Mỹ “đốt” 8,3 triệu USD mỗi ngày để không kích ISIS
Lầu Năm Góc vừa đưa ra báo cáo về chi phí cuộc chiến chống ISIS tại Iraq và Syria. Theo đó, chi phí của chiến dịch không kích lên tới 8,3 triệu USD/ngày, cao hơn nhiều so với mức dự toán trước đó là 7 triệu USD/ngày.
F-22 Raptor, máy xay tiền trên không của quân đội Mỹ
Chiến dịch không kích bắt đầu từ ngày 8.8 tới nay đã tiêu tốn của Bộ quốc phòng Mỹ 580 triệu USD, tương đương với 8,3 triệu USD/ngày – theo khẳng định của người phát ngôn Nhà trắng Bill Urban.
Một số cựu quan chức quân đội Mỹ (không tiết lộ tên) khẳng định rằng tổng chi phí của cuộc chiến đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD.
Theo dự tính của các chuyên gia thì cuộc chiến chống ISIS của quân đội Mỹ có thể tiêu tốn từ 4,2 đến 6,8 tỷ USD mỗi năm nếu tiếp tục gia tăng cường độ không kích như hiện nay.
Video đang HOT
Trong chiến dịch không kích này, Mỹ đã đưa vào chiến trường máy bay chiến đấu tối tân nhất thế giới hiện nay là F-22 Raptor. Chi phí cho mỗi giờ bay của F-22 được cho là ở vào mức hơn 68.000 USD, tức là gấp 3 lần dòng F-16 được sử dụng bởi các đồng minh.
Ngoài ra, chi phí của các máy bay do thám cũng rất tốn kém. Những chiếc máy bay không người lái có thể tiêu tốn 1.000 – 7.000 USD/giờ bay. Máy bay chỉ huy chiến trường E-8 JSTAR cũng “nướng” 22.000 USD/giờ hoạt động trên không.
Trong năm tài chính từ 1.10.2013 đến 30.9.2014, chi phí chiến tranh ở nước ngoài (quỹ OCO) của Mỹ là 85 tỷ USD. Nhưng hiện nay Thượng viện đang cân nhắc khả năng giảm quỹ này xuống còn 54 tỷ USD cho năm 2015.
Theo LDO
Mỹ điều 6 chiến đấu cơ tàng hình đến Đông Nam Á 'dằn mặt' Trung Quốc
Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ghi ngày 3/7/2014, động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gởi đến Trung Quốc.
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor
Theo RFI, Malaysia phải chăng cũng là một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Mỹ? Trung tuần tháng Sáu 2014, Lầu Năm Góc đã gởi 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, thuộc loại hàng đầu của Mỹ hiện nay, đến tham gia một cuộc tập trận chung với Malaysia.
Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ghi ngày 3/7/2014, động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gởi đến Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên F-22 được sử dụng trong các cuộc tập trận định kỳ Mỹ-Malaysia hai năm một lần, mang tên là Cope Taufan 2014. Malaysia là một quốc gia trọng tâm trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường và củng cố liên minh cũng như quan hệ với Đông Nam Á.
Tầm quan trọng của Malaysia còn thể hiện qua việc đây là lần đầu tiên mà Không quân Mỹ đưa loại phi cơ này đến vùng Đông Nam Á. Cho đến nay, F-22 chỉ mới xuất hiện ở vùng Đông Bắc Á mà thôi. Cách nay không lâu, Hải quân Malaysia cũng đã được Mỹ chọn làm đối tác tập luyện cho loại tàu chiến cận duyên hiện đại mới được triển khai trong khu vực tại Singapore.
Kuala Lumpur là một trong những đối tác kín đáo nhất của Mỹ trong khu vực, muốn dựa vào Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc, và trong những cuộc tiếp xúc riêng, đã lên tiếng cảnh báo về hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Theo Washington Times, căn cứ và phản ứng ồn ào của truyền thông nhà nước Trung Quốc, thông điệp nhờ chiến đấu cơ F-22 gởi đi đã được Bắc Kinh đón nhận đầy đủ.
Theo các quan chức Mỹ, Trung Quốc, đã xem việc Mỹ đưa F-22 đến Malaysia là một cơ may để tìm hiểu rõ hơn khả năng tác chiến của chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất đã được không quân Malaysia mua, tương tự như loại Su-30 do Trung Quốc chế tạo. Điều này sẽ có ích cho Bắc Kinh nếu chẳng may tới đây, Trung Quốc phải đối phó với phi cơ Malaysia trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Trung Quốc cũng tin rằng các bài tập cho phép Không quân Mỹ đưa F-22 đến hoạt động tại các địa điểm chiến lược gần bờ biển của Trung Quốc. Cho đến nay, F-22 đặt căn cứ tạm thời ở Đông Bắc Á nhưng việc triển khai ở vùng Đông Nam Á hoàn toàn mới.
Báo chí Trung Quốc cũng tố cáo rằng các máy bay F-22 tại Malaysia - hoat động từ căn cứ không quân Hoàng gia Malaysia ở Butterworth cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 218 dặm về phía bắc - sẽ cải thiện năng lực sẵn sàng chiến đấu của Mỹ trong một cuộc tấn công Trung Quốc trong tương lai.
Trong quá khứ F-22 từng được triển khai từ bản doanh tại Hawaii qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Theo Xahoi
Tình huống: Liên quân Mỹ-Nhật dễ dàng đè bẹp lực lượng đổ bộ Trung Quốc Nguyệt san "SAPIO" của Nhật Bản, số ra tháng 7 năm 2014 (bản giới thiệu) đã đưa ra kịch bản Bắc Kinh đánh chiếm Senkaku/Điếu Ngư và Tokyo phối hợp với Washington phản công tái chiếm. Từ trước đến nay, tranh chấp chủ quyền tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Bắc Kinh với Tokyo và tương quan lực lượng tác chiến...