Mỹ điều tra chống độc quyền với Google
Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền với Google với cáo buộc công ty sử dụng sức ảnh hưởng với thị trường để chống lại các đối thủ.
Vụ kiện có sự tham gia của 11 bang tại Mỹ và quy mô lớn tương tự hai vụ kiện chống độc quyền nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử là với Microsoft năm 1998 và AT&T năm 1974 từng khiến “đế chế” viễn thông, điện thoại di động của Bell System sụp đổ.
Đơn kiện khẳng định Google đã hành động bất hợp pháp để duy trì vị thế của mình trong lĩnh vực quảng cáo và dịch vụ tìm kiếm trên Internet. “Nếu không có sự can thiệp của tòa án, Google sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược chống lại sự cạnh tranh, làm tê liệt quy trình cạnh tranh, giảm lựa chọn của người tiêu dùng và cản trở sự đổi mới”, nội dung có đơn có đoạn.
Theo cáo buộc, hãng tìm kiếm số một thế giới đang chiếm tới hơn 90% thị phần dịch vụ tìm kiếm nói chung tại Mỹ và với riêng thiết bị di động là trên 95%. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, ông William Barr cho biết các nhà điều tra đã phát hiện Google không cạnh tranh về chất lượng kết quả tìm kiếm mà thay vào đó, họ mua quyền xuất hiện mặc định công cụ của mình trên các thiết bị công nghệ. “Kết quả cuối cùng là không ai có thể thách thức sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo”, Barr nói.
“Người tiêu dùng và các nhà quảng cáo là những bên chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ có ít sự lựa chọn, phải trả giá quảng cáo cao, kém cạnh tranh hơn”, đơn kiện viết và nói việc yêu cầu tòa án phá vỡ sự kìm kẹp của Google là để tăng sức cạnh tranh và duy trì sự đổi mới.
Khi được hỏi về hướng giải quyết cho vấn đề độc quyền của Google, như tách lẻ các mảng hoạt động của công ty này, Ryan Shores, một quan chức của Bộ Tư pháp nói biện pháp sẽ được đưa ra bởi tòa án sau khi nhận được đầy đủ các bằng chứng.
Video đang HOT
Bảng hiệu của Google bên ngoài một văn phòng của công ty tại California (Mỹ). Ảnh: Reuters
Đại diện của Google nói vụ kiện là một “thiếu sót sâu sắc” và “mọi người sử dụng Google vì họ chọn, không phải vì họ bắt buộc phải làm như thế hay không thể tìm được các lựa chọn thay thế khác”. Tuyên bố đầy đủ công ty dự kiến sẽ được công bố trong hôm nay.
Vụ kiện liên bang khởi xướng ngày 20/10 đánh dấu mốc hiếm hoi mà chính quyền của ông Trump có chung quan điểm với đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ Mỹ, thành viên của đảng Dân chủ, bà Elizabeth Warren trước đó đã ủng hộ lập trường này trên Twitter bằng chia sẻ “hãy hành động nhanh chóng, tích cực”, kèm hashtag #BreakUpBigTech. Trong khi đó, đảng Cộng hòa từ lâu duy trì quan điểm các công ty truyền thông xã hội như Google, phải hành động để giảm sự lan truyền của các quan điểm bảo thủ trên nền tảng của họ. Cả 11 bang tham gia vụ kiện đều có Tổng chưởng lý là người thuộc đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, sau thông tin vụ kiện sắp diễn ra, cổ phiếu của Alphabet bất ngờ tăng 1%. Neil Campling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu viễn thông và truyền thông công nghệ tại Mirabaud Securities, cho rằng các nhà lập pháp của Washington khó có thể thống nhất với nhau về cách thức, hành động chống lại Google.
“Nó giống như bạn cố gắng ngăn chặn điều gì đó đã xảy ra nhưng lại quá muộn để tránh thiệt hại. Google đã có vị thế độc quyền, đã đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng, AI, công nghệ, phần mềm và nhân sự. Bạn không thể giải quyết các vấn đề đã diễn ra hàng thập kỷ một cách đơn giản”, Neil nói.
Vụ kiện diễn ra hơn một năm sau khi Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) bắt đầu điều tra chống độc quyền với 4 “ông lớn” về công nghệ của nước này gồm Amazon, Apple, Facebook và Google.
