Mỹ đưa Kaspersky vào danh sách nguy cơ an ninh quốc gia
Kaspersky Lab, China Telecom (Americas) và China Mobile International USA vừa có tên trong danh sách nguy cơ an ninh quốc gia của Mỹ.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đưa một số công ty mới vào danh sách các nhà cung cấp dịch vụ, trang thiết bị viễn thông bị xem là mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ. Năm 2021, danh sách bổ sung 5 công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei và ZTE. Kaspersky là công ty Nga đầu tiên có mặt.
Ủy viên FCC Brendan Carr cho biết, quyết định nhằm giúp bảo vệ mạng lưới trước nguy cơ từ các chủ thể của Nga và Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ. Theo hãng tin Reuters, các quan chức Mỹ từ lâu đã cho rằng phần mềm Kaspersky có thể mở cửa mạng của Mỹ cho các hoạt động nguy hiểm của Moscow và cấm chương trình diệt virus của hãng này khỏi mạng liên bang từ năm 2017. Tuy nhiên, Kaspersky liên tục phủ nhận cáo buộc.
Video đang HOT
Thông báo mới nhất của FCC không nhắc đến việc Nga tấn công Ukraine hay cảnh báo gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden về các cuộc tấn công tiềm ẩn của Nga nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt kinh tế. Đáp lại, Kasperky bày tỏ sự thất vọng trước quyết định và khẳng định nó dựa trên các động cơ chính trị. Động thái “không có cơ sở và phản ứng trước tình hình địa chính trị hơn là đánh giá toàn diện về tính toàn vẹn của các sản phẩm và dịch vụ Kaspersky”, công ty của Nga cho biết.
Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington khẳng định FCC đã tấn công ác ý các nhà mạng Trung Quốc mà không dựa trên cơ sở thực tế, yêu cầu Mỹ dừng ngay hành động này. “Trung Quốc sẽ thực hiện biện pháp cần thiết để bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Trung Quốc”.
Tháng 10/2021, FCC tước giấy phép của China Telecom chi nhánh Mỹ. Các nhà mạng khác như China Unicom, Pacific Networks và công ty con ComNet cũng bị tước giấy phép. Năm 2019, Mỹ bác hồ sơ cung cấp dịch vụ viễn thông Mỹ của China Mobile với lý do rủi ro an ninh quốc gia.
Các tổ chức, cá nhân không được sử dụng ngân sách từ Quỹ dịch vụ phổ quát trị giá 8 tỷ USD của FCC để mua hay bảo trì sản phẩm, dịch vụ của những công ty có tên trong danh sách. Quỹ hỗ trợ các nhà mạng tại nông thôn, người thu nhập thấp và các cơ sở như trường học, thư viện, bệnh viện. Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel nói, cơ quan sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức an ninh quốc gia khác để cập nhật danh sách thường xuyên.
Thêm nhà mạng Trung Quốc bị Mỹ cấm do lo ngại an ninh
FCC đã thêm lệnh cấm đối với các công ty Trung Quốc, cho thấy chính quyền Tổng thống Biden vẫn lo ngại về khả năng gián điệp và đánh cắp dữ liệu.
Theo Bloomberg, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã loại Pacific Networks Corp. và ComNet (USA) LLC khỏi thị trường Mỹ. Cơ quan này vào tháng 1 vừa qua cũng đã ban hành lệnh cấm China Unicom Hong Kong, trong khi năm ngoái đã ngăn China Telecom và China Mobile của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.
Động thái này cho thấy khả năng thực hiện công việc gián điệp và đánh cắp dữ liệu của các công ty Trung Quốc vẫn là mối lo ngại dưới thời Tổng thống Mỹ - Joe Biden - sau khi bị ông Donald Trump coi là vấn đề.
FCC thu hồi giấy phép hoạt động của Pacific Networks và công ty con ComNet Telecom
Pacific Networks và ComNet cho biết họ chủ yếu bán lẻ thẻ điện thoại ở Mỹ, cổ đông của hai hãng này gồm các nhà đầu tư từ Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu. Trong hồ sơ của mình, các công ty cho rằng họ có sự tham gia từ công chúng và sở hữu quốc tế nên tính minh bạch và giải trình rất cao.
Pacific Networks thuộc sở hữu của Citic Telecom International Holdings Ltd., một công ty niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Trước đó, cả hai công ty giải trình với FCC hoạt động của họ không chịu sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc và tuân thủ các yêu cầu của FCC. Nhưng có vẻ Hoa Kỳ lo ngại công ty mẹ của hai hãng này là Tập đoàn Citic Group thuộc sở hữu nhà nước.
Các hành động của FCC chống lại các nhà mạng Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của Bắc Kinh. Vào tháng 1, Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Hoa Kỳ đang sử dụng an ninh như một cái cớ để thu hồi giấy phép của các công ty Trung Quốc.
Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị viễn thông Bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei vẫn giữ được danh hiệu là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới vào năm 2021. Theo Gadgettendency, ước tính sơ bộ đến từ công ty nghiên cứu DellOro Group cho thấy thị trường thiết bị viễn thông tổng thể đã tăng trưởng 7% trong năm 2021, ghi nhận mức...