Mỹ đề cao vị thế Việt Nam trong an ninh y tế
Việc đặt văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội cho thấy Mỹ coi trọng hợp tác với Việt Nam nhằm giải quyết thách thức an ninh phi truyền thống, theo chuyên gia.
“Chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam là một bên tham gia tích cực trong việc tiếp cận các cơ chế trong khu vực, như ASEAN. Việt Nam cũng rất tích cực trong chương trình nghị sự về an ninh y tế toàn cầu”, tiến sĩ John MacArthur, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khu vực Đông Nam Á, hôm nay giải thích lý do Mỹ đặt văn phòng trung tâm này tại Hà Nội.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, nói với VnExpress rằng quyết định đặt văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội cho thấy Mỹ đánh giá cao vị thế của Việt Nam tại Đông Nam Á trong lĩnh vực an ninh y tế tại khu vực.
Phó tổng thống Mỹ Harris phát biểu tại lễ khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á ở Hà Nội ngày 25/8. Ảnh: Vũ Anh .
“Động thái này mang ý nghĩa chiến lược lâu dài về hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực an ninh y tế, sức khỏe”, đại tá Tâm cho biết.
Theo ông, an ninh y tế và sức khỏe đang được cả thế giới coi là ưu tiên cao nhất trong thời điểm hiện tại, khi Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu cũng như ở nhiều nước Đông Nam Á.
Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, đầu năm 2020 từng coi Covid-19 là vấn đề có tính chất ngắn hạn và không quan tâm thích đáng để xử lý đại dịch. Tuy nhiên, 18 tháng sau, ứng phó Covid-19 trở thành vấn đề chiến lược dài hạn toàn cầu, chuyên gia nhận định.
Video đang HOT
“Khi đại dịch diễn ra, một số nước tung ra chiến lược ngoại giao vaccine nhằm tranh thủ đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia khác”, đại tá Tâm nói. “Nhưng người Mỹ có cách tiếp cận dài hơi hơn, đó là thúc đẩy ngoại giao y tế, một trong các vấn đề thuộc ngoại giao phi truyền thống”.
Trong họp báo qua điện thoại hôm nay, ông Mitchell Wolfe, Giám đốc Y tế của CDC, cho hay văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội sẽ xây dựng quan hệ với các đối tác và các nước trong khu vực, cũng như tăng cường các vấn đề an ninh y tế then chốt như khoa học thí nghiệm, phát triển nhân lực, chuẩn bị ứng phó tình huống khẩn cấp, hay xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 và các đợt bùng phát trong tương lai.
“Văn phòng khu vực Đông Nam Á sẽ tạo điều kiện mở rộng phạm vi các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi để tăng cường năng lực ứng phó nhanh với các đợt bùng phát”, ông Wolfe nói.
Văn phòng này cũng phối hợp với các đối tác để củng cố hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các bệnh lây từ động vật sang người và bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người như các bệnh có triệu chứng giống cúm (ILI)/bệnh hô hấp cấp tính nặng (SARI), cúm gia cầm, cúm lợn, virus từ dơi, thông qua mạng lưới các địa điểm giám sát đa quốc gia.
Đại tá Tâm nhận định ý nghĩa quan trọng nhất với Việt Nam khi CDC Mỹ mở văn phòng khu vực ở Hà Nội là “giúp chúng ta tăng một cách toàn diện năng lực kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh”, khi đặt vấn đề này thành nhiệm vụ chiến lược lâu dài thay vì “chỉ đơn giản nhập khẩu vaccine hay chuyển giao công nghệ vaccine”.
“Đây là một trong các phương cách để Việt Nam bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa nhằm ngăn ngừa và chống lại một trong các thách thức an ninh phi truyền thống”, ông nhấn mạnh.
Quyết định đặt văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội được công bố khi Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm Việt Nam từ ngày 24-26/8. Trong chuyến thăm này, bà Harris khẳng định Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế và đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực.
Phó tổng thống Mỹ cũng tuyên bố tặng Việt Nam hơn một triệu liều vaccine, nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Quyết định này nâng tổng số vaccine Mỹ tặng Việt Nam lên hơn 6 triệu liều. Theo dữ liệu Nhà Trắng công bố hồi đầu tháng, Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận nhiều vaccine nhất từ Mỹ trong chương trình COVAX.
