Mỹ điều chỉnh cảnh báo đi lại tới nhiều nước vì COVID-19
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa điều chỉnh các khuyến cáo đi lại liên quan đến tình hình dịch COVID-19, trong đó hạ mức cảnh báo đi lại với Canada và nâng mức khuyến cáo với một số nước khác.
Xe cộ từ Mỹ xếp hàng rồng rắn chờ qua biên giới Canada ngày 9-8 – Ảnh: REUTERS
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10-8, khuyến cáo đi lại tới Canada được hạ xuống mức 2, kêu gọi người dân cẩn trọng khi muốn đến nước này.
Dù đã hạ cảnh báo, chính quyền Mỹ đến nay vẫn chưa có kế hoạch nới lỏng hạn chế đối với du khách từ Canada vào Mỹ.
Trước đó, Canada đã quyết định mở cửa lại biên giới với Mỹ sau 16 tháng, cho phép các du khách Mỹ đã tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ vào nước này.
Theo Hãng tin Reuters, biện pháp cấm đi lại không cần thiết của Mỹ tại biên giới trên bộ với 2 nước láng giềng Canada và Mexico sẽ hết hạn vào ngày 31-8, nhưng nhiều khả năng sẽ tiếp tục được gia hạn.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nâng khuyến cáo lên mức 4, mức cao nhất và đồng nghĩa với cảnh báo không đi lại, đối với Iceland, Pháp và Israel. Mới tháng trước, Mỹ còn xếp Israel ở mức 1.
Trong khi đó, mức độ cảnh báo đi lại của Mỹ với một số nước bao gồm Áo, Kenya và Việt Nam được nâng lên cấp độ 3, kêu gọi cân nhắc khi đi du lịch.
Video đang HOT
Điều chỉnh của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cùng ngày với thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), trong đó nới lỏng cảnh báo đối với Canada xuống mức 2.
CDC Mỹ cũng nâng cảnh báo đối với các nước như Israel, Pháp, Thái Lan, Iceland do số ca mắc COVID-19 gia tăng ở những nước này.
Ngược lại, Liên minh châu Âu (EU) ngày 10-8 quyết định vẫn mở cửa với du khách Mỹ dù tỉ lệ ca mắc COVID-19 mới tại nước này đã vượt EU. Theo Hãng tin Bloomberg, tỉ lệ số ca bệnh mỗi ngày tại Mỹ đã tăng lên 270 ca/100.000 dân trong khi EU chỉ có 75 ca/100.000 dân.
Các tuyến hàng không giữa Mỹ và châu Âu đã khôi phục 50% so với trước đại dịch, sau khi EU cho phép công dân Mỹ đã tiêm ngừa nhập cảnh. Ở chiều ngược lại, Mỹ vẫn cấm nhập cảnh đối với công dân các nước châu Âu.
Những không phận nguy hiểm nhất thế giới
Việc Belarus gần đây chặn một chuyến bay từ Hy Lạp đến Lithuania đã khiến không phận nước này trở nên đầy rủi ro trong mắt các hãng hàng không quốc tế, nhưng không phận Belarus chưa phải là nơi nguy hiểm nhất.
Máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ vào năm 2014 ở miền đông Ukraine - Ảnh: REUTERS
Dựa theo cơ sở dữ liệu về vùng xung đột và rủi ro không phận của OpsGroup, mức độ rủi ro của không phận Belarus được xếp vào cấp độ 3, không phải là nơi nguy hiểm nhất thế giới.
Theo tạp chí Newsweek của Mỹ, cơ sở dữ liệu của OpsGroup dựa trên thông tin được một nhóm khoảng 7.000 phi công, điều phối viên, kiểm soát viên chia sẻ. Cơ sở dữ liệu này tập hợp các báo cáo từ các cơ quan quốc tế và theo dõi các sự kiện thế giới theo thời gian thực để xếp hạng rủi ro không phận của các quốc gia.
