Mỹ điều 25 chiến đấu cơ tới Thái Bình Dương gửi thông điệp đến Trung Quốc
Không quân Mỹ sẽ điều động khoảng 25 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong tháng này, một động thái được cho là nhằm gửi thông điệp đến Trung Quốc.
Một phi đội F-22 của Mỹ (Ảnh: US Navy).
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ trong tuần này cho biết, 25 máy bay chiến đấu tàng hình từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hawaii và từ căn cứ Elmendorf-Richardson, Alaska trong tháng này sẽ được triển khai đến Guam và đảo Tinian trên quần đảo Mariana để tham gia cuộc tập trận mang tên Pacific Iron 2021.
Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của khoảng 10 máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagles và hai máy bay vận tải C-130J cùng khoảng 800 quân nhân.
Đợt triển khai phi đội với quy mô lớn bất thường này của Mỹ được cho là nhằm gửi thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng về hàng loạt vấn đề như Đài Loan, Biển Đông, Carl Schuster, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Hawaii, nhận định. Theo chuyên gia này, thông thường, phi đội F-22 thường chỉ triển khai từ 6-12 máy bay.
Video đang HOT
“Lực lượng không quân Hawaii muốn chứng minh rằng, họ có thể triển khai nhiều máy bay thế hệ 5 với thời gian ngắn hơn nhiều so với toàn bộ phi đội hiện có của Trung Quốc”, ông Schuster nói.
Ông cho biết, Không quân Trung Quốc hiện có khoảng 20-24 máy bay chiến đấu thế hệ 5 đang vận hành, trong khi Không quân Mỹ có khoảng 180 máy bay thế hệ 5 F-22. Tuy vậy, ông Schuster cũng nhận định, năng lực không quân của Bắc Kinh đang được cải thiện với tốc độ nhanh chóng.
F-22 Raptor là máy bay tiêm kích chiến thuật tàng hình, một phi công, hai động cơ thuộc thế hệ thứ năm, được phát triển cho Không quân Mỹ để thay thế các dòng F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. F-22 Raptor chính thức vào biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, là một trong hai mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới đã đi vào biên chế và thực chiến.
Sai sót trong báo cáo điều tra chung WHO - Trung Quốc
Báo Mỹ phát hiện mâu thuẫn hồ sơ bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trong báo cáo điều tra chung và WHO nói đây là "sai sót ngoài ý muốn".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận ca Covid-19 đầu tiên là bệnh nhân S01, một người đàn ông 41 tuổi, với trình tự bộ gene virus là EPI_ISL_403930, MT019531 và GWHABKH00000001 trong các cơ sở dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, báo cáo điều tra chung về nguồn gốc Covid-19 giữa WHO và Trung Quốc liệt kê một trình tự bộ gene khác, thuộc về người đàn ông 61 tuổi.
Tờ Washington Post của Mỹ phát hiện mâu thuẫn này và gửi câu hỏi cho WHO. Tổ chức xác nhận đây là "sai sót ngoài ý muốn" và sẽ chỉnh sửa, đồng thời xem xét khả năng xảy ra những sai sót khác.
WHO không giải thích lý do một bản đồ trong phụ lục báo cáo chung WHO -Trung Quốc dường như cho thấy ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở bờ bên này sông Trường Giang, trong khi chính quyền Vũ Hán năm ngoái thông báo bệnh nhân đầu tiên xuất hiện triệu chứng ngày 8/12/2019, sống ở bên kia sông, thuộc quận Vũ Xương.
Nhóm điều tra do WHO dẫn đầu tới Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc xem xét nguồn gốc Covid19 hồi tháng 2. Ảnh: Reuters .
Tarik Jasarevic, phát ngôn viên WHO, cho biết cơ quan này không thể bình luận về những gì chính quyền Vũ Hán công bố năm ngoái, nhưng câu hỏi về nơi sống của bệnh nhân đầu tiên không liên quan đến các giả thuyết về nguồn gốc Covid-19. Theo ông, vấn đề này không quan trọng bởi "đến hiện tại, bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận có lẽ không phải ca nhiễm đầu tiên".
Jasarevic nói rằng những sai sót trong báo cáo là do "lỗi chỉnh sửa", nhưng chúng không ảnh hưởng đến "quá trình phân tích dữ liệu cũng như kết luận".
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán hiện chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Hiện chưa rõ liệu những điểm này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu những gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Tuy nhiên, việc sửa dữ liệu sau vài tháng công bố báo cáo và ở năm thứ hai đại dịch, có thể lật lại câu hỏi vì sao tìm hiểu nguồn gốc đại dịch lại chậm chạp và phức tạp.
"Chúng tôi cần thêm giải thích về nguồn gốc sai sót và thông tin", Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, người hỗ trợ kỹ thuật cho WHO, nói. "Ai gây ra sai sót? Trung Quốc, nhóm điều tra hay chính WHO? Không có gì rõ ràng, và điều này khiến công chúng không tin tưởng tính toàn vẹn, nghiêm ngặt của cuộc điều tra nguồn gốc".
Jasarevic cho biết WHO đang tìm hiểu lý do cơ sở dữ liệu chính thức của Trung tâm Dữ liệu Genomics Quốc gia Trung Quốc (NGDC) cho thấy bệnh nhân S01 bắt đầu có các triệu chứng vào ngày 16/12/2019, muộn hơn một tuần so với thời điểm ngày 8/12 được ghi trong báo cáo của WHO.
Việc thiếu rõ ràng về bệnh nhân S01 dẫn đến khả năng ca Covid-19 sớm nhất được ghi nhận có thể là người khác, với báo cáo WHO đề cập người bán hải sản ở chợ Hoa Nam và những người khác bắt đầu có triệu chứng trước ngày 16/12. WHO cũng nêu rõ cụm dịch gia đình đầu tiên ở Vũ Hán không tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam. Báo cáo trước đây đưa ra những thông tin mâu thuẫn về mối liên hệ của gia đình này với chợ.
Theo Jasarevic, trình tự bộ gene virus cũng sẽ được sửa cho hai bệnh nhân khác trong báo cáo. S05 là một người đàn ông 61 tuổi đã chết, với trình tự gene EPI_ISL_403928, và S11 là một phụ nữ 52 tuổi với trình tự EPI_ISL_403929.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa" Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo cứng rắn sau khi máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống đảo Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian (Ảnh: China Daily). Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian ngày 15/7 kêu gọi Mỹ "không đùa với lửa", ngay lập tức dừng các hành động khiêu...