Mỹ dọa không kích thủ phạm phóng rocket ở Iraq
Bộ trưởng Quốc phòng Austin cảnh báo Mỹ sẽ tấn công vào lúc thích hợp để đáp trả vụ tập kích rocket vào căn cứ Al-Asad làm một người chết.
“Chúng tôi sẽ luôn buộc những kẻ tấn công phải chịu trách nhiệm vì hành động của mình. Mỹ sẽ chọn thời gian và địa điểm thích hợp nếu quyết định đáp trả bằng vũ lực”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói trên truyền hình hôm 7/3, đề cập tới vụ nã pháo phản lực (rocket) vào căn cứ Al-Asad ở Iraq tuần trước.
Bộ trưởng Austin cho biết Washington vẫn đang đánh giá ai là thủ phạm đứng sau vụ tấn công, thêm rằng Iran đủ khả năng xem xét và rút ra kết luận về đòn không kích của Mỹ. “Họ cần hiểu rằng chúng tôi sẽ bảo vệ binh sĩ của mình, phản ứng của chúng tôi sẽ rất triệt để. Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ làm điều đúng đắn”, ông cho hay.
Bộ trưởng Austin họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 21/2. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Căn cứ không quân al-Asad của Iraq, nơi lực lượng Mỹ và liên quân đóng quân, bị tấn công bằng hàng loạt rocket vào sáng 3/3. Trận tập kích không gây thương vong trực tiếp cho nhân sự trong căn cứ, song khiến một nhà thầu Mỹ làm việc cho liên minh chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng lên cơn đau tim khi đang trú ẩn và qua đời sau đó.
Vụ tập kích diễn ra sau khi không quân Mỹ không kích san phẳng một cơ sở của dân quân Iraq trên lãnh thổ Syria. Căn cứ al-Asad cũng từng hứng tên lửa đạn đạo hồi tháng 1/2020 khi Iran trả đũa vụ Mỹ hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani.
Ảnh hiện trường cho thấy một xe tải được dùng làm bệ phóng bị bỏ lại hiện trường sau vụ nã rocket. 10 ống phóng được giấu bên dưới thùng hàng của chiếc xe, là loại có đường kính 122 mm với tầm bắn lớn và sức công phá mạnh hơn so với rocket 107 mm thường dùng nã vào mục tiêu Mỹ.
Sabreen News, hãng thông tấn có liên hệ với nhóm dân quân Iraq Kataib Hezbollah, đưa tin rocket được dùng để nã vào căn cứ al-Asad là Arash-4 122 mm do Iran sản xuất, dựa trên dòng pháo phản lực BM-21 từ thời Liên Xô.
Biến xe tải thành giàn rocket tập kích căn cứ Mỹ
Phiến quân giấu ống phóng dưới thùng xe tải để nã rocket 122 mm vào căn cứ không quân al-Asad có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Căn cứ không quân al-Asad của Iraq, nơi lực lượng Mỹ và liên quân đóng quân, bị tấn công bằng hàng loạt rocket vào sáng 3/3. Trận tập kích rocket không gây thương vong trực tiếp cho nhân sự trong căn cứ, song khiến một nhà thầu Mỹ làm việc cho liên minh chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng lên cơn đau tim khi đang trú ẩn và qua đời sau đó.
Ảnh hiện trường cho thấy một chiếc xe tải được dùng làm bệ phóng bị bỏ lại hiện trường sau vụ nã rocket, phần cabin méo mó và biến dạng có thể do sức nóng từ luồng lửa của quả đạn. 10 ống phóng rocket được giấu bên dưới thùng hàng của chiếc xe, là loại có đường kính 122 mm với tầm bắn lớn và sức công phá mạnh hơn so với rocket 107 mm thường được nã vào mục tiêu Mỹ.
Bệ phóng ngụy trang thành xe dân sự bị bỏ lại hiện trường sau vụ nã rocket căn cứ al-Asad tại iraq, ngày 3/3. Ảnh: Twitter/CalibreObscura .
Sabreen News, hãng thông tấn có liên hệ với nhóm dân quân Iraq Kataib Hezbollah, đưa tin rocket được dùng để nã vào căn cứ al-Asad là Arash-4 122 mm do Iran sản xuất, dựa trên dòng pháo phản lực BM-21 từ thời Liên Xô.
Arash-4, còn gọi là Arash Tầm xa, mạnh hơn đáng kể so với rocket Fadjr-1 107 mm, vốn được Iran cung cấp cho lực lượng dân quân Iraq trong nhiều năm qua. Arash-4 có tầm bắn tối đa 40 km với đầu đạn 22 kg, trong khi tầm bắn tối đa của Fadjr-1 l là 8,3 km và đầu đạn nặng 7,9 kg.
Ngụy trang bệ phóng rocket dưới thùng xe tải là chiến thuật thường được các nhóm dân quân Iraq sử dụng. Ảnh chụp hiện trường cho thấy thiết bị giống như camera cỡ nhỏ và một bộ phát sóng Wi-Fi, chứng tỏ phiến quân ghi hình vụ phóng từ xa. Các nhóm dân quân Iraq thường xuyên quay phim và chụp ảnh các vụ tấn công để phục vụ mục đích tuyên truyền.
Bệ phóng ngụy trang thành xe tải bị bỏ lại hiện trường sau vụ nã rocket căn cứ al-Asad tại iraq, ngày 3/3. Ảnh: Twitter/CalibreObscura .
Đại tá Wayne Marotto, phát ngôn viên của Chiến dịch Nhổ tận gốc, cho biết 10 rocket phóng vào căn cứ al Asad, khiến lực lượng tại đây kích hoạt hệ thống Phòng thủ Chống rocket, pháo và súng cối (C-RAM) để đánh chặn, song không rõ bao nhiêu rocket bị hạ.
Đây không phải lần đầu các nhóm dân quân được cho là nã rocket dòng Arash vào mục tiêu Mỹ. Mẫu rocket này có thể được sử dụng trong vụ tấn công nhằm vào căn cứ Erbil của Iraq hồi tháng 9/2020, khi bệ phóng được đặt cách xa mục tiêu khoảng 28-40 km.
Vụ tập kích rocket vào căn cứ al-Asad hôm 3/3 diễn ra sau khi không quân Mỹ không kích san phẳng một cơ sở của dân quân Iraq trên lãnh thổ Syria. Căn cứ al-Asad từng hứng tên lửa đạn đạo hồi tháng 1/2020 khi Iran trả đũa vụ Mỹ hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani.
Mỹ dọa tung đòn đáp trả vụ tập kích căn cứ ở Iraq Nhà Trắng đang xem xét biện pháp đáp trả quân sự với vụ tập kích rocket nhằm vào căn cứ không quân al-Asad tại Iraq, nơi lính Mỹ đồn trú. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki trong cuộc họp báo ngày 3/3 nói chính quyền Biden đang đánh giá xem ai là người chịu trách nhiệm trong vụ tập kích rocket...