Mỹ diệt 1 thủ lĩnh Somalia, trả mối thù 4 năm
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ đã giết chết một thủ lĩnh quân sự cấp cao người Somalia bị cáo buộc chủ mưu vụ tấn công năm 2020 vào căn cứ quân sự ở Kenya khiến 3 người Mỹ thiệt mạng.
Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin Daud Aweis của Somalia xác nhận với tờ The Washington Post hôm 22.11.
Theo đó, Moalim Ayman, lãnh đạo một đơn vị trong nhóm tay súng al-Shabab chịu trách nhiệm vụ tấn công khủng bố ở Kenya và Somalia, đã bị giết trong một cuộc oanh tạc bằng UAV tại thành trì Jilib của nhóm ở miền nam Somalia vào ngày 17.12.
Jaysh Ayman, tên gọi đơn vị của Moalim Ayman, nổi lên vào năm 2014 với tư cách là nhóm chính của al-Shabab ở Kenya và đã tấn công các nhà thờ, đồn cảnh sát, khách sạn,… Năm 2015, nhóm tấn công Đại học Garissa, giết chết 148 người, hầu hết là sinh viên. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Kenya kể từ vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ năm 1998.
Quân Mỹ đóng ở Somalia năm 2019. Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Video đang HOT
Bộ trưởng Aweis nói: “Chúng tôi có thể xác nhận 100% rằng đây là người đó. Phải mất vài ngày để đưa ra xác nhận cuối cùng, chúng tôi đã thực hiện vào ngày hôm qua”.
Sự chậm trễ trong việc thông báo về cái chết của Moalim Ayman có thể là do thiếu dữ liệu về gen.
Ông Aweis từ chối cho biết cái chết được xác nhận như thế nào hoặc cung cấp thêm thông tin, bao gồm bất kỳ điều gì về kế hoạch tấn công, chỉ nói rằng: “Hắn ta đã là mục tiêu trong một thời gian rất dài. Việc thu thập thông tin tình báo được thực hiện với sự cộng tác của các đối tác của chúng tôi và chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin nào nữa”.
Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ, nơi thông báo về cuộc không kích ngày 17.12, biết về các báo cáo này.
Chính phủ Mỹ cho biết Moalim Ayman chủ mưu vụ tấn công ngày 5.1.2020 vào một căn cứ quân sự ở Kenya khiến 2 phi công và 1 chuyên gia quân đội nước này thiệt mạng, 3 người khác bị thương. 6 máy bay Mỹ cũng bị phá hủy, theo Reutes.
Lầu Năm Góc đã sử dụng căn cứ này để thực hiện các chuyến bay giám sát vào Somalia và huấn luyện cũng như hỗ trợ chống khủng bố cho các đối tác Đông Phi. Mỹ sau đó đã treo thưởng 10 triệu USD cho ai tiêu diệt được Moalim Ayman.
Al-Shabab, vốn đã kiểm soát phần lớn Somalia, đã tuyên chiến với Kenya sau khi lực lượng Kenya tiến vào Somalia vào tháng 10.2011 để đáp trả một loạt vụ bắt cóc trên đất Kenya.
Al-Shabab nói rằng thường dân Kenya là mục tiêu hợp pháp vì họ đã bỏ phiếu cho chính phủ tuyên chiến với nhóm này.
Lực lượng này cũng đã gây chiến với Mỹ kể từ năm 2006, khi quân đội Ethiopia tiến vào Somalia với sự hỗ trợ của Lầu Năm Góc.
Khi còn tại vị, Tổng thống Donald Trump đã rút quân Mỹ khỏi Somalia. Tuy nhiên, quyết định này sau đó đã bị người kế nhiệm là ông Joe Biden đảo ngược.
Với sự hậu thuẫn của quốc tế, chính phủ Somalia do Tổng thống Hassan Sheikh Mohamud lãnh đạo đã tiến hành một cuộc tấn công chống lại al-Shabab, với sự hỗ trợ của các dân quân bộ tộc.
Tuy nhiên, kế hoạch đã chậm lại sau khi xuất hiện sự chia rẽ giữa một số lãnh đạo dân quân bộ tộc và chính phủ, và những cuộc tấn công gần đây đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt.
Chiến hạm châu Âu, Ấn Độ "săn" cướp biển ngoài khơi Somalia
Một chiến hạm của Tây Ban Nha và một chiến hạm khác của Ấn Độ được lệnh ứng cứu tàu thương mại treo cờ Malta, nghi bị cướp biển tấn công ngoài khơi Somalia.
Reuters hôm nay (16/12) dẫn thông báo của lực lượng chống cướp biển thuộc Liên minh châu Âu (EU) EUNAVFOR xác nhận chiến hạm Victoria của Tây Ban Nha đang di chuyển hết tốc lực về vị trí tàu hàng Ruen ở khu vực cách bờ biển Somalia 500 hải lý về phía Đông, sau khi nhận tin con tàu bị cướp.
Hình ảnh mới nhất của tàu Ruen do Hải quân Ấn Độ công bố.
Tàu Ruen treo cờ Malta và dường như đã bị cướp biển chiếm quyền điều khiển từ ngày 15/12. Reuters dẫn lời nguồn tin từ vùng ly khai Puntland của Somalia nói rằng, "6 người bạn cướp biển" của anh ta đã "bắt được một con tàu và sẽ đưa nó đến vùng biển phía Đông Puntland".
Cùng ngày, Hải quân Ấn Độ xác nhận họ đã triển khai lực lượng, bao gồm một máy bay tuần tra, tiếp cận khu vực tàu Ruen bị tấn công, theo HindustanTimes. Máy bay của Ấn Độ đã bay qua tàu Ruen và "tiếp tục theo dõi hoạt động của tàu, vốn đang di chuyển về hướng bờ biển Somalia".
Thông tin của Hải quân Ấn Độ cho biết thêm, tàu Ruen có thủy thủ đoàn gồm 18 người. Con tàu đã bị một nhóm 6 người lạ mặt đổ bộ khi đang di chuyển ở biển Arab. Tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã được triển khai tại Vịnh Aden "để chặn tàu Ruen", nhưng chưa rõ chi tiết.
Đây dường như là lần đầu tiên một tàu thương mại bị cướp biển chiếm quyền điều khiển ngoài khơi Somalia sau 6 năm. Tháng 3/2017, một nhóm cướp biển đã chiếm tàu chở dầu Aris 13 cùng 8 thủy thủ người Sri Lanka, nhưng phải thả tàu này sau trận đấu súng với hải quân EU.
Vùng biển ngoài khơi Somalia là một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới, đồng thời từng là khu vực nguy hiểm nhất do cướp biển hoành hành. Tuy nhiên, tần suất các vụ cướp bóc xảy ra ngày một giảm do các chiến dịch mạnh tay của cộng đồng quốc tế.
Tàu chiến Tây Ban Nha điều tra khả năng bị cướp của tàu Ruen Một tàu hải quân Tây Ban Nha đang chạy hết tốc lực về phía một tàu thương mại treo cờ Malta có thể đã bị tấn công bởi cướp biển ngoài khơi Somalia. (Photo: EUNAVFOR) Lực lượng chống cướp biển Somali của Liên minh châu Âu cho biết rằng một tàu hải quân Tây Ban Nha đang chạy hết tốc lực về phía...