Mỹ điều 3.000 quân tới Đông Âu đối phó Nga
Mỹ thông báo sẽ đưa thêm 3.000 quân tới khu vực Đông Âu nhằm đối phó với Nga, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và phương Tây leo thang dồn dập trong thời gian qua.
Cố vấn quân sự Mỹ huấn luyện các quân nhân Ukraine cuối tháng trước ở khu vực Lviv, Ukraine (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, Mỹ sẽ điều 3.000 quân tới Ba Lan và Romania để bảo vệ Đông Âu trước các động thái của Nga, các quan chức của Washington thông báo hôm 2/2.
Video đang HOT
Hành động này diễn ra trong bối cảnh phương Tây cáo buộc Nga đã điều động lực lượng tới gần biên giới Ukraine để lên kế hoạch “động binh” với nước láng giềng, điều mà Moscow mạnh mẽ bác bỏ. Nga đồng thời đưa ra các đề nghị về mặt an ninh với Mỹ và NATO, trong đó bao gồm việc khối liên minh quân sự không tiếp tục mở rộng về Đông Âu.
Lầu Năm Góc cho biết, khoảng 1.000 quân ở Vilseck, Đức sẽ được đưa tới Romania, trong khi 1.700 quân nhân từ Fort Bragg, North Carolina sẽ tới Ba Lan. Khoảng 300 quân nhân khác từ Fort Bragg cũng được điều tới Đức.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng việc triển khai quân tới Đông Âu là nhất quán với những gì ông đã nói với người đồng cấp Vladimir Putin trước đó: “Chừng nào mà ông ấy còn tỏ ra quyết liệt, chúng tôi sẽ bảo đảm với các đồng minh NATO và Đông Âu rằng chúng tôi hiện diện tại đó”.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, mục tiêu của động thái này là gửi một “tín hiệu mạnh mẽ” tới ông Putin “và nói thẳng ra là với thế giới rằng NATO quan trọng với Mỹ và quan trọng với các đồng minh của chúng tôi”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết việc triển khai quân của Mỹ là một dấu hiệu mạnh mẽ của tình đoàn kết. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng hoan nghênh điều đó ủng hộ việc này, nói rằng phản ứng của liên minh đối với Nga là mang tính phòng thủ và tương xứng.
Các nỗ lực đạt được một giải pháp ngoại giao giữa Nga và NATO hiện có dấu hiệu bị đình trệ, khi các bên không thể tìm được tiếng nói chung liên quan tới các đề nghị về an ninh để tiến hành đàm phán.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, ông sẽ bàn bạc về cuộc khủng hoảng này với cả ông Biden và ông Putin trong những ngày tới để tìm cách ngăn căng thẳng leo thang. Trong khi đó, điện Kremlin tuyên bố rằng, Nga sẵn lòng trao đổi với bất cứ bên nào.
Giá dầu thế giới khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần 31/1, khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua, thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và Trung Đông.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,33 USD (1,5%), lên 88,15 USD/thùng. Giá của loại dầu này chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 vào cuối tuần trước và đánh dấu tuần tăng giá thứ sáu liên tiếp. Giá dầu WTI tăng 17% trong tháng 1/2022, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2021.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2022 tăng 74 xu Mỹ (0,8%), lên 89,26 USD/thùng.
Các nhà phân tích thị trường đều kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC , sẽ giữ nguyên chính sách tăng dần sản lượng khi nhóm này tiến hành cuộc họp chính sách vào ngày 2/2 tới. Hiện OPEC đang duy trì kế hoạch nâng sản lượng thêm 400.000 thùng mỗi ngày kể từ tháng Tám năm ngoái.
Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp của công tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho biết: "Nguồn cung tăng 400.000 thùng/ngày là quá ít để thị trường đánh giá và quan trọng hơn là không được OPEC đáp ứng hoàn toàn. Do đó, giải pháp ngắn hạn duy nhất để cân bằng cung-cầu trên thị trường sẽ đến từ OPEC , và được dẫn dắt bởi Saudi Arabia, nhà sản xuất có công suất dự phòng lớn nhất thế giới".
Căng thẳng địa chính trị liên quan đến các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã gia tăng trong tháng Một vừa qua. Người đứng đầu NATO cho biết, châu Âu cần đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng khi Anh cảnh báo rằng "rất có khả năng" căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng.
Mỹ cùng đồng minh tính điều thêm hàng nghìn quân tới "cửa ngõ" Nga Mỹ và các đồng minh đang thảo luận kế hoạch triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới Đông Âu nhằm đối phó với nguy cơ xung đột quân sự Nga - Ukraine. Lính Mỹ tham gia tập trận của NATO năm 2015 (Ảnh: AFP). 3 quan chức Mỹ hôm 26/1 cho biết, các đồng minh, trong đó có Romania, Bulgaria và Hungary,...