Mỹ đẩy nhanh nỗ lực tiêm phòng COVID-19 trước mùa Thu – Đông
Ngày 22/5, Giám đốc Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky đã phê chuẩn khuyến nghị của ủy ban cố vấn độc lập của CDC về miễn dịch về việc tiêm mũi thứ ba bằng vaccine của hãng Pfizer cho nhóm tuổi từ 5-11.
Tuy nhiên, nhu cầu vaccine cho nhóm trẻ nhỏ hơn đang tăng lên tại Mỹ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Walensky cho biết nước Mỹ đang chứng kiến sự gia tăng số ca mắc COVID-19 theo ngày, trung bình lên tới 94.000 ca/ngày trong 7 ngày qua, bên cạnh 3.000 ca nhập viện và 275 ca tử vong mỗi ngày. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cũng dự báo một làn sóng COVID-19 vào mùa Thu và Đông tới, khi tác động miễn dịch của các đợt tiêm vaccine hiện nay giảm dần. Dự báo có thể có 100 triệu ca nhiễm và số ca nhập viện và tử vong cũng sẽ tăng.
Cùng ngày, điều phối viên của Nhà Trắng về ứng phó với đại dịch COVID-19, Tiến sĩ Ashish Jha đã kêu gọi Quốc hội phê chuẩn tiền tài trợ cho các các nguồn lực phòng chống COVID-19 trước nguy cơ xuất hiện với các làn sóng lây nhiễm mới này. Ông cảnh báo rằng nếu không có thêm ngân sách, nước Mỹ sẽ “bước sang mùa Thu và mùa Đông mà không có thế hệ vaccine tiếp theo, không có các loại thuốc và phương tiện chẩn đoán bệnh”. Ông nhấn mạnh, nếu điều đó xảy ra sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho việc chăm sóc và bảo vệ người dân Mỹ.
CDC Mỹ công bố nghiên cứu về hiệu quả của mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19
Hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 do các hãng Pfizer và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mRNA, sẽ giảm đáng kể sau 4 tháng được tiêm song vẫn có hiệu quả để làm giảm khả năng bệnh biến chuyển nghiêm trọng hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu mới được Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ thực hiện và công bố ngày 11/2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của vaccine phòng bệnh giảm sau khi đã tiêm 2 mũi vaccine nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về thời gian duy trì hiệu quả của mũi tăng cường (mũi thứ 3). Nghiên cứu mới được CDC thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập về hơn 241.204 người đến thăm khám tại khoa cấp cứu hoặc khoa điều trị khẩn cấp và 93.408 ca nhập viện là người trưởng thành mắc các triệu chứng giống COVID-19 trong giai đoạn từ 26/8/2021-22/1/2022.
Hiệu quả của vaccine được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ mắc COVID-19 ở những bệnh nhân đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên các thông số như thời gian mắc bệnh, khu vực sinh sống, độ tuổi và mức độ lây nhiễm ở địa phương và các đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân để có được kết quả tổng hợp. Kết quả nghiên cứu mới của CDC chỉ ra trong giai đoạn làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, hiệu quả bảo vệ của vaccine trước nguy cơ phải cấp cứu hoặc điều trị khẩn cấp là 87% trong vòng 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường, nhưng giảm xuống còn 66% trong tháng thứ 4. Hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhập viện là 91% trong 2 tháng đầu sau tiêm nhưng giảm xuống 78% vào tháng thứ 4 sau khi tiêm.
Theo bà Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC Mỹ, việc tiêm thêm mũi vaccine tăng cường vẫn an toàn và tiếp tục có hiệu quả cao để ngăn tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn.
Các tác giả kết luận việc phát hiện ra hiệu quả của mũi tăng cường vaccine mRNA giảm trong vài tháng sau tiêm sẽ củng cố thông tin để quyết định về việc tiêm mũi thứ 4 nhằm duy trì hoặc cải thiện hiệu quả của vaccine phòng bệnh. Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ trong tuần, cố vấn dịch bệnh Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết nhiều khả năng những người có hệ miễn dịch yếu như người già và người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần phải tiêm mũi vaccine thứ 4.
COVID-19 tới 6h sáng 26/1: Pháp hơn nửa triệu ca nhiễm/ngày; Brazil 'nóng' trở lại Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,4 triệu ca nhiễm mới và 7.200 ca tử vong. Nước Pháp dẫn đầu với trên nửa triệu ca nhiễm mới trong khi Brazil đang trở lại là điểm nóng lây nhiễm của thế giới. Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 24/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang thống...