Mỹ dự định nuôi cấy tế bào gốc trên vũ trụ
Hãng tin Reuters ngày 9/2 đưa tin, các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu Mayo Clinic (Mỹ) đang chuẩn bị kiểm tra lý thuyết cho rằng, tế bào gốc phát triển nhanh hơn trong tình trạng không trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) (Ảnh: nasa.gov)
Nếu các thí nghiệm nuôi cấy tế bào gốc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế thành công thì điều này sẽ tạo ra nhiều lợi ích to lớn đối với con người.
Tiến sỹ Abba Zubair – nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Mayo Clinic đã được tài trợ 300.000 USD để thực hiện dự án nuôi cấy tế bào gốc trong tình trạng không trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Ông Zubair cho biết, kết quả mô phỏng nghiên cứu cho thấy, tế bào gốc có khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong môi trường không trọng lực so với môi trường trên trái đất.
Video đang HOT
Reuters dẫn lời ông Zubair: “Khi các tế bào được kích thích để tăng trưởng, một trong những nguy cơ là tế bào có thể biến đổi để trở nên bất thường. Đó chính là tế bào ung thư. Do vậy, việc biến đổi thành các tế bào ác tính là một yếu tố mà chúng tôi muốn xem xét trong thí nghiệm sắp tới”.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành nuôi cấy đồng thời các tế bào gốc trong không gian và trên trái đất để so sánh kết quả. Ngoài sự hiện diện của trọng lực, môi trường nuôi cấy đều giống nhau. Điều này cho phép đội ngũ chuyên gia phân tích tác động của trọng lực lên tế bào gốc.
Nếu thí nghiệm khởi đầu thành công, thì điều đó chứng tỏ tình trạng không trọng lực là môi trường lý tưởng để phát triển tế bào gốc. Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ là phát triển chúng thành mô và các cơ quan.
Theo đội ngũ chuyên gia, nếu tế bào gốc tăng trưởng nhanh hơn trong không gian, sẽ giúp ích nhiều trong việc nuôi cấy các cơ quan trong cơ thể người, từ đó mở ra kỷ nguyên mới đối với kỹ thuật cấy ghép tạng hay điều trị những căn bệnh nguy hiểm như ung thư.
Theo VOV
Top 5 tin y tế..."lạnh gáy"
Các nhà khoa học thường rất lạnh lùng và khoa học mà họ thực hiện còn lạnh lùng hơn. Dưới đây là 5 tin "lạnh gáy" nhất trong năm qua:
1. Nuôi cấy tai nhân tạo trong ống nghiệm
Sử dụng khung 3D làm từ collagen và một đám tế bào sụn của cừu, các nhà khoa học đã tạo ra tai nhận tạo và "ghép" nó lên chuột.
2. Nuôi cấy "não người" mini trong ống nghiệm
Trong một nghiên cứu tiên phong hơn, các nhà khoa học đã tạo ra cái được gọi là não người mini, nhưng đám mô thần kinh rất phức tạp tí hon. Song hãy an tâm vì ý tưởng không phải tạo ra một "chủng tộc" mới, mà là để hiểu rõ hơn về sự phát triển của não trong giai đoạn sớm.
3. Camera cỡ viên thuốc có thể chẩn đoán ung thư sớm hơn
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra chiếc "camera có thể nuốt được". thiết bị sử dụng tia laser để chụp ảnh bên trong dạ dày có thể khiến máy nội soi trở thành "dĩ vãng".
4. Chó "cảnh báo người bệnh tiểu đường" khi ngửi thấy đường huyết thấp
Một nghiên cứu nhỏ nhưng đáng chú ý cho thấy có thể huấn luyện chó để "đánh hơi" nguy cơ hôn mê tiểu đường ở người chủ bị bệnh tiểu đường.
5. Nuôi cấy răng bằng tế bào gốc lấy từ nước tiểu
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật sử dụng các tế bào lấy từ nước tiểu để nuôi cấy thành cấu trúc giống như răng trên chuột.
Theo Dantri
Ứng dụng công nghệ sinh học điều trị ung thư Ngày 10.10, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chính thức khai trương đơn vị xét nghiệm gene áp dụng kỹ thuật công nghệ sinh học trong chẩn đoán và điều trị ung thư. ảnh minh họa Đây là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Xét nghiệm gene được phân tích trên máy giải trình tự gene, xác định được các...