Mỹ đặt tên lửa ở Hàn Quốc, Trung Quốc cảnh báo can thiệp
Một chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã cảnh báo nếu Mỹ đặt hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ có biện pháp can thiệp.
Ông Teng Jianqun, giám đốc viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã cảnh báo việc Mỹ lên kế hoạch thiết lập hệ thống tên lửa đạn đạo ở Hàn Quốc sẽ là một “phép thử” về mối quan hệ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và thậm chí là Nga.
Vị này còn khẳng định : ” Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn Mỹ thực hiện kế hoạch này, bao gồm cả việc cập nhật và gia tăng số lượng đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.” Trong một bài bình luận được công bố bởi viện nghiên cứu chính trị Asan trong chuỗi bài về ” tên lửa phòng thủ trên bán đảo Triều Tiên”, với tựa đề ” Góc nhìn từ phía Trung Quốc”, ông Jianqun đã giải thích rằng : hành động Mỹ đẩy mạnh thiết lập hệ thống tên lửa ở Hàn Quốc đang đe dọa đến an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Theo phát biểu của phát ngôn viên bộ ngoại giao Hua Chunying ở cuộc họp báo tháng 10 năm 2014, Mỹ đang tìm kiếm “an ninh đơn phương” trong khu vực và đang “gây nguy hại đến sự ổn định lãnh thổ, niềm tin lẫn nhau cũng như nền hòa bình và an ninh khu vực Đông Bắc Á”. “Các nước có liên quan không nên chỉ quan tâm đến an ninh của nước mình và lấy đó bao biện cho việc gây tổn hại đến sự an ninh của nước khác” – phát ngôn viên cũng lên tiếng cảnh báo trong cuộc vận chuyển ra-đa X-band của Mỹ cho quân đội Kyogamisaki ở Kyoto (Nhật Bản).
Được biết ra-đa X-band được Mỹ triển khai ở Alaska và Nhật Bản có phạm vi hoạt động khoảng 1300km và điều này có nghĩa là nó bao phủ cả khu vực của Trung Quốc và Nga.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cảnh báo THAAD đe dọa an ninh khu vực
Ông Jianqun cũng chỉ ra rằng “các quan chức cấp cao của Trung Quốc luôn bày tỏ mối lo ngại của họ đối với chương trình thiết lập tên lửa của Mỹ”. Trong một cuộc họp tháng 11 năm ngoái, phía Trung Quốc cũng đã cảnh báo kế hoạch này sẽ làm tổn hại mối quan hệ Trung-Hàn bởi “phạm vi hoạt động của tên lửa THAAD là 2000km, vượt xa mục tiêu chống lại tên lửa của Bắc Triều Tiên.” Ông Jianqun cho rằng : việc Mỹ xây dựng hệ thống tên lửa phòng thủ ở Alaska, Nhật Bản và bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho UAE lẫn Đài Loan có nghĩa là Mỹ đang theo đuổi chính sách chiến tranh lạnh với bất cứ ai chống lại kế hoạch của mình. Và với việc lắp đặt hệ thống THAAD”, Hàn Quốc sẽ trở thành một phần thiết yếu trong hệ thống ấy”. “Các chuyên gia Trung Quốc nhận định kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở các nước quanh Trung Quốc chính là một bản sao của chiến lược Đông Âu chống lại Liên Xô. Vòng tròn bao quanh Trung Quốc sẽ còn được nới rộng theo nhiều hướng khác nữa”. Công khai bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về kế hoạch tên lửa phòng thủ của Mỹ ở Nam Hàn Quốc, Trung Quốc cũng theo dõi sát sao cuộc đàm phán về một kế hoạch tương tự giữa Mỹ và Ấn Độ. Nếu cuộc đàm phán này thành công, “an ninh Trung Quốc sẽ bị đe dọa sâu sắc”. Hiện tại, Mỹ có khoảng 28.500 quân đóng tại Hàn Quốc do tướng Curtis Scaparrotti chỉ huy. Ông cũng chính là người đã tuyên bố với giới truyền thông vào năm ngoái rằng, việc xây dựng hệ thống tên lửa ở Hàn Quốc là do ông đề xuất. Trong một bài phát biểu vào tuần trước, ông cho biết: “Với quan điểm cá nhân tôi thì quyền quyết định thuộc về phía Hàn Quốc. Họ sẽ phải làm những gì họ cần để bảo vệ an ninh quốc gia.”
