Mỹ: Đảng Cộng hòa lục đục vì gói viện trợ cho Ukraine
Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.
Bà Marjorie Taylor Greene, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Georgia, hôm 1/5 cho biết bà sẽ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu vào tuần tới về việc phế truất Chủ tịch Hạ viện. Phát biểu bên ngoài Điện Capitol, bà Greene chỉ trích các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa ở cấp cao nhất và phản đối những lời “cầu xin” của họ, bao gồm cả ông Donald Trump, để tránh một cuộc chiến chính trị lộn xộn khác khi cuộc bầu cử tháng 11 đang đến gần.
Ủng hộ bà Greene có nghị sĩ Thomas Massie, bang Kentucky. “Chúng tôi cần các nhà lãnh đạo tại Hạ viện sẽ hoàn thành việc này,” bà Greene giơ chiếc mũ “MAGA” màu đỏ từ phong trào chiến dịch “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông Trump để tuyên bố chắc nịch.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson.
“Cơn tam bành” của bà Greene được cho là xuất phát từ việc Chủ tịch Hạ viện Johnson xúc tiến việc thông qua loạt dự luật viện trợ quân sự cho nước ngoài vào ngày 20/4, với tổng trị giá 95 tỉ USD, trong đó gói viện trợ cho Ukraine chiếm gần 61 tỉ USD. Gói viện trợ Ukraine đã được đề xuất từ tháng 10/2023, đã được Thượng viện thông qua vào tháng 2/2024, nhưng sau đó đã bị đảng Cộng hòa ách lại tại Hạ viện. Khi triển khai kế hoạch thông qua gói viện trợ, Chủ tịch Hạ viện Johnson đã thỏa hiệp với đảng Dân chủ và có một số trao đổi “có qua có lại”, cho nên nhận được sự hợp tác, ủng hộ của đảng này để gói viện trợ cho Ukraine được thông qua. Bà Greene thuộc nhóm thành viên đảng Cộng hòa bảo thủ thần tượng cựu Tổng thống Trump, công khai chống viện trợ cho Ukraine.
Vì vậy, việc ông Johnson quay sang hợp tác với đảng Dân chủ để thông qua gói viện trợ này đã khiến những người bảo thủ như bà cảm thấy hụt hẫng và phẫn nộ. “Tôi không quan tâm liệu văn phòng của diễn giả có trở thành cánh cửa quay hay không. Đã qua rồi cái thời đảng Cộng hòa cũ muốn tài trợ cho các cuộc chiến tranh ở nước ngoài và giết người ở vùng đất xa lạ trong khi họ từ chối bảo vệ người Mỹ cũng như khắc phục các vấn đề của chúng ta”, bà Greene nói với ông Steve Bannon, cựu cố vấn của ông Trump, trên kênh War Room của mình.
Video đang HOT
Nếu bà Greene thành công, ông Johnson bị phế truất và một người khác lên thay, đảng Cộng hòa sẽ có Chủ tịch Hạ viện thứ 3 kể từ khi nắm quyền kiểm soát Hạ viện.
Cuộc đối đầu với bà Greene, một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất của ông Trump, có nguy cơ đẩy quyền kiểm soát Hạ viện của đảng Cộng hòa vào một vòng hỗn loạn mới khi các nhà lập pháp sẽ phải lựa chọn giữa việc loại bỏ ông Johnson với tư cách là chủ tịch hoặc ủng hộ với ông.
Hiện tại, những người chống đối và muốn hạ bệ ông Johnson rất ít, chưa tới 8 người. Chỉ 1 thành viên đảng Cộng hòa khác là nghị sĩ Paul Gosar của Arizona tham gia cùng bà Greene và ông Massie.
Bà Greene và ông Massie cho biết họ sẽ cho các đồng nghiệp của mình một ngày cuối tuần để cân nhắc các lựa chọn trước khi kêu gọi bỏ phiếu vào tuần tới, phế truất hoặc chỉ đơn giản yêu cầu ông Johnson từ chức, như trường hợp Chủ tịch Hạ viện John Boehner của đảng Cộng hòa vào năm 2015. Họ liệt kê một danh sách các khiếu nại chống lại ông Johnson, bao gồm cả khả năng lãnh đạo của ông trong việc đảm bảo viện trợ cho Ukraine.
Trong tuyên bố của riêng mình, ông Johnson cho biết động thái của bà Greene là “sai đối với Hội nghị đảng Cộng hòa, sai đối với thể chế và sai đối với đất nước”.