Lý do CDC Mỹ đặt văn phòng khu vực tại Việt Nam
Việc Việt Nam thể hiện được vai trò quan trọng trong khu vực là một trong số lý do CDC chọn đặt văn phòng Đông Nam Á tại đây.
"Chúng tôi đánh giá cao mối quan hệ lâu dài với người dân Việt Nam", tiến sĩ y khoa John MacArthur, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khu vực Đông Nam Á, nói trong cuộc họp báo qua điện thoại sáng nay.
Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á đã được khai trương tại Hà Nội chiều 25/8, với sự tham dự của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Giám đốc CDC Mỹ, cùng các bộ trưởng y tế đến từ 11 quốc gia.
Tiến sĩ MacArthur cho rằng nước Mỹ nói chung và CDC nói riêng có lịch sử hợp tác lâu năm và mạnh mẽ với Việt Nam trong xử lý một số dịch bệnh nghiêm trọng, như HIV, cúm, SARS và nhiều căn bệnh khác. Ông cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) tiếp Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại văn phòng chính phủ ở Hà Nội hôm nay. Ảnh: Giang Huy .
"Chúng tôi nhận thức được vai trò của Việt Nam trong ASEAN", ông nói khi giải thích lý do CDC đặt văn phòng khu vực ở Hà Nội, thêm rằng Việt Nam đã luôn chào đón và ủng hộ việc hợp tác với CDC Mỹ. Ngoài ra, CDC coi Việt Nam là quốc gia luôn tích vực tham gia vào công việc của các cơ quan khu vực và chương trình nghị sự y tế toàn cầu.
"Không chỉ là cam kết 5 năm hay 10 năm, chúng tôi nghĩ mối quan hệ chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Mỹ sẽ là một sự hợp tác lâu dài", ông MacArthur cho hay.
Văn phòng CDC Đông Nam Á là một trong bốn văn phòng cấp khu vực trên toàn thế giới, gồm CDC khu vực Nam Mỹ ở Brazil, CDC khu vực Trung Đông và Bắc Phi ở Oman, CDC khu vực Trung Á ở Gruzia.
Giải thích về cách thức hoạt động của văn phòng khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội, Mitchell Wolfe, Giám đốc Y tế của CDC, cho hay văn phòng sẽ xây dựng các mối quan hệ với đối tác và các nước trong khu vực, cũng như tăng cường các vấn đề an ninh y tế then chốt như khoa học thí nghiệm, phát triển nhân lực, chuẩn bị ứng phó tình huống khẩn cấp, hay xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 và các đợt bùng phát trong tương lai.
"Văn phòng khu vực Đông Nam Á sẽ tạo điều kiện mở rộng phạm vi các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi để tăng cường năng lực ứng phó nhanh với các đợt bùng phát", ông Wolfe nói.
Văn phòng này cũng phối hợp với các đối tác để củng cố hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các bệnh lây từ động vật sang người và bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người như các bệnh có triệu chứng giống cúm (ILI)/bệnh hô hấp cấp tính nặng (SARI), cúm gia cầm, cúm lợn, virus từ dơi, thông qua mạng lưới các địa điểm giám sát đa quốc gia.
Đề cập đến đại dịch Covid-19 ở Đông Nam Á, tiến sĩ MacArthur nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tiêm chủng, cho rằng đây là công cụ để chế ngự đại dịch, trong bối cảnh biến chủng Delta đang lây lan ở nhiều nước trong khu vực.
Mỹ tới nay đã chia sẻ hơn 23 triệu liều vaccine cho khu vực Đông Nam Á, trong tổng số 110 triệu liều chuyển cho thế giới. Ngoài ra, Washington đã cung cấp hơn 150 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp cho các nước trong khu vực để thúc đẩy tiêm vaccine và giúp đỡ bệnh nhân Covid-19.
"Nhiều nước trong khu vực đang làm rất tốt, đi đúng hướng trong việc đẩy ca nhiễm giảm xuống và cố gắng kiểm soát đại dịch", MacArthur nhấn mạnh.
Việt Nam bình luận chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Lloyd Austin giúp tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân, quân đội hai nước, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28-29/7 theo...