Google gần đây phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý tương tự ở nước ngoài. Năm 2019, Liên minh châu Âu phạt công ty 1,7 tỷ USD vì ngăn các trang web sử dụng công cụ tìm kiếm của đối thủ để liên hệ với các nhà quảng cáo. Năm 2017, hãng cũng bị phạt 2,6 tỷ USD vì “ưu ái gà nhà” trong kết quả tìm kiếm về lĩnh vực mua sắm. Năm 2018, với lý do ngăn các đối thủ xuất hiện trên hệ điều hành Android, công ty cũng bị phạt 4,9 tỷ USD.
Google có thể sẽ phải bán trình duyệt Chrome
Các cuộc điều tra chống độc quyền đã dẫn tới những hệ quả khó lường cho các công ty công nghệ Mỹ, đặc biệt là Google.
Chỉ trong vài tháng trở lại đây, đã có nhiều cuộc điều tra về các hoạt động của các công ty công nghệ Mỹ, và Google cũng không nằm trong danh sách ngoại lệ. Bộ Tư pháp Hòa Kỳ cùng với các luật sư tiểu bang đang có những bước đi cứng rắn trong cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google. Theo một số nguồn tin, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang cân nhắc buộc Google phải bán trình duyệt Chrome và một phần của hoạt động quảng cáo kinh doanh sinh lời của trình duyệt này.
Yêu cầu này được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến điều tra chống độc quyền đối với Google đang trở nên ngày càng căng thẳng. Nếu quyết định này được thông qua, đây có thể sẽ là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ tòa án Hoa Kỳ ra lệnh thực thi một hành động nhất định đối với một công ty.
Google có thể sẽ phải bán trình duyệt Chrome nếu phán quyết của tòa án được thông qua
Theo những người trong cuộc, các nhà chức trách vẫn đang thảo luận về việc cắt giảm quyền kiểm soát của Google đối với thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu có giá trị tới 162.3 tỷ USD. Hiện tại phán quyết cuối cùng chưa được tuyên bố, tuy nhiên, các công tố viên có thể sẽ yêu cầu các chuyên gia trong ngành, các đối thủ cạnh tranh và các phương tiện truyền thông khác thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm làm suy yếu quyền kiểm soát của Google.
Chưa hết, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị một vụ kiện chống độc quyền khác với cáo buộc Google lạm dụng quyền kiểm soát thị trường công cụ tìm kiếm trực tuyến. Đơn kiện có thể sẽ được đệ trình vào tuần tới. Hiện tại cả Google và Bộ Tư pháp đều từ chối bình luận.
Google đang nắm quyền kiểm soát quá lớn đối với thị trường công cụ tìm kiếm
Tiểu ban Chống độc quyền của Chính phủ Hoa Kỳ gần đây tuyên bố rằng Google đã tạo ra một đế chế độc quyền khổng lồ. Điều này bao gồm việc ưu tiên các dịch vụ và sản phẩm do chính Google phát triển và ngăn chặn các dịch vụ từ bên thứ 3 cũng như các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó tạo nên một thế độc quyền khổng lồ trên mọi thị trường từ mảng quảng cáo cho tới cung cấp dịch vụ bản đồ công cộng. Báo cáo này cũng chỉ ra việc mảng cung cấp các dịch vụ đám mây cùng việc mua lại Fitbit có thể phần nào củng cố thêm sức mạnh cho đế chế độc quyền của Google.
"Google chiếm vị trí thống trị tuyệt đối trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm trực tuyết, chiếm lần lượt 81% và 94% các truy vấn tìm kiếm từ máy tính và thiết bị di động tại Hoa Kỳ", báo cáo cho biết.
Sundar Pichai, CEO của Google làm chứng trước một cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ về các cáo buộc có liên quan tới chính trị trong các kết quả tìm kiếm của công cụ Google
Ủy ban khuyến nghị Quốc hội cần phải sửa đổi bộ luật chống độc quyền để buộc các công ty công nghệ phải tách một số hoạt động kinh doanh của mình ra và khiến việc mua lại các công ty khác trở nên khó khăn hơn.
Hàng loạt ông lớn công nghệ bị cáo buộc vì hành vi thao túng và độc quyền Các ông lớn công nghệ như Amazon, Facebook hay Google bị cáo buộc liên quan tới tình trạng thao túng và độc quyền trong bản báo cáo hơn 400 trang của Hạ viện Mỹ. Một báo cáo dài hơn 400 trang vừa được Tiểu ban tư pháp về chống độc quyền của Hạ viện Mỹ đưa ra, trong đó có những cáo buộc...