Mỹ điều tra đợt phát hành tiền số năm 2017 của Binance
Theo Bloomberg, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đang tiến hành điều tra Binance vì đợt phát hành token BNB năm 2017.
BNB Token hiện là tiền mã hóa lớn thứ năm thế giới. Theo Bloomberg, các điều tra viên đang xem xét liệu đợt phát hành token lần đầu (ICO) năm 2017 có cấu thành hành vi mua bán chứng khoán hay không. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Binance tiếp tục gặp rắc rối với các nhà chức trách Mỹ. SEC tiến hành nhiều hành động pháp lý đối với ICO, hoạt động phát hành token để huy động vốn. BNB nằm trong đế chế tiền mã hóa của Binance, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất hành tinh.
Changpeng Zhao, nhà sáng lập kiêm CEO Binance.
Trong một tuyên bố, Binance từ chối bình luận mà chỉ tiết lộ đang hợp tác với nhà chức trách, đáp ứng tất cả yêu cầu mà nhà quản lý đặt ra.
Trước khi BNB ra mắt năm 2017, Binance vạch ra kế hoạch trong sách trắng, nói rằng thanh khoản giới hạn trong 200 triệu đơn vị, một nửa số token bán ra thông qua ICO trên nhiều nền tảng. Khoảng 80 triệu dành riêng cho đội ngũ sáng lập Binance, bao gồm tỷ phú Changpeng Zhao hay CZ.
Sách trắng nêu rõ khoảng 85% số tiền huy động được trong ICO được dùng để xây dựng và tiếp thị sàn giao dịch toàn cầu của Binance. Để thu hút các nhà đầu tư đến với BNB, Binance đã giảm phí cho các nhà giao dịch. Họ cũng trả lương cho nhiều nhân viên bằng BNB.
Tuy nhiên, hiện tại, Binance không thực hiện một số điều ghi trong sách trắng, như dành 20% lợi nhuận mỗi quý của sàn để mua lại BNB. Trong một blog năm 2020, CZ cho biết thay đổi nhằm tránh BNB bị hiểu lầm là chứng khoán.
Vẫn theo Bloomberg, ngoài BNB, SEC sẽ điều tra giao dịch nội gián tại Binance và liên kết giữa chi nhánh Binance.US với hai công ty giao dịch có quan hệ với CZ. Hai công ty Merit Peak và Sigma Chain đóng vai trò như các “nhà tạo lập” thị trường, liên tục mua vào bán ra trên Binance.US để giúp giảm thiểu biến động giá.
Video đang HOT
Tiền mã hóa có thể nằm trong phạm vi quản lý của SEC nếu nhà đầu tư mua nó để gây vốn cho một dự án hay công ty với ý định kiếm lời. Nó dựa trên định nghĩa hợp đồng đầu tư của Tòa án tối cao Mỹ năm 1946.
Binance không đặt trụ sở tại quốc gia nào nhưng có nhiều chi nhánh trên toàn cầu. Trước đó, công ty này đối mặt với các cuộc điều tra từ Bộ Tư pháp, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai và Sở Thuế vụ. Gần đây, Binance được một số quốc gia tại Trung Đông và Châu Âu chấp thuận cho hoạt động trong nước, chẳng hạn Pháp, Italy, Dubai.
Trong suốt giai đoạn dịch Covid-19, giá trị của tiền mã hóa tăng mạnh, BNB cũng không phải ngoại lệ. Đồng tiền này đang giao dịch quanh mức 300 USD và có giá trị vốn hóa khoảng 48,5 tỷ USD. Nó là tính năng quan trọng trong hệ sinh thái tiền mã hóa không ngừng mở rộng của Binance, bao gồm mọi thứ từ ví điện tử đến chuỗi khối riêng.
Nếu BNB được xác định là chứng khoán, Binance sẽ ở vào vị trí tương tự Ripple Labs, công ty đang trong trận chiến pháp lý với SEC, sau khi cơ quan này kiện công ty và hai giám đốc vào tháng 12/2020 với cáo buộc vi phạm quy định khi bán token XRP. Ripple tranh luận token XRP có chức năng như một phương tiện trao đổi tiền mã hóa thay vì là một chứng khoán và lý thuyết của SEC là sai lầm.
Từ khi nắm quyền điều hành tháng 4/2021, Chủ tịch SEC Gary Gensler cho rằng hầu như tất cả ICO là chứng khoán và nên bị cơ quan của ông quản lý.
CEO Binance giải thích lý do vẫn niêm yết LUNA
Giám đốc Điều hành sàn giao dịch Binance cho rằng nguyên tắc của thị trường là phi tập trung, người dùng có quyền quyết định mua bán, sàn không can thiệp.
Thông qua chương trình AMA (Ask Me Anything) trên Reddit, Changpeng Zhao (CZ), ông chủ Binance, sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới phản hồi nhiều thắc mắc từ người dùng. Trong đó, các vấn đề liên quan đến thảm họa tiền số LUNA gần đây, được nhiều người quan tâm.
Binance hủy niêm yết LUNA để "ép" Terra hoạt động lại
Một người dùng hỏi Changpeng Zhao lý do Binance vẫn cho phép giao dịch LUNA, UST khi biết rõ Terra là một dự án thất bại và việc đúc token diễn ra liên tục.
