Mỹ đưa dàn pháo đài bay B-52 tới Trung Đông “dằn mặt” kẻ thù
Mỹ triển khai 4 máy bay ném bom hạng nặng B-52 tới căn cứ ở Trung Đông gần Iran trong động thái nhằm gửi thông điệp cảnh báo tới Tehran giữa bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước leo thang căng thẳng gần đây.
Cụ thể, 2 trong số các máy bay này đã rời căn cứ Không quân Barksdale ở Louisiana tới Qatar vào ngày 7.5. Đến ngày 8.5, Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ thông báo các máy bay B-52H thuộc Không đoàn máy bay ném bom số 20 của nước này đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar, nhằm ứng phó với “mối đe dọa nghiêm trọng bởi lực lượng Iran” theo cách diễn đạt của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan.
2 chiếc còn lại sẽ tới đây trong những tuần tới, các nguồn tin giấu tên của Lầu Năm Góc nói với CBS.
Động thái này được đưa ra sau khi Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ lên đường tới Vịnh Persian.
Hai chiếc B-52 đỗ trên đường băng căn cứ Al Udeid ở Qata (Ảnh: Không quân Mỹ)
Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton tuyên bố vào cuối tuần qua rằng việc triển khai này nhằm phản ứng với “một số dấu hiệu đáng lo ngại và leo thang” liên quan đến một cuộc tấn công của Iran.
Video đang HOT
Washington muốn gửi “một thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn tới chế độ Iran rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào lợi ích của Mỹ hoặc vào những đồng minh của chúng ta sẽ bị đáp trả”, ông Bolton nhấn mạnh.
Truyền thông Mỹ ngày 7.5 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho biết Washington dường như đang nghi ngờ Iran mang các tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới Vịnh Ba Tư và quan ngại động thái này có thể gây nguy hiểm cho Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực như Ả rập Xê út, Qatar, Bahrain.
Ngoài ra, CNN dẫn nguồn tin cho biết, Lầu Năm Góc dường như đang cân nhắc mang thêm các lá chắn tên lửa Patriot tới khu vực nói trên.
Mặc dù ông Bolton không tiết lộ thông tin chi tiết về mối đe dọa đến từ Iran song các báo cáo cho rằng đó có thể là thông tin tình báo đến từ Cơ quan Tình báo Mossad của Israel.
Một quan chức Lầu Năm Góc nói với tờ Thời báo New York vào chủ nhật rằng tình báo Israel có thông báo điều này đến Washington vài tuần trước.
Theo Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ, B-52 là máy bay ném bom “có thể thực hiện các vụ tấn công chiến thuật, hỗ trợ cận chiến, can thiệp trên không, phản công và tác chiến trên biển nhằm hỗ trợ cho sự ổn định của khu vực”.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang trở lại sau sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm ngoái. Kể từ đó tới nay, Mỹ liên tục ban hành lệnh trừng phạt nhằm gây sức ép tối đa lên ngành dầu khí và kinh tế Iran.
Tehran ngày ngày 8/5 tuyên bố họ sẽ dừng thực hiện một số cam kết trong JCPOA vì Mỹ đang gây sức ép lên Iran và châu Âu không hành động đủ mạnh mẽ phản đối động thái của Washington. Tehran cũng cho phương Tây 60 ngày để bàn bạc và tìm giải pháp cho tình bằng không, họ sẽ không làm theo thỏa thuận và sẽ có những bước đi mới liên quan tới chương trình hạt nhân.
Phản ứng về động thái của Mỹ, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif chỉ trích trên Twitter: “Nếu Mỹ và các khách hàng không cảm thấy an toàn thì là vì họ đã xem thường người dân trong khu vực, đổ lỗi cho Iran không thay đổi được điều này”.
Theo Danviet
Chiến đấu cơ Su-27 Nga truy đuổi "pháo đài bay" B-52: Mỹ nói gì?
Bộ Quốc phòng Nga hồi tuần này công bố video về hai chiến đấu cơ Su-27 truy đuổi một oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Mỹ khỏi không phận, nhưng sự thật có đúng như vậy?
Oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Mỹ nhìn từ buồng lái chiến đấu cơ Su-27.
Theo CNN, cảnh tượng trên khiến nhiều người nghĩ đến những bộ phim bom tấn Hollywood nhưng thực tế chỉ là hoạt động bình thường giữa các máy bay quân sự Mỹ và Nga ở không phận quốc tế.
Không quân Mỹ mô tả vụ việc là "sự tương tác thường lệ" với chiến đấu cơ Su-27 của Nga.
"Phi công sử dụng thiết bị liên lạc và điều khiển máy bay đúng theo luật pháp quốc tế", phát ngôn viên Không quân Mỹ ở châu Âu, Davina Petermann nói với CNN. "Máy bay Nga không hề truy đuổi oanh tạc cơ B-52. Máy bay ném bom Mỹ hoàn thành nhiệm vụ như bình thường".
Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh Mỹ đã đưa 6 "pháo đài bay" B-52 với khả năng mang vũ khí hạt nhân đến châu Âu để tập trận cùng đồng minh.
Giới phân tích quân sự từ lâu cảnh báo về căng thẳng leo thang vượt tầm kiểm soát khi các tàu chiến, chiến đấu cơ của Mỹ và Nga hoạt động quá gần vị trí của nhau.
Năm 2001, máy bay trinh sát EP-3 của hải quân Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp khi va chạm với chiến đấu cơ Trung Quốc trên không.
Năm ngoái, một máy bay trinh sát Mỹ bị chiến đấu cơ Nga áp sát trên vùng trời biển Đen. Phía quân đội Mỹ khi đó mô tả sự việc là hành động không an toàn và thiếu chuyên nghiệp của phi công Nga.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, mới đây nói rằng ông không tin Nga dám tấn công các đồng minh Mỹ ở châu Âu theo cách thông thường.
"Cái giá phải trả, những tổn thất quá lớn là điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phải cân nhắc so với những gì có thể đạt được", tướng Dunford nói.
Theo Danviet
Mỹ thảo luận thách thức an ninh gia tăng từ Iran và Triều Tiên Các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Trump nhóm họp ngày 9/5 (giờ địa phương) để thảo luận thách thức an ninh từ Iran và Triều Tiên. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Iran và Mỹ liên quan tới các xung đột tại khu vực Trung Đông cũng như kế hoạch của Iran đối...