Cấp độ 3
Cấp độ 3 của Belarus tương ứng với khuyến cáo "Thận trọng", có nghĩa là "Tình hình chính trị, trật tự công cộng và an toàn hiện tại của du khách có thể tiềm ẩn rủi ro" hoặc "Không phận tiếp giáp với khu vực rủi ro".
Belarus được thêm vào danh sách này 2 ngày sau khi họ buộc chuyến bay của Hãng Ryanair bay từ Hy Lạp tới Lithuania phải hạ cánh ở Minks, nơi nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich bị bắt hôm 23-5.
Ngày 25-5, Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu đưa ra cảnh báo và lên án hành động của Belarus. Nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Canada và Mỹ đều lên án hành động của Belarus.
Không phận của Nga, một đồng minh lâu năm của Belarus, cũng bị xếp mức rủi ro cấp độ 3. Cảnh báo này bắt nguồn từ cuộc xung đột biên giới ở miền đông Ukraine, gần nơi chuyến bay của Malaysia Airlines được cho là bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không vào tháng 7-2014.
Ở Trung Đông, không phận của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng ở cấp độ 3 do có xung đột với Yemen.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng ở cấp độ 3 do các cuộc xung đột ở biên giới với Syria, và khu vực này cũng thường xuyên có các động thái gây nhiễu GPS (hệ thống định vị toàn cầu).
Việc gây nhiễu GPS cũng khiến không phận Philippines được xếp vào cấp độ 3.
Các vụ phóng tên lửa dưới bất kỳ hình thức nào đều gây nguy hiểm tới an toàn bay. Các cuộc thử nghiệm tên lửa không thường xuyên của Triều Tiên cũng khiến quốc gia này được xếp loại cấp độ 3.
Cấp độ 2
Các quốc gia có không phận nguy hiểm hơn sẽ được xếp vào cấp độ 2, với cảnh báo không phận "có rủi ro".
Toàn bộ phía đông bắc của châu Phi trải dài từ Ai Cập tới Kenya (ngoại trừ Djibouti) được coi là khu vực có mối nguy hiểm tiềm tàng, bao gồm sự hiện diện của nhóm chiến binh như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Al-Shabab.
Khu vực này cũng xảy ra bất ổn nội bộ giữa Sudan và Nam Sudan, cũng như xung đột dọc biên giới giữa Eritrea và Ethiopia.
Trong khi đó, Ukraine là quốc gia châu Âu duy nhất thuộc cấp độ 2 do cuộc chiến chống lại phe ly khai ở biên giới phía đông.
Cấp độ 1
Ở các khu vực thuộc cấp độ 1, các phi công được khuyến cáo "không bay". Chủ yếu bao gồm các khu vực đang diễn ra xung đột, các sân bay và máy bay bị nhắm mục tiêu.
Trong số các quốc gia này, Syria thường được coi là rủi ro cao nhất do số lượng máy bay quân sự của nhiều nước khác nhau. Trong các cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ, có nhiều máy bay quân sự bị bắn rơi, các máy bay dân sự bị quấy nhiễu và các sân bay bị tấn công.
Libya cũng nằm trong danh sách này do bị bao vây bởi 10 năm xung đột. Iraq cũng thuộc cấp độ 1 sau vụ ám sát chỉ huy lực lượng Quds của Vệ binh cách mạng Iran, thiếu tướng Qassem Soleimani, xảy ra tại sân bay quốc tế Baghdad vào tháng 1-2020.
Iran khi đó đã phản ứng dữ dội và bắn trả một loạt tên lửa về một căn cứ quân sự có lính Mỹ tại Iraq. Một tên lửa đất đối không của Iran đã bắn trúng một máy bay dân sự, khiến tất cả thành viên trên máy bay thiệt mạng.
Những yếu tố để Mỹ và Canada mở cửa biên giới trở lại Đã hơn một năm kể từ khi Chính phủ Canada và Mỹ ban hành lệnh cấm đối với hoạt động đi lại không thiết yếu giữa hai quốc gia. Với chiến dịch tiêm chủng đang tăng tốc ở cả Canada và Mỹ, câu hỏi được đặt ra là khi nào biên giới giữa hai nước có thể mở cửa trở lại. Theo một...