Mỹ đi ngược WTO, cá tra Việt Nam kẹt đường xuất khẩu
Cá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị kiểm tra gắt gao từ quy trình chọn giống, thức ăn, quy trình chế biến phải đồng nhất với Mỹ.
Ngày 8/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam tổ chức buổi gặp gỡ với ông John P.Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Mỹ, thông tin về chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ.
Ông Connelly cho biết, từ 25/11, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ban hành các quy định mới đối với những nhà cung cấp cá da trơn, trong đó yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và nhà xưởng chế biến đối với các nhà sản xuất trong và ngoài nước (hầu hết từ Việt Nam), nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất.
Theo đó, sản phẩm cá tra và cá ba sa của Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) chứ không còn thuộc quyền quản lý của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ như trước đây.
FSIS giám sát chặt chẽ từ khâu tạo giống, thức ăn chăn nuôi, các loại kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi, các quy trình, hệ thống của nhà máy chế biến, đóng gói, dán nhãn, ghi rõ trọng lượng phi lê, trọng lượng nước, vận chuyển, kho nhập khẩu, phân phối ra thị trường Mỹ đến hệ thống các nhà hàng Mỹ sử dụng sản phẩm cá tra phục vụ thực khách tại Mỹ.
Có nghĩa cá tra ở Mỹ nuôi theo tiêu chuẩn nào thì cá tra Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện đó. Chi phí của DN sản xuất chế biến Việt Nam tăng, những nhà nhập khẩu cũng gặp nhiều áp lực về kiểm tra, giám sát.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sau khi có hiệu lực từ tháng 3/2016, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam có thêm 18 tháng chuẩn bị đáp ứng các quy định của FSIS.
Kể từ ngày 1/9/2017, sản phẩm cá tra của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải được chứng nhận Tiêu chuẩn tương đồng của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Mỹ tự nhận tiêu chuẩn đưa ra với cá tra Việt Nam là ngược với WTO. Ảnh: Ngọc Trinh
Theo ông John Connelly, quy định này trái với các tiêu chí của WTO. Vì vậy, phía Việt Nam vừa tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra chế biến sang Mỹ vừa theo dõi tiến trình của quy định này.
Do vậy, trong trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm tra, giám sát các khâu sản xuất, chế biến cá tra của Việt Nam mà không cấp chứng nhận tiêu chuẩn tương đồng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dựa vào hai tiêu chí “sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và không làm hạn chế thương mại của hàng nhập khẩu” gửi hồ sơ phản đối lên WTO để được xem xét.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, quy định này sẽ gây khó khăn cho con cá tra Việt Nam cũng như nhiều loại cá da trơn khác. Phía người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu của Mỹ sẽ không được quyền lựa chọn sản phẩm mà họ muốn.
Ông Hòe cho biết thêm, trước tháng 3/2016, Việt Nam phải cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh hiện đang xuất khẩu, cũng như văn bản đã tuân thủ theo quy định nhập khẩu hiện hành của FDA.
Trước mắt, các doanh nghiệp vẫn thực hiện xuất khẩu bình thường sang thị trường Mỹ cho đến ngày 1/9/2017. Tuy nhiên, trước quy định mới trên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về các quy định của Mỹ, đồng thời chuẩn bị để thích ứng với yêu cầu của thị trường Mỹ.
Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu như tiêu chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản), GlobalGAP (Thực hành thủy sản tốt toàn cầu) và các tiêu chuẩn khác của thị trường Mỹ như BAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), FarmBill (Luật Nông trại Mỹ)…
Theo_Báo Đất Việt
Tập huấn chuyên sâu 3 quy trình giám định ma túy
Sáng nay 25-11, CATP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tập huấn chuyên sâu 3 quy trình giám định ma túy cho cán bộ giám định, cán bộ điều tra tội phạm về ma túy thuộc Phòng CSĐTTP về ma túy, CAQ, CAH và thị xã.
Dưới sự truyền đạt của Thượng tá Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm giám định ma túy, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), các học viên tham dự Hội nghị tập huấn đã nắm bắt chi tiết, chuyên sâu các quy trình giám định gồm: Chất ma túy tổng hợp, tiền chất trong các vụ án sản xuất trái phép chất ma túy; quy trình giám định chất ma túy trong phòng thí nghiệm và quy trình giám định ma túy trong nước tiểu.
Công tác giám định ma túy góp phần quan trọng trong việc đấu tranh hiệu quả các đối tượng tội phạm ma túy
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc CATP Hà Nội nhấn mạnh, công tác kỹ thuật hình sự, giám định ma túy những năm qua đã góp phần quan trọng giúp Cơ quan CSĐT tội phạm về ma túy điều tra, khám phá các vụ án và có tác dụng đấu tranh, phòng ngừa tệ nạn ma túy trên địa bàn Thủ đô.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy rất phức tạp, ngày càng xuất hiện nhiều dạng, loại ma túy mới. Phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, liều lĩnh.
Ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy với sức phá hủy tàn phá cơ thể, hệ thần kinh khủng khiếp
Bên cạnh đó, một số cán bộ điều tra tội phạm về ma túy còn chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác phát hiện, thu lượm, bảo quản, phân loại mẫu vật... đặc biệt là những vụ án sản xuất trái phép chất ma túy với hàng trăm loại chất được thu giữ.
Đồng chí Phó Giám đốc yêu cầu thông qua tập huấn các học viên phải nâng cao nhận thức, nắm chắc, sử dụng thành thạo về công tác giám định ma túy; vận dụng hiệu quả vào thực tế nhiệm vụ; triển khai có hiệu quả công tác giám định cũng như tham mưu đề xuất chuyên sâu cho chỉ huy các đơn vị trong công tác giám định, điều tra, bắt giữ tội phạm ma túy, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Theo_An ninh thủ đô
Rau an toàn đến nhà, giải tỏa mối lo nội trợ Hiện nay, lo ngại trước việc rau chứa dư lượng thuốc trừ sâu gây hại sức khoẻ, người nội trợ đổ xô tìm mua rau sạch với sự lầm tưởng rau sạch là rau không có thuốc trừ sâu, không bón chất dinh dưỡng. Từ đó, nhiều chị em có xu hướng mua rau còi, bị đục lỗ, có sâu... mà không biết...