Mỹ đồng ý nhập khẩu dầu của Venezuela
Quyết định trên cho phép hồi sinh các dự án dầu mỏ hiện có ở Venezuela và mang lại nguồn cung cấp dầu mới cho các nhà máy lọc dầu ở Mỹ.
Các công nhân dầu mỏ tiến hành khoan tại một giếng dầu ở Lagunillas thuộc bờ biển phía đông gần Thành phố Maracaibo, Venezuela. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 26/11, Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cho phép tập đoàn Chevron, công ty dầu mỏ lớn thứ hai của Mỹ, tiếp tục sản xuất và nhập khẩu dầu thô của Venezuela vào Mỹ.
Quyết định trên cho phép Chevron hồi sinh các dự án dầu mỏ hiện có ở quốc gia bị Washington trừng phạt và mang lại nguồn cung cấp dầu mới cho các nhà máy lọc dầu ở Mỹ. Tuy nhiên, có các điều khoản hạn chế thanh toán bằng tiền mặt cho Venezuela, điều này có thể làm giảm lượng dầu cung cấp cho Chevron.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ cho biết những điều khoản hạn chế trong giấy phép được đưa ra để ngăn công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA nhận tiền thu được từ việc bán xăng dầu của Chevron ở Venezuela. Giấy phép kéo dài trong sáu tháng và sẽ được tự động gia hạn hàng tháng sau đó.
Một số điều khoản cũng cấm Chevron giúp thành viên OPEC này phát triển các mỏ dầu mới nhưng cung cấp một cách để công ty thu lại một phần trong số hàng tỷ USD mà PDVSA nợ thông qua việc bán dầu. Mỹ cho biết họ có quyền hủy bỏ hoặc thu hồi giấy phép bất cứ lúc nào.
Một quan chức Mỹ cho biết những điều khoản sẽ yêu cầu Chevron báo cáo quan trọng về hoạt động tài chính của các liên doanh để đảm bảo tính minh bạch, đồng thời cho biết thêm các biện pháp trừng phạt khác đối với Venezuela và các quan chức của nước này vẫn được giữ nguyên.
Việc cấp phép trên có thể cung cấp nguồn cung dầu thô mới nhất định cho một thị trường đang phải vật lộn để thay thế các thùng dầu của Nga bị người mua phương Tây hạn chế vì cuộc xung đột ở Ukraine. Chevron và các nhà máy lọc dầu khác của Mỹ có thể hưởng lợi từ nguồn cung cấp dầu thô nặng của Venezuela đến các nhà máy chế biến của họ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro có thể sẽ phản đối những hạn chế được đề cập trong giấy phép, trong đó có việc không thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền thu được từ việc bán dầu của Chevron ở Venezuela sẽ được chuyển vào quỹ nhân đạo thay vì cho PDVSA.
Mỹ chuẩn bị cấp phép cho tập đoàn Chevron khai thác dầu ở Venezuela
Bước đi này diễn ra tại thời điểm các lệnh cấm vận của phương Tây chống Nga đe dọa thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Một giếng dầu ở Venezuela. Ảnh: Reuters
Tờ Wall Street Journal (WSJ) ngày 24/11 đưa tin chính quyền Mỹ chuẩn bị cấp phép cho Chevron khai thác dầu ở Venezuela - một bước dịch chuyển chỉnh sách báo hiệu xu thế nới lỏng đòn trừng phạt chống Venezuela mà Mỹ và phương Tây đã áp đặt trong nhiều năm qua. Động thái này cũng có thể mở ra cánh cửa để các công ty dầu mỏ khác quay trở lại làm ăn, kinh doanh tại Venezuela.
Chevron theo đó sẽ giành lại quyền kiểm soát trong khai thác và các hoạt động duy tu, bảo dưỡng tại một số giếng dầu từng bị bỏ hoang ở Venezuelan, nhờ vào cổ phần nắm giữ trong liên doanh với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA). Nguồn thạo tin cho biết Chevron sẽ không triển khai các khoản đầu tư mới cho đến khi nhận được một số khoản nợ do Venezuela chi trả.
Việc cấp phép cho Chervon được thực hiện trong bối cảnh chính phủ Venezuela và phe đối lập dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố trong ngày 27/11 về việc triển khai chương trình nhân đạo trị giá 3 tỉ USD lấy từ nguồn quỹ của Venezuela đang bị phía Mỹ đóng băng, cùng với đó là thỏa thuận nối lại tiến trình đàm phán tại Mexico trong thời gian tới nhằm giải quyết khủng hoảng chính trị ở Venezuela.
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 24/11 cho biết tiến trình đối thoại giữa chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro với phe đối lập sẽ được khởi động lại từ ngày 25-26/11. Các cuộc đối thoại này sẽ sớm tạo ra tiền đề để Mỹ cấp phép cho Chevron triển khai hoạt động ở Venezuela.
Diễn biến trên xuất hiện ngay trước thời điểm Mỹ và phương Tây áp lệnh trừng phạt dầu mỏ chống Nga với điểm nhấn là đòn áp giá trần có hiệu lực từ ngày 5/12 tới - một bước đi tiềm ẩn nguy cơ làm căng thẳng nguồn khung khiến giá dầu leo thang. Động thái của chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng được coi là nỗ lực nhằm phát đi tín hiệu tâm lý tới thị trường vốn đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong tương lại, giúp hạ nhiệt giá dầu thô.
Venezuela lần đầu đưa dầu trở lại châu Âu sau 2 năm bị Mỹ trừng phạt Thông qua việc cho phép Venezuela trả nợ bằng dầu, chính quyền Tổng thống Biden kỳ vọng dầu thô của Venezuela có thể giúp châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga. Một lô hàng 650.000 thùng dầu của Venezuela sắp được vận chuyển đến châu Âu, đánh dấu chuyến xuất khẩu dầu thô đầu tiên từ quốc gia bị Mỹ trừng...