Mỹ đang xem xét cấm hoàn toàn Trung Quốc tham gia cuộc đua 5G
Theo Reuters, Nhà Trắng đang xem xét một lệnh cấm vận toàn diện với các thiết bị viễn thông Trung Quốc. Và nếu được triển khai, đây sẽ là rào cản lớn nhất cho cuộc đua 5G của các hãng công nghệ nước này.
Ảnh minh họa.
Theo đó lệnh cấm vận này sẽ ngăn các nhà mạng tại Mỹ các thiết bị từ các công ty Trung Quốc. Như vậy đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ là Huawei và ZTE, hai công ty xuất khẩu thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Cả 2 công ty này đều đang tích cực chuẩn bị cho cuộc đua mạng di động 5G được các chuyên gia dự đoán sẽ bùng nổ trong năm tới.
Nếu Lệnh cấm này được Bộ Thương mại mỹ ban hành với lý do an ninh quốc gia thì lệnh sẽ có hiệu lực ngay mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội. Lệnh cấm sẽ tác động chủ yếu tới các đơn hàng của các nhà mạng mua thiết bị viễn thông thay vì thiết bị đầu cuối cho người dùng.
Trong suốt năm 2018, cả ZTE và Huawei đã gặp hàng loạt khó khăn ở thị trường Mỹ. Cả 2 đều bị chính phủ ban hành lệnh cấm. Nghiêm trọng hơn là ZTE trong mùa hè bị cấm mua linh kiện, công nghệ của Mỹ. Sau đó lệnh cấm vận đã được gỡ bỏ nhưng vẫn có hàng loạt các biện pháp theo dõi, trừng phạt khác ngoài ra ZTE cũng phải chịu thiệt hại kinh tế.
Tuy nhiên đối với ngành công nghệ toàn cầu nói chung, việc ngăn chặn Trung Quốc tham gia cuộc đua 5G có thể khiến Internet trong tương lai có sự phân mảnh nhiều hơn.
Phân mảnh này có thể đến từ khác biệt giữa các chuẩn kết nối ở các khu vực trên thế giới hoặc chính sách giá, chi phí của 5G ở từng khu vực sẽ có sự chênh lệch quá nhiều.
Video đang HOT
Sau khi có thông tin về việc Nhà Trắng xem xét lệnh cấm vận, đại diện Huawei đã cho biết: “Việc cấm Huawei tham gia vào thị trường di động 5G sẽ giống như một giải thể thao mà không quy tụ đủ các ngôi sao hàng đầu. Và mạng 5G sẽ không có chất lượng cao nhất vì thiếu một chuẩn thống nhất”.
Điện thoại di động 5G đầu tiên trên thế giới dự kiến sẽ được Samsung ra mắt ngay tháng 2/2019. Trước đó Qualcomm đã giới thiệu nền tảng chip 5G của mình.
Theo bizlive
Phần Lan cố cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc trong cuộc đua 5G
Cổ phiếu hãng viễn thông Phần Lan Nokia tăng gần 30% trong năm 2018, phần lớn là nhờ vào thế hệ mạng di động kế tiếp 5G.
Ảnh: Reuters
Theo CNBC, cổ phiếu Nokia đang giao dịch ở mức giá thấp hơn rất nhiều so với thời bong bóng dotcom, khi Nokia là hãng di động hàng đầu thế giới. Song hãng Phần Lan hiện thể hiện tốt trên thị trường truyền thông di động với tư cách là một trong các doanh nghiệp lớn sản xuất thiết bị và phần mềm 5G. Nỗ lực từ Nokia giúp đưa tên Phần Lan lên bản đồ cuộc đua phát triển và triển khai công nghệ 5G toàn cầu.
Tầm quan trọng của 5G
"Nokia cố giành lại vị thế lãnh đạo công nghệ ở mảng 5G, vị thế họ từng đánh mất trong 15 năm của kỷ nguyên điện thoại thông minh vừa qua", chuyên gia nghiên cứu Tim Hatt tại GSMA Intelligence nhận định.
5G hứa hẹn kết nối mọi thứ với tốc độ cao hơn, giảm độ trễ cho các thiết bị liên lạc với nhau và cung cấp tốc độ tải xuống nhanh hơn. Dù thế, Nokia cho hay tiềm năng của 5G còn vượt xa chuyện cho phép người dùng download nhanh.
Bên trong trụ sở toàn cầu của hãng ở Espoo (Phần Lan), hãng tổ chức nhiều đợt biểu diễn thực tế ứng dụng 5G trong các ngành công nghiệp từ sản xuất tiên tiến đến y tế. Đơn cử, độ trễ thấp của mạng 5G có thể cho phép các phương tiện tự hành giao tiếp với nhau gần như ngay lập tức trên đường, hoặc các thiết bị gia dụng thông minh kết nối một cách liền mạch trong nhà.