Đảng Dân chủ đã lên tiếng “bảo vệ” ông Johnson, tuyên bố rằng sẽ ra tay “cứu” ông Johnson nếu ông bị đảng của mình phế truất. Lãnh đạo đảng Dân chủ coi ông Johnson là một đối tác tiềm năng, sẵn sàng lãnh đạo đảng Cộng hòa của mình tránh xa những tiếng nói cực hữu đang cản trở công việc điều hành thông thường, bao gồm tài trợ cho chính phủ, gần đây hơn là hỗ trợ Ukraine và các đồng minh khác của Mỹ ở nước ngoài.
Lãnh đạo đảng Dân chủ, nghị sĩ Hakeem Jeffries và nhóm của ông đưa ra tuyên bố chung rằng đã đến lúc chấm dứt về tình trạng hỗn loạn của đảng Cộng hòa, đồng thời thông báo rằng đảng Dân chủ sẽ bỏ phiếu tán thành đề nghị bỏ phiếu phế truất ông Johnson của bà Greene. Ông Jeffries cho biết: “Ngay từ đầu, đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã xảy ra sự hỗn loạn, rối loạn chức năng và chủ nghĩa cực đoan”.
Tình trạng hỗn loạn bao trùm một Hạ viện về cơ bản đã rơi vào bế tắc. Ông Johnson đã không thể chỉ huy đa số của mình làm việc cùng nhau về các ưu tiên của đảng và đã bị buộc phải hợp tác với đảng Dân chủ để có số phiếu cần thiết thông qua hầu hết các dự luật lớn – và bây giờ, để giữ chức vụ của mình.
Cựu Tổng thống Trump đã gật đầu ủng hộ ông Johnson. Các nhà lãnh đạo khác của đảng Cộng hòa, bao gồm cả người đứng đầu Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Michael Whatley đã kêu gọi các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện tạm dừng nỗ lực phế truất trước cuộc bầu cử mùa thu nhằm xác định đảng nào kiểm soát Nhà Trắng và Quốc hội.
Trong cuộc họp riêng hôm 30/4, ông Whatley kêu gọi các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đoàn kết xung quanh các ưu tiên chung của họ. Theo một người giấu tên, anh ta đã gửi tin nhắn tương tự sau đó trong ngày cho bà Greene, nói rằng việc cố gắng loại bỏ ông Johnson là không hữu ích
Tổng thống Biden lên tiếng sau quyết định viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine
Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, việc thông qua gói viện trợ trị giá 60,84 tỷ USD cho Ukraine cũng liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ, nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của nước này trên thế giới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tin tưởng rằng, gói viện trợ mới nhất cho Ukraine liên quan trực tiếp tới lợi ích và an toàn của nước Mỹ. Ảnh: EPA
Reuters hôm 24/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cùng ngày đã ký thông qua các khoản viện trợ nước ngoài, trong đó có 60,84 tỷ USD cho Ukraine, sau khi được Hạ viện và Thượng viện phê duyệt.
Phát biểu về sự kiện này, ông Joe Biden tuyên bố: "Gói ngân sách cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho đối tác của Mỹ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với chủ quyền. Chúng tôi cam kết các chuyến hàng viện trợ cho Ukraine sẽ bắt đầu khởi hành trong vài giờ tới".
Tổng thống Biden cũng chỉ trích những thành viên đảng Cộng hòa đã chặn gói viện trợ, nhấn mạnh rằng việc thông qua gói viện trợ liên quan trực tiếp đến lợi ích và sự an toàn của Mỹ, giúp nước này duy trì vai trò lãnh đạo trên thế giới.
Được biết, với gói viện trợ này, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện tiếp tục chuyển khí tài cho Ukraine; 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu để chuyển tới Ukraine; 11 tỷ USD dành để tài trợ cho hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực; khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.
Theo giới quan sát, đây nhiều khả năng là đợt viện trợ cuối cùng cho Ukraine trước khi Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống và lưỡng viện quốc hội vào tháng 11 tới.
Về phần mình, điện Kremlin tuyên bố, gói viện trợ của Mỹ sẽ không thay đổi được cục diện chiến trường hiện nay.
Trong một diễn biến có liên quan, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng cho biết, châu Âu phải tiếp tục tăng cường viện trợ sang Ukraine, ngay cả sau khi gói viện trợ lớn của Mỹ được phê duyệt. Dù vậy, ông Scholz nêu rõ rằng Đức kiên quyết từ chối gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.
Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine? Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN Thượng viện Mỹ ngày 24/4 (giờ Việt Nam) đã thông qua gói viện trợ bổ sung cho Ukraine trị giá hơn 60 tỷ USD. Theo tờ Wall Street Journal, trong nhiều tháng, vấn đề viện...