quyết các cuộc tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Tuyên bố trên của các ông Abe và Hagel được đưa trong bối cảnh Philippines quyết định chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng cách đưa vụ việc ra Tòa án Quốc tế La Haye. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang xem xét khả năng tìm đến luật pháp quốc tế sau khi "đã sử dụng tất cả các kênh đối thoại" với Trung Quốc.
Việc Mỹ và các đồng minh ngày càng nhấn mạnh vấn đề luật pháp quốc tế phản ánh một thực tế ngày càng trở nên rõ nét: Trung Quốc sẽ chỉ tập trung giải quyết các cuộc tranh chấp hàng hải theo cách thức mà nước này muốn.
Với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc sẽ không vội vàng tìm đến con đường luật pháp quốc tế. Thay vào đó, nước này sẽ thực thi chiến lược "gặm nhấm Biển Đông" - tạo ra những thay đổi nhỏ và dần dần theo thời gian sẽ tạo thay đổi lớn về hiện trạng vùng biển này.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thu lợi từ sự chia rẽ giữa các quốc gia láng giềng. Nỗi đau lịch sử tiếp tục khiến mối quan hệ Nhật - Hàn lạnh nhạt trong khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á "bị phân chia giữa một bên là các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc và bên kia là các quốc gia không có tranh chấp với Bắc Kinh".
Theo Kiến thức
Ukraine doạ bắn hạ bất cứ máy bay do thám của Nga Ngày 4-7, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Ukraine và Hội đồng Quốc phòng, Andriy Parubiy cho biết, lực lượng quân đội Ukraine sẽ bắn hạ bất cứ máy bay trực thăng nào của Nga nếu chúng xâm phạm biên giới Ukraine. Lực lượng biên phòng Ukraine tại biên giới Nga-Ukraine Giám đốc của Hội đồng An ninh...