"Tôi nghĩ rằng 5G sẽ chạm đến cuộc sống của mọi người trong vài năm kể từ bây giờ", phó chủ tịch nghiên cứu và công nghệ Nokia, ông Lauri Oksanen, cho hay trong buổi phỏng vấn với hãng tin CNBC tháng này.
Thử nghiệm 5G
Trụ sở Nokia tại Espoo - Ảnh: Reuters
Tháng 1.2019, Phần Lan sẽ trở thành một trong các nước đầu tiên trên thế giới ra mắt mạng 5G thương mại. Telia, hãng viễn thông Thụy Điển, là một trong ba nhà khai thác được cấp giấy phép tung 5G thương mại. Các giấy phép này được cấp thông qua buổi đấu giá quang phổ do chính phủ tổ chức vào tháng 10.
Giám đốc chương trình 5G Janne Koistinen của Telia tại Phần Lan cho hay: "Với chúng tôi, 5G là toàn bộ nền tảng ứng dụng, phân tích và sử dụng dữ liệu hiệu quả hơn so với những gì chúng tôi từng thực hiện trong quá khứ". Telia gần đây xây dựng trung tâm dữ liệu mở lớn nhất Helsinki để có chỗ cho các luồng dữ liệu sắp đi kèm với việc triển khai 5G.
Đơn cử, khi dữ liệu được gửi giữa hai chiếc điện thoại di động, nó sẽ đi qua đám mây bao gồm nhiều máy chủ trong các trung tâm dữ liệu toàn cầu. Bằng cách xây dựng trung tâm dữ liệu gần hơn cho người dùng di động, người dùng có thể tận dụng độ trễ thấp của 5G, nhận dữ liệu nhanh hơn bao giờ hết.
Telia làm việc với Nokie để thử nghiệm 5G trong nhiều môi trường hạn chế trên khắp Phần Lan. Bà Koistinen cho biết di sản trong công nghệ không dây của Phần Lan kết hợp cùng sự hậu thuẫn của chính phủ có thể giúp đất nước bước vào cuộc đua sáng kiến 5G với nhiều cường quốc khác.
Khi được hỏi liệu Phần Lan có thể theo kịp Mỹ với Trung Quốc, hai nước đang cạnh tranh giành thế thống trị thị trường 5G, hay không, Koistinen đáp: "Nếu xét về mặt nhanh nhẹn, tốc độ trong việc tìm ra nhiều cách mới để ứng dụng công nghệ này, chắc chắn chúng tôi sẽ theo kịp".
An ninh - vấn đề muôn thuở
Trụ sở hãng viễn thông Telia ở Helsinki - Ảnh: Reuters
Độ "hot" của 5G cũng đi kèm với nhiều lo ngại an ninh mạng lưới. Ví dụ, Úc và New Zealand đã cấm Huawei, hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc, tham gia xây dựng mạng 5G quốc gia vì lo ngại khả năng gián điệp. Huawei bị cấm bán thiết bị ở Mỹ từ năm 2012 cũng vì lo ngại tương tự. Hãng này đến nay nhiều lần phủ nhận các cáo buộc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Một số nhà phân tích cho rằng góc nhìn tiêu cực rộng rãi về các nhà khai thác 5G của Trung Quốc là điểm lợi cho Nokia. Giới phân tích thuộc hãng Canaccord Genuity cho biết: "Khi Huawei bị cấm ở một số thị trường nhất định, chúng tôi xem Nokia là nhà cung cấp toàn cầu duy nhất có giải pháp đầu cuối, bằng chứng là nhiều nhà mạng hàng đầu thế giới đang chọn Nokia làm đối tác triển khai 5G".
Giám đốc Oksanen của Nokia cho biết ông hiểu tại sao chính phủ và người dân các nước lo ngại về 5G. Ông bổ sung rằng Nokia đang thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo đảm an ninh thiết bị, từ radio cho đến bộ định tuyến và phần mềm. "Chúng tôi hiện không chỉ kết nối với người dân mà còn kết nối với cả thế giới. Chúng tôi không muốn cơ sở hạ tầng thất bại chỉ vì một số vấn đề an ninh", ông Oksanen kết luận.
Theo Thanh Niên
Lãnh đạo Huawei: Mỹ không thể thắng trong cuộc đua 5G nếu 'nghỉ chơi' với Huawei! Phó chủ tịch, Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu Zhijun cảnh báo Mỹ sẽ không thể hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu thế giới trong cuộc đua 5G nếu tiếp tục cấm gã khổng lồ Trung Quốc tham gia thị trường. Một phần bởi sự thiếu vắng của Huawei sẽ dẫn tới giá cả thiết bị leo thang cho cả người...