Mỹ dọa trả đũa vụ tàu chiến bị bắn
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 11-10 tuyên bố Washington sẽ đi đến cùng chuyện này và sẽ tìm ra ai là thủ phạm.
Reuters dẫn thông báo của Hải quân Mỹ xác nhận hai tàu chiến USS Mason và USS Ponce đã bị bắn liên tiếp hai quả tên lửa chỉ trong vòng 60 phút vào ngày 9-10.
Hướng hai quả tên lửa này được bắn đi là từ bờ biển Yemen do lực lượng Houthi kiểm soát. Cả hai quả tên lửa sau đó đã rơi xuống biển, trong đó quả tên lửa đầu tiên bị 3 tên lửa phòng thủ của USS Mason bắn hạ, quả còn lại thì tự rơi xuống nước.
“Chúng tôi sẽ đi tới tận cùng chuyện gì đã xảy ra ngày hôm đó”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá hải quân Mỹ Jeff Davis nhấn mạnh “Chúng tôi sẽ tìm ra ai đã làm chuyện này và sẽ có các hành động phù hợp”
Đây không phải là lần đầu tiên một tàu chiến nước ngoài bị tấn công ngoài khơi Yemen. Trước đó hồi cuối tháng 9, một tàu chiến của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã bị bắn cháy bởi một tên lửa đối hạm do Trung Quốc sản xuất. Phía Houthi sau đó đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công.
Video đang HOT
Lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen là đối tượng tấn công chính của liên quân không kích Ả rập do Saudi Arabia dẫn dầu. Mỹ không tham gia trực tiếp vào chiến dịch này nhưng hỗ trợ về mặt tình báo quân sự và tiếp liệu trên không cho các máy bay tham gia không kích.
Các vụ tấn công của liên quân Saudi Arabia đã vấp phải nhiều chỉ trích của cộng đồng quốc tế khi gây ra cái chết của rất nhiều dân thường Yemen. Gần đây nhất là vụ không kích vào một đám tang ở thủ đô Sanaa ngày 8-10 khiến hơn 140 người chết.
Washington khi đó đã buộc phải lên tiếng rằng sẽ “xem xét lại ngay lập tức” quan hệ hợp tác với liên quân Saudi. Nhưng theo một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên, cho đến bây giờ Mỹ vẫn chưa tiến hành bước đi cụ thể nào về chuyện này.
Theo Tuổi Trẻ
Nữ lao động giúp việc bị hãm hiếp và bỏ tù
Với mong muốn được thay đổi số phận, không ít phụ nữ tìm đến các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (United Arab Emirates UAE) để giúp việc cho các gia đình giàu có. Một thực tế cho thấy, không ít phụ nữ đã bị hãm hiếp, mang thai và bị bỏ tù vì cáo buộc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Câu chuyện của Monica
Monica, một phụ nữ Philippines quyết định rời bỏ làng quê của mình đến giúp việc ở UAE. Ngôi làng mà Monica sống cách Thủ đô Manila (Philippines) 10 giờ chạy xe nhưng rất lạc hậu: không phòng khám, không trường học, không có đèn cao áp trên đường phố. Hai vợ chồng Monica phải làm lụng rất vất vả để kiếm tiền nuôi 3 người con trai. Monica quyết định tìm đến một cơ quan môi giới việc làm và được nhận làm giúp việc cho một gia đình giàu có ở UAE.
"Các trung tâm sầm uất và tòa nhà chọc trời ở Dubai và Abu Dhabi như thế giới xa lạ với cuộc sống ở Philippines. Dần dần, tôi thấy nhớ nhà và muốn quay trở lại quê hương. Ngoài tôi ra, trong gia đình còn có một người đàn ông giúp việc đến từ Pakistan. Một lần, khi tôi đang dọn dẹp trong bếp, ông ta bước vào, trên tay cầm con dao và ép tôi quan hệ tình dục. Khi đó, trong nhà chỉ có tôi và anh ta", Monica kể lại.
