Mỹ đòi phá hủy tên lửa, Nga đáp trả kiên quyết
Yêu cầu của Mỹ về việc phá hủy tất cả các tên lửa 9M729 – loại vũ khí mà Washington nghi ngờ vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) – là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vladimir Ryabkov ngày 23/1 tuyên bố.
Các phần của tên lửa 9M729 được trưng bày trong cuộc họp báo ở Trung tâm triển lãm Patriot Expocentre gần Moscow, Nga ngày 23/1.
Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Ryabkov cho biết, tại cuộc thảo luận mới đây về INF, Mỹ đã yêu cầu Nga phải có những nhượng bộ, trong đó có việc phá hủy tất cả các tên lửa 9M729, bệ phóng và thiết bị phụ trợ
“Đương nhiên là cách tiếp cận này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Washington nhận thức rất rõ về điều này”, ông Ryabkov tuyên bố.
Cũng trong ngày 23/1, Nga đã mời các tùy viên quân sự nước ngoài và các nhà báo tới tham quan hệ thống tên lửa hành trình Novator 9M729 (NATO gọi là SSC) bị Mỹ tố vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh.
Theo Reuters, đây là nỗ lực mới nhất của Nga nhằm bác bỏ cáo buộc do Mỹ đưa ra và ngăn chặn Washington từ bỏ Hiệp ước INF ký năm 1987, theo đó cấm các bên lắp đặt các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất ở châu Âu.
Video đang HOT
Sự kiện giới tên lửa của Nga được do Bộ Ngoại giao và Quốc phòng nước này tổ chức, được phát trực tiếp trên truyền hình của Nga. Tại buổi giới thiệu, quan chức quân sự hàng đầu của Nga cho biết, tên lửa hành trình Novator 9M729 của nước này là phiên bản đã được hiện đại hóa của tên lửa 9M728.
Trung tướng Mikhail Matveyevsky – người đứng đầu đơn vị Tên lửa và Pháo binh của Nga, cũng khẳng định tên lửa Novator 9M729 có tầm bắn tối đa 480 km – ngắn hơn 10 km so với 9M728 – có nghĩa là tên lửa này hoàn toàn tuân thủ hiệp ước INF.
Hà Dung
Theo PLVN
Nga cảnh báo đáp trả việc Mỹ đưa tên lửa tới châu Âu
Một quan chức ngoại giao cấp cao Nga cảnh báo rằng Moscow sẽ có hành động đáp trả nếu Mỹ triển khai hệ thống tên lửa Aegis Ashore MK41 tại châu Âu.
Hệ thống Aegis Ashore tại Romania (Ảnh minh họa: Navy.mil)
Theo Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 26/11 cảnh báo rằng việc Mỹ muốn rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung INF có thể gây ảnh hưởng tới sự ổn định tại châu Âu.
Ông Ryabkov cho biết Nga rất quan ngại rằng sau khi rút khỏi INF, Mỹ có thể triển khai hệ thống tên lửa Aegis Ashore MK41 tới các đồng minh tại châu Âu. Trước đó, Mỹ nhiều lần bác bỏ họ có kế hoạch này.
Ông Ryabkov khẳng định Nga cởi mở trong việc đàm phán với vấn đề hiệp ước INF với Mỹ nhưng Moscow vẫn hoài nghi về thông tin Mỹ mang tên lửa tới châu Âu.
"Chúng tôi đã nghe nói về việc Mỹ bác bỏ điều này, nhưng chỉ có vậy. Trong thực tế, các kế hoạch thường xuyên thay đổi. Chúng tôi không muốn thất vọng lần nữa với Mỹ và vì vậy chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch quân sự đáp trả trong kịch bản tồi tệ nhất", ông Ryabkov nói, ngầm nhấn mạnh Nga đã có biện pháp đối phó khi tên lửa Mỹ xuất hiện ở châu Âu.
Quan chức Nga cảnh báo rằng nếu Mỹ thực thi kế hoạch trên, điều đó sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm vì những hệ thống hỏa lực của Mỹ có khả năng tấn công vào sâu trong lãnh thổ của Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng phát biểu rằng ông không tin Mỹ sẽ triển khai tên lửa mới ở châu Âu trong khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói vẫn còn một quãng đường dài để Mỹ dẫn tới quyết định trên.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định rằng Moscow sẽ buộc phải đáp trả bất cứ quốc gia châu Âu nào đồng ý cho Mỹ đặt hệ thống tên lửa tầm trung.
Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ, yêu cầu loại bỏ các tên lửa hạt nhân và tên lửa thường tầm ngắn và tầm trung từ 500km đến 5.500km của cả hai quốc gia.
Trong quá trình thực hiện, Mỹ và Nga đã không ít lần cáo buộc lẫn nhau vi phạm INF. Hồi tháng trước, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp ước. Ông Trump và ông Putin dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề này trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Argentina trong vài ngày tới.
Aegis Ashore là biến thể trên đất liền của hệ thống chiến đấu Aegis tích hợp trên tàu chiến. Nó bao gồm hệ thống radar, các máy tính và hệ thống tên lửa.
Theo các chuyên gia quân sự, các bệ phóng Mk 41 của tổ hợp Aegis Ashore ngoài việc có thể triển khai tên lửa Standard Missile 3, thì còn có thể tích hợp được tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn khoảng 2.500km. Vì vậy, Nga coi đây là mối đe dọa tới các mục tiêu nằm trong lãnh thổ của họ nếu Aegis xuất hiện ở châu Âu.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ ấn định thời điểm bắt đầu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea Thompson xác nhận với giới chức NATO rằng, Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga từ ngày 2/2 tới, bất chấp những cảnh báo của Moscow. Rút khỏi hiệp ước đồng nghĩa với việc Mỹ có thể bắt đầu nghiên cứu và phát triển các tên lửa...