Mỹ đề xuất chi 22,8 tỷ USD hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn
Ngày 10/6, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Mỹ đã đưa ra một dự luật cung cấp hơn 22,8 tỷ USD viện trợ cho các nhà sản xuất chất bán dẫn.
Khoản viện trợ này nhằm mục đích thúc đẩy xây dựng các nhà máy sản xuất chip ở Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ chiến lược với Trung Quốc.
Để xây dựng các nhà máy sản xuất chip cần phải có nguồn vốn lên tới 15 tỷ USD, với phần lớn chi phí dưới dạng các công cụ đắt tiền. Đề xuất này sẽ tạo ra khoản tín dụng thuế thu nhập hoàn lại 40% cho thiết bị bán dẫn, 10 tỷ USD trong quỹ liên bang để phù hợp với các ưu đãi của nhà nước để xây dựng nhà máy và 12 tỷ USD tài trợ cho nghiên cứu và phát triển.
Mỹ: Đề xuất 22,8 tỷ USD viện trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn
Video đang HOT
Nguồn tài trợ này sẽ được giao cho Bộ Quốc phòng sử dụng theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để thành lập và tăng cường khả năng sản xuất chất bán dẫn trong nước. Trong khi một mạng lưới các xưởng đúc đáng tin cậy, có thể tồn tại ở Mỹ để giúp cung cấp chip cho chính phủ Mỹ, nhiều chip vẫn phải có nguồn gốc từ Châu Á.
Dự luật này đã được các Thượng nghị sĩ của lưỡng viện đưa ra giới thiệu tại Thượng viện và dự kiến sẽ được đưa ra giới thiệu tại Hạ viện vào ngày 11/6.
Trong khi một số công ty của Mỹ như Intel và Micron Technology vẫn sản xuất chip tại Mỹ nhưng trọng tâm của ngành công nghiệp bán dẫn đã chuyển sang châu Á, nơi Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) chiếm hơn một nửa thị trường tổng thể cho các loại chip sản xuất theo hợp đồng và nắm giữ nhiều công nghệ chip tiên tiến nhất.
Các công ty, bao gồm nhà sản xuất iPhone là Apple, Qualcomm và Nvidia đều dựa vào TSMC và các xưởng đúc châu Á khác để sản xuất chip của họ.
Những cú sốc kép của đại dịch Covid-19, làm gián đoạn chuỗi cung ứng chip và động thái của Bắc Kinh nhằm tăng cường kiểm soát Hồng Kông đã báo động cho Washington về việc sản xuất chip tiên tiến tập trung ở Đài Loan, một đồng minh của Mỹ, khiến họ phải chi hàng tỷ USD để củng cố ngành công nghiệp sản xuất chip trong nước.
Tháng trước, nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan – TSMC cho biết họ đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở bang Arizona của Mỹ.
Oppo thuê tướng MediaTek về sản xuất chip riêng
Oppo vừa được ghi nhận đã thành lập một nhóm phát triển chip ở Thượng Hải (Trung Quốc) và thuê những nhân tài trong ngành bán dẫn, trong đó có nhiều giám đốc điều hành hàng đầu của MediaTek.
Oppo muốn tránh phụ thuộc vào các công ty khác trong việc phát triển chip
Theo GSMArena, một trong những lãnh đạo của MediaTek được Oppo thuê mới đây là COO Jeffery Ju. Ông Ju cũng là người đang tham gia hoạt động phát triển chip 5G. Ông sẽ gia nhập đội ngũ phát triển chip của Oppo trong vài tháng tới.
Được biết, Oppo đã thiết kế chip riêng trong vài năm qua nhưng chỉ bắt đầu tăng cường nỗ lực này từ năm ngoái sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm các công ty Trung Quốc, đặc biệt là Huawei. Báo cáo cho biết, vào đầu năm nay, Oppo đã tuyển các kỹ sư từ OnePlus và Realme cho nhiệm vụ của mình. Ngoài ra công ty cũng thuê các kỹ sư từ nhà phát triển chip di động lớn thứ hai của Trung Quốc UNISOC và nhiều nhân vật đến từ bộ phận bán dẫn HiSilicon của Huawei.
Oppo tin rằng đây là một quá trình tốn kém và lâu dài nhưng hy vọng sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp của Mỹ trong tương lai. Oppo hiểu được việc sở hữu khả năng thiết kế chip sẽ giúp họ kiểm soát nhiều hơn chuỗi cung ứng của mình.
Cũng theo Oppo, họ đã có những kỹ thuật liên quan đến chip và bất kỳ khoản đầu tư vào R&D nào cũng sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Samsung mở rộng hoạt động sản xuất chip Samsung vừa tuyên bố có kế hoạch tăng công suất đúc chip tại một nhà máy ở Pyeongtaek, Hàn Quốc, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với các giải pháp khắc tia cực tím (EUV). Samsung sẽ có tổng cộng 7 dây chuyền đúc trên khắp Hàn Quốc và Mỹ vào năm sau Theo Neowin, dây chuyền...