Ba tháng sau, Monica phát hiện mình đã mang thai. Theo luật pháp của UAE, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là một hành vi phạm tội hình sự. Khi Monica không chứng minh được rằng mình bị cưỡng hiếp thì cái thai chính là bằng chứng về tội lỗi của cô. Lo sợ bị đẩy vào tù, Monica đã tìm mọi cách che giấu cái bụng ngày càng lớn lên. Cuối cùng, Monica xin thôi việc, quay trở về với chồng và gia đình thân yêu ở Philippines khi cái thai trong bụng đã sang tháng thứ bảy, tuy nhiên, cô không được gia đình chủ đồng ý.
Sử dụng Facebook, Monica đã liên lạc với nhà sản xuất một talk show nổi tiếng ở Philippines và trở thành nhân vật chính của chương trình. Monica đã nói với hàng nghìn người nghe rằng, cô bị hãm hiếp dẫn đến mang thai và khát khao được trở về nhà. Những nỗ lực của Monica đã được đền đáp. Chương trình phát thanh đã tạo được hiệu ứng xã hội tốt. Chính phủ Philippines đã đề nghị các nhà chức trách tại UAE giúp đỡ Monica. Cuối cùng, chủ nhà của Monica đã trả lại hộ chiếu để cô có thể quay trở về Philippines.
Hàng nghìn phụ nữ sống trong sợ hãi
Theo Luật Hình sự của UAE, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân được gọi là Zina, bao gồm cả hành vi ngoại tình, gian dâm và đồng tính luyến ái. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức về số người bị truy tố theo quy định Zina. Tuy nhiên, quy định này có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn phụ nữ châu Á và châu Phi được đưa đến UAE giúp việc cho những gia đình giàu có. Ước tính, mỗi năm, có hàng trăm phụ nữ nhập cư bị giam giữ tại UAE vì cáo buộc vi phạm quy định Zina, bao gồm cả quan hệ tình dục đồng thuận.
Theo quy định của Zina thì người bị kết tội có thể phải chịu hình phạt ném đá. Thực tế, không có bằng chứng cho thấy hình phạt này được áp dụng. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho hay, phụ nữ bị buộc tội quan hệ tình dục ngoài hôn nhân thường xuyên bị xiềng xích. Một cảnh quay bí mật trong phòng xử án của UAE cho thấy, một người phụ nữ trẻ Philippines đi dọc theo một hành lang với đôi chân bị xích.
Rothna Begum, một nhà nghiên cứu cho biết, một phụ nữ Indonesia sau khi sinh đã quyết định nhảy từ ban công bệnh viện để thoát khỏi cảnh bị người sử dụng lao động lạm dụng, còng tay, chân vào giường bệnh.
Số lượng phụ nữ di cư giúp việc tại UAE bị lạm dụng chưa được thống kê đầy đủ. Vào năm 2014. Một tổ chức quốc tế đã phỏng vấn 99 người, trong tổng số khoảng 146.000 lao động nữ ở UAE. Kết quả cho thấy, hầu hết các trường hợp báo cáo phải làm thêm giờ mà không được trả lương, có trường hợp phải lao động 21 giờ mỗi ngày. Có người nói bị giam giữ tại nhà chủ hoặc không được ăn uống đầy đủ. 24 người nói rằng bị lạm dụng về thể chất hoặc tình dục.
Theo_An ninh thủ đô
Quý phi trẻ tuổi tài cao ở Dubai Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất những ngày qua chìm trong không khí trầm mặc trước cái chết đột ngột của hoàng tử cả Rashid của Dubai. Đối với riêng Tiểu vương quốc Dubai và dòng tộc Al Maktoum, đây còn là sự ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh "hoàng gia mê cưỡi ngựa" mà Tiểu vương Sheikh Mohammed cùng...