Khác với thái độ trung lập về các dự án, CZ chỉ trích trực tiếp cách xử lý của đội ngũ Terra
"Trong một thế giới phi tập trung, còn có nhiều sàn giao dịch khác. Nếu chúng tôi ngừng giao dịch và giá biến động ở những nền tảng khác, người dùng sẽ nói gì? Chúng tôi tạm ngưng giao dịch trong một thời gian ngắn vì Terra dừng blockchain. Tôi nghĩ việc này có thể gây nhiều khiếu nại, nhưng buộc phải làm để gây áp lực, khiến các validator (trình xác thực) phải hoạt động trở lại sau vài giờ", CZ trả lời.
Ngoài ra, ông chủ Binance cho rằng không ai có thể ép buộc người khác mua LUNA bởi việc giao dịch tiếp diễn. Do đó, người dùng phải tự chấp nhận rủi ro cao khi khớp lệnh. Bản thân CZ cũng xin lỗi khách hàng vì Binance có một số quảng cáo với nội dung sai lệch về stablecoin UST. Ông cho biết sàn sẽ chịu trách nhiệm nếu nó gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Trong khi thảm họa LUNA diễn ra, sáng 13/5, sàn giao dịch Binance đã xóa các cặp giao dịch giao ngay (spot) LUNA với các đồng USDT, BTC, ETH, BNB. Giao dịch ký quỹ cũng bị ngừng với các cặp BUSD, USDT, BTC, ETH, UST. Hợp đồng vĩnh cửu LUNA/USDT cũng bị sàn Binance xóa và ngừng giao dịch lúc 8h30 ngày 13/5 (giờ Việt Nam).
Đến đêm cùng ngày, khi các trình xác thực của Terra hoạt động trở lại, Binance cũng mở các cặp giao dịch LUNA.
CZ từ chối giải cứu LUNA
Người dùng @emptystats đưa ra đề xuất CZ bỏ tiền cứu LUNA, xây dựng lòng tin từ người dùng, mở rộng hệ sinh thái BNB để cạnh tranh cùng Ethereum. "Ông chỉ cần bỏ 3-6 tỷ USD để thế chấp cho 10 tỷ UST lưu hành. Đổi lại, Binance sẽ nhận được lượng lớn LUNA 2.0", người này đề xuất. Tuy nhiên, Changpeng Zhao thẳng thừng từ chối.
Ông chủ Binance từ chối đề nghị bỏ tiền giải cứu LUNA.
"Tôi rất trân trọng đề nghị, cảm ơn vì đã tin tưởng. Nhưng câu trả lời đơn giản là không. Tôi đã quá bận và stablecoin cũng không phải chuyên môn của bản thân. Chúng ta nên làm thứ mình giỏi nhất. Tôi hi vọng cộng đồng sẽ tìm ra hướng giải quyết tối ưu và Binance luôn sẵn lòng hỗ trợ", ông chủ Binance phản hồi.
Dù từ chối đề nghị tiếp quản LUNA, ông Changpeng Zhao cho biết vẫn sẽ hỗ trợ việc chuyển đổi, nhận phân phối token LUNA 2.0 trong thời gian tới khi việc bỏ phiếu của cộng đồng Terra hoàn tất.
Bên cạnh đó, CZ cho biết từng hỗ trợ người dùng Binance gửi UST lên Anchor Protocol để nhận lãi 20% trước khi giao thức sụp đổ. Tuy nhiên, sàn giao dịch có hướng dẫn cụ thể và tuyên bố miễn trừ trách nhiệm.
Trước đó, CZ từng nhiều lần chỉ trích đội ngũ vận hành Terra vì cách giải quyết kém cỏi, dẫn đến gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư. "Phía Binance đã yêu cầu Terra khôi phục mạng lưới, đốt bớt LUNA và khôi phục mức neo giá 1 USD của stablecoin UST. Tuy nhiên, sàn giao dịch này không nhận được phản hồi từ dự án", Changpeng Zhao cho biết trên Twitter.
Chính quỹ đầu tư Binance cũng thiệt hại nặng bởi cú sập vừa qua. Cụ thể, năm 2018, Binance đầu tư 3 triệu USD vào hệ sinh thái Terra (LUNA), thu về 15 triệu token LUNA. Changpeng Zhao, CEO Binance cho biết khi ở mức giá đỉnh, khoản đầu tư của công ty này vào LUNA đạt 1,6 tỷ USD, tăng 560 lần so với số vốn bỏ ra. Theo thị giá hiện tại, số tiền này chỉ còn khoảng 2.931 USD.
Trước những khủng hoảng tiền số gần đây, một người dùng hỏi CZ tiền của nhà đầu tư sẽ ra sao nếu Binance phá sản.
"Tiền của người dùng được giữ tách biệt với với hoạt động của quỹ đầu tư và sàn giao dịch. Nếu Binance phá sản, tiền sẽ được trả cho người dùng trước tất cả các cổ đông", ông Changpeng Zhao trả lời.
CEO Binance nghi ngờ LUNA 2.0 Changpeng Zhao (CZ), CEO sàn giao dịch tiền điện tử mã hóa lớn nhất thế giới, cho biết 'nhiều người đang bày tỏ sự hoài nghi và tôi là một trong số đó' khi phát biểu suy nghĩ về LUNA 2.0. Lời nhận định tiêu cực về LUNA 2.0 được CZ đưa ra khi trả lời phỏng vấn với CoinTelegraph. Một lần nữa,...