Mỹ đổ lỗi cho Nga về khủng hoảng ở Sri Lanka
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã góp phần vào tình trạng bất ổn ở Sri Lanka.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 10/7 cho rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine có thể là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn ở Sri Lanka. Quốc đảo này đã rơi vào tình trạng bất ổn trong vài tháng qua, thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và nhiên liệu, giá cả tăng chóng mặt.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP
“Chúng tôi nhận thấy tác động từ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đang xảy ra ở khắp mọi nơi. Nó có thể đã góp phần vào tình hình ở Sri Lanka. Chúng tôi lo ngại về những tác động trên toàn thế giới”, ông Blinken nói với các phóng viên ở Bangkok, Thái Lan
Theo ông Blinken, tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng trên khắp thế giới đã trở nên trầm trọng hơn đáng kể vì xung đột Nga-Ukraine. Ông một lần nữa kêu gọi Moscow cho phép 20 triệu tấn ngũ cốc rời khỏi các cảng của Ukraine mà ông cho là các lực lượng Nga đang ngăn chặn.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nga phủ nhận mọi cáo buộc ngăn chặn xuất khẩu lương thực từ Ukraine. Moscow cho biết họ đã mở lối đi an toàn cho các tàu vận tải nhưng Kiev đang ngăn các tàu dân sự rời các cảng biển, bao gồm cả Odessa. Nga cũng nói rằng việc Ukraine rải thủy lôi trên biển đã tạo ra mối đe dọa đối với hoạt động vận tải biển trong khu vực.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng một số quốc gia đang cố gắng sử dụng vấn đề an ninh lương thực “theo cách tồi tệ nhất có thể” khi cáo buộc Nga “về điều gì đó mà Moscow không liên quan”.
Sri Lanka vỡ nợ nước ngoài hồi tháng 5 vừa qua. Chế độ phân bổ nhiên liệu đã được áp dụng vào đầu tháng này, cảnh sát vũ trang và quân đội đã được triển khai đến các trạm xăng dầu. Cuộc khủng hoảng được cho là do đại dịch Covid-19 đã tước đi nguồn thu quan trọng từ du lịch của quốc đảo này.
Khoảng 100.000 người đã bao vây dinh thự của Tổng thống Sri Lanka ở Colombo hôm 9/7. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe sau đó đều tuyên bố từ chức.
Khủng hoảng ở Sri Lanka, cảnh sát và quân đội được quyền 'bắn ngay lập tức'
Người biểu tình ở Sri Lanka đã đốt nhà của 38 chính trị gia giữa lúc đất nước chìm sâu vào khủng hoảng, với việc chính phủ ra lệnh cho quân đội và cảnh sát "bắn ngay lập tức".
Sau khi Bộ Quốc phòng Sri Lanka ra lệnh cho quân đội "bắn ngay lập tức" bất cứ ai phá hoại tài sản công hoặc tấn công quan chức, thì lực lượng cảnh sát tại đất nước cũng được trao quyền tương tự trong ngày 11.5, theo Reuters.
Cùng ngày, Thống đốc ngân hàng trung ương Sri Lanka P. Nandalal Weerasinghe cho biết ông sẽ từ chức nếu các đảng phái chính trị không thể lập lại ổn định trong vòng 2 tuần tới. Ông nói nếu không có giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện tại, ngân hàng sẽ không thể tiến hành các biện pháp để khôi phục nền kinh tế.
Một chiếc xe bị đốt cháy bên ngoài nơi ở của cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa ở Colombo. Ảnh AFP
Người dân Sri Lanka tiếp tục bất chấp lệnh giới nghiêm toàn quốc để biểu tình phản đối chính phủ giữa lúc đất nước trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ năm 1948. Biểu tình đã biến thành bạo lực chết người, buộc Thủ tướng Mahinda Rajapaksa phải từ chức và sau đó đến ẩn náu tại một căn cứ hải quân.
Người biểu tình cũng kêu gọi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, em trai của thủ tướng, từ chức. Từ khi giành độc lập, chưa tổng thống nào từng bị phế truất thành công tại Sri Lanka.
Ngày 11.5, cảnh sát và binh lính đã tuần tra trên đường phố ở Weeraketiya, quê hương của gia đình Rajapaksa, nơi các cửa hàng và doanh nghiệp bị đóng cửa bởi lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài đến sáng 12.5.
Cảnh sát Sri Lanka cho biết, ngoài 38 ngôi nhà của các chính trị gia bị phá hủy, 75 ngôi nhà khác đã bị hư hại, theo CNN. Ít nhất 9 người thiệt mạng kể từ đầu tuần, song không rõ liệu tất cả những người này có liên quan trực tiếp đến biểu tình hay không. Hơn 200 người đã bị thương.
Trả lời NDTV trong ngày 11.5 để giải thích lệnh "bắn ngay lập tức", Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Kamal Gunaratne nói biện pháp này sẽ là biện pháp cuối cùng, chỉ được sử dụng khi không còn biện pháp nào khác.
"Những người vi phạm lệnh giới nghiêm, tham gia biểu tình và liên quan đến bạo lực đều là người Sri Lanka; cảnh sát và lực lượng an ninh cũng vậy. Chúng tôi không muốn bắn vào chính người của mình", ông nói.
Người biểu tình xếp hàng nhận bữa sáng trong dinh tổng thống Sri Lanka Khung cảnh xa hoa trong dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa làm nhiều người biểu tình cảm thấy choáng ngợp, nhất là khi nhiều người dân Sri Lanka đang thiếu thốn trăm bề. Những người biểu tình đã tràn vào dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa hôm 9/7. Nhiều người trong số họ nhảy xuống hồ bơi tắm mát và ngồi...