Mỹ điều khu trục hạm USS Porter đến Biển Đen, chuẩn bị tập trận ‘Gió biển 2020′
Trong nỗ lực thể hiện cam kết với an ninh khu vực, tàu khu trục USS Porter của Mỹ chuẩn bị tập trận ‘Gió biển 2020′ với Hải quân Ukraine trên Biển Đen, gần Crimea.
Hạm đội 6 của Lực lượng Hải quân Mỹ hôm 19/7 cho biết, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Porter (DDG-78) đang hướng đến Biển Đen để tham gia tập trận hải quân chung với Ukraine.
“Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke – USS Porter (DDG 78) bắt đầu tiến vào Biển Đen hôm 19/7 nhằm tăng cường sự ổn định hàng hải khu vực, bằng cách tham gia vào cuộc tập trận chung lần thứ 20 giữa Mỹ và Ucraina – Sea Breeze 2020 (Gió biển 2020)”, Hải quân Mỹ cho biết.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Porter của Hải quân Mỹ. (Ảnh: AP)
Tàu khu trục USS Porter là chiến hạm thứ 5 của Mỹ tiến vào Biển Đen kể từ đầu năm 2020. Chiến hạm mới đây nhất ghé thăm Biển Đen là tàu khu trục USS Oak Hill và USS Porter. Trong thời gian ở Biển Đen, các tàu đã tham gia tập trận với Hải quân Bulgaria, Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Gruzia.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc cho biết những hoạt động này tái khẳng định cam kết của hải quân Mỹ với các đồng minh và đối tác NATO.
“Sự quay trở lại Biển Đen của USS Porter khẳng định lại cam kết của Hạm đội 6 và Hải quân Mỹ đối với các đồng minh và đối tác NATO của chúng tôi… Việc tham gia các cuộc diễn tập đa quốc gia như “Sea Breeze”, thể hiện hành động của Mỹ với chiến lược phòng thủ chung tại châu Âu”, Phó Đô đốc Gene Black, chỉ huy của Hạm đội 6, cho biết.
“Sea Breeze” là tập trận hải quân thường niên được tổ chức trên Biển Đen từ năm 1997. Cuộc tập trận “Sea Breeze 2020″ có sự tham gia của khoảng 2.000 quân từ 9 quốc gia. 27 tàu chiến và 19 máy bay. Các nước tham gia tập trận bao gồm Bulgaria, Pháp, Georgia, Na Uy, Romania, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Mỹ.
Nga chưa đưa ra bình luận về cuộc tập trận này, song Matxcơva phản đối các cuộc diễn tập quân sự của NATO trên Biển Đen – khu vực gần bán đảo Crimea được Nga sáp nhập năm 2014, đồng thời Nga cũng triển khai nhiều lực lượng để giám sát.
Việc Mỹ điều chiến hạm đến tập trận ở Biển Đen diễn ra trong bối cảnh mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper kêu gọi NATO tăng chi tiêu để ngăn chặn các đối thủ chiến lược hàng đầu của Washington, bao gồm Nga.
Tây Ban Nha mở lại biên giới với khu vực Schengen từ cuối tháng 6
Truyền thông Tây Ban Nha ngày 14/6 đưa tin quốc gia này sẽ mở cửa lại biên giới với các nước thuộc khu vực Schengen của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 21/6 tới.
Riêng với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha quyết định sẽ mở cửa biên giới vào ngày 1/7 như thông báo trước đó.
Lực lượng dân phòng Tây Ban Nha kiểm tra các phương tiện tại một trạm kiểm soát biên giới Tây Ban Nha - Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực giữa Tui và Valenca nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan mạnh ngày 16/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha thông báo sẽ cho phép du khách nước ngoài nhập cảnh vào ngày 1/7 tới mà không cần cách ly, trong khi quần đảo Balearic của nước này ở Địa Trung Hải có thể bắt đầu đón du khách vào ngày 15/6 theo chương trình thí điểm.
Mặc dù châu Âu từng là điểm nóng về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, song đà lây lan chậm dần ở nhiều quốc gia vốn bị dịch bệnh hoành hành mạnh nhất, như Tây Ban Nha, Italy và Pháp cho phép chính phủ các nước này dỡ bỏ các hạn chế xã hội.
Khu vực Schengen (người dân có thể tự do qua lại các nước mà không cần thị thực) bao gồm hầu hết các quốc gia EU, cùng Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Lichtenstein.
* Tại Anh, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak tuyên bố Chính phủ Anh sẽ khẩn trương đánh giá lại quy định giãn cách xã hội với khoảng cách tối thiểu 2m, trong nỗ lực nhằm giúp kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19.
Trả lời phỏng vấn, ông Sunak cho biết những tiến triển đạt được trong cuộc chiến chống dịch bệnh đồng nghĩa với việc Anh có thể có cái nhìn mới về quy định giãn cách, sau khi nhiều chủ lao động phàn nàn rằng điều này sẽ gây khó khăn cho việc nối lại hoạt động sau các biện pháp phong tỏa.
Ông Sunak nhấn mạnh quá trình đánh giá này sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và nhiều nhân vật khác, song bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ không gây nguy hiểm cho sự an toàn của cộng đồng.
Việc giảm bớt giãn cách xã hội sẽ cho phép 75% quán rượu có thể mở lại, thay vì chỉ có 30% quán được mở với quy định giãn cách 2m như hiện nay.
Theo Bộ trưởng Sunak, dữ liệu tuần trước cho thấy kinh tế Anh đã giảm 25% trong tháng 3 và tháng 4, qua đó phản ánh quy mô tác động của lệnh phong tỏa tới nền kinh tế. Ông nhận định cú sốc kinh tế do lệnh phong tỏa chỉ là tạm thời, việc mở lại lĩnh vực bán lẻ trong tuần này là bước đi quan trọng đối với quá trình phục hồi.
Theo kế hoạch, ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng sẽ là lĩnh vực tiếp theo được phép mở lại. Chính phủ Anh hiện cũng cân nhắc lại các phương án cách ly 2 tuần đối với những người nhập cảnh vào nước này và có khả năng sẽ thay đổi các quy định liên quan.
Chính phủ Anh đang đối mặt với nhiều áp lực từ ngành du lịch và nhiều lĩnh vực khác sau khi ban bố chính sách cách ly vào tuần trước. Các hãng hàng không cảnh báo điều này sẽ tác động tiêu cực tới việc làm và ngành du lịch.
Tại Nga, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 8.835 ca nhiễm mới và 119 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên 528.964 ca và 6.948 ca.
Châu Âu thận trọng dỡ bỏ phong tỏa, bài học từ Trung Quốc và Hàn Quốc Chỉ một phần Tây Ban Nha được dỡ bỏ phong tỏa, Chính phủ Anh ngày 11/5 cũng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế một cách thận trọng. Vui mừng xen lẫn e ngại là tâm trạng chung của nhiều người dân Pháp và Tây Ban Nha trong ngày 10/5, ngày cuối cùng trước khi lệnh phong tỏa do đại dịch Covid-19...