Nhã Vy
Theo_PLO
Ông Lavrov: Phòng thủ tên lửa toàn cầu Mỹ là đe dọa duy nhất với Nga
"Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong đàm phán hạt nhân với Iran".
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 22/4 đã có buổi trả lời phỏng vấn được truyền trực tiếp trên các đài phát thanh của Nga gồm "Sputnik", "Tiếng vọng Moskva" và "Đài Moskva" về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Nga, trong đó có quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây, cũng như tình hình Ukraine.
Trả lời câu hỏi về các mối đe dọa đối với Moskva, ông Lavrov cho biết từ phía tây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) ngày càng tiến hành tập trận nhiều hơn gần biên giới Nga, trong khi Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ Mỹ vẫn tăng cường thiết lập các cơ sở của hệ thống lá chắn tên lửa, dù trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố Washington sẽ giảm mức độ của hệ thống phòng thủ tên lửa bên ngoài lãnh thổ Mỹ nếu đạt được tiến bộ trong đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Theo ông Lavrov, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, được triển khai cả trên lãnh thổ Mỹ lẫn châu Âu và Đông Bắc Á, là mối đe dọa duy nhất với Nga. Ngoài ra, Mỹ còn đưa vũ khí hạng nặng tới các nước Baltic và Đông Âu. Các cơ chế hợp tác với NATO đã bị cắt giảm phần lớn.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga hoài nghi sự thành thật của Mỹ trong ý tưởng về thế giới không vũ khí hạt nhân. Mỹ đang nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí phi hạt nhân nhưng có sức mạnh hơn cả vũ khí hạt nhân. Ngoài ra Mỹ cũng có kế hoạch đưa vũ khí vào vũ trụ.
Tiếp đó, ông Lavrov nhấn mạnh mối đe dọa của Nga từ phía nam là hoạt động khủng bố. Kẻ thù chính của nước Nga hiện nay là tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Trong thành phần của IS có hàng trăm công dân Nga, công dân các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), những phần tử này khi quay trở về nước sẽ có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Trong khi đó, theo ông, không có mối đe dọa nào từ phía đông đối với Nga.Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định các vấn đề trong quan hệ với Mỹ cần phải giải quyết thông qua đàm phán. Về quan hệ với phương Tây, Ngoại trưởng Nga nêu rõ Moskva không muốn tình hình khủng hoảng trong quan hệ hai bên tiếp diễn.
Ông Lavrov cũng lưu ý thái độ "tiêu chuẩn kép" của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, trong đó có tuyên bố của Tổng thống Obama rằng nước nào muốn hỗ trợ Iraq chống khủng bố cần phải có sự chấp thuận của chính phủ nước này, trong khi Mỹ lại không thực hiện như vậy đối với Syria. Liên quan tới vấn đề Syria, Ngoại trưởng Nga cho biết Moskva đã có những đóng góp đáng kể để tình hình Syria không diễn ra như ở Libya.
Về tình hình Ukraine, ông Lavrov khẳng định Moskva muốn Ukraine là một quốc gia thống nhất nhưng phải tôn trọng sự đa dạng và phân cấp quyền lực cho các khu vực, và phải là một quốc gia trung lập về chính trị - quân sự để đảm bảo không bị NATO biến thành một nước chống Nga.
Ông Lavrov cũng đề cập tới việc cung cấp cho Iran các hệ thống phòng không S-300. Ông nhấn mạnh các hệ thống này không phá vỡ cân bằng lực lượng trong khu vực, nhưng có thể khiến những ai muốn tấn công Iran phải cân nhắc./.Nhà ngoại giao Nga một lần nữa đề cao vai trò của thỏa thuận Minsk trong giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng cho rằng mục đích của Mỹ khi can thiệp vào vấn đề Ukraine là ngăn cản Nga và Liên minh châu Âu (EU) củng cố quan hệ hợp tác, đặc biệt là quan hệ giữa Nga với Đức.
Theo Báo Tin tức
Đức chuyển pháo "khủng" PzH 2000 cho nước CH Liên Xô cũ Đức sẽ chuyển pháo tự hành PzH 2000, xe thiết giáp chở quân Boxer cho Lithuania để tăng khả năng phòng thủ cho nước này trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine. Đức sẽ chuyển pháo tự hành PzH 2000, xe thiết giáp chở quân Boxer cho Lithuania để tăng khả năng phòng thủ cho nước này trong bối cảnh khủng hoảng ở...