Tổng thống Croatia từ chối gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ tại hội nghị về Ukraine
Nhà lãnh đạo Croatia đã từ chối gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, người đã đến Zagreb để tham dự hội nghị về Ukraine.
Tổng thống Croatia Zoran Milanović. Ảnh: HiNA
Tổng thống Croatia Zoran Milanović đã không tham dự hội nghị quốc tế về Ukraine ở thủ đô Zagreb diễn ra hôm 24/10 và từ chối gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đang có chuyến thăm Croatia, nói rằng chương trình nghị sự của ông đã “kín lịch”.
Ông Milanovic nói: “Phía Mỹ đã đề nghị tổ chức một cuộc họp, nhưng tôi không thể đến được hôm nay và dù sao bà ấy (Pelosi) sẽ không giữ chức vụ đó trong 2 tuần nữa”, lưu ý rằng cuộc bầu cử (giữa nhiệm kỳ) sắp diễn ra ở Mỹ và “Đảng Cộng hòa sẽ giành chiến thắng”.
Video đang HOT
Ông Milanović giải thích thêm việc không tham dự hội nghị thượng đỉnh về Ukraine được tổ chức ở Croatia vì đó là một “sáng kiến của Quốc hội chứ không phải của Tổng thống”.
Hội nghị thượng đỉnh tại Zagreb, được gọi là Diễn đàn Crimea, đã quy tụ hơn 50 phái đoàn từ khoảng 40 quốc gia và 5 tổ chức quốc tế, trong đó có cả NATO và Nghị viện châu Âu. Diễn đàn Crimea là một định dạng điều phối và tham vấn quốc tế mới do Ukraine khởi xướng.
Hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố ủng hộ Ukraine, nhưng thực thế có rất ít thành tựu cụ thể. Tổng thống Milanović nêu rõ: “Tôi nhận thấy nhiều sự hoài nghi và thiếu trung thực đối với người dân Ukraine và về cuộc xung đột, nên tôi không muốn đóng góp vào điều đó”.
Ông Milanović kết luận: “Cuối cùng, Mỹ và Nga sẽ phải ngồi vào bàn đàm phán vì họ đang tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine và người dân Ukraine đang phải trả một cái giá khủng khiếp cho điều đó. Tôi không biết tại sao không ai dám nói ra điều này một cách công khai, nhưng đó là sự thật”.
Israel tuyên bố phá hủy 90% cơ sở quân sự của Iran ở Syria
Theo các quan chức Israel, nước này đã thành công trong việc kiềm chế gần như hoàn toàn khả năng Iran chuyển vũ khí cho Syria và sản xuất vũ khí ở đó.
Không quân Israel hoạt động để chống lại các mối đe dọa mới và đang phát triển trong khu vực. Ảnh: IDF
Tờ Bưu điện Jerusalem (jpost.com) ngày 23/10 dẫn lời các quan chức quốc phòng hàng đầu của Israel cho biết, quân đội nước này đã phá hủy khoảng 90% cơ sở hạ tầng quân sự của Iran ở Syria.
Cụ thể, Israel trong những năm qua đây đã thành công trong việc kiềm chế gần như hoàn toàn khả năng Iran chuyển vũ khí cho Syria, sản xuất vũ khí ở quốc gia Trung Đông từng bị nội chiến kéo dài này và thiết lập một căn cứ với các lực lượng thân Iran.
Mới nhất đêm 21/10, Israel đã tấn công tên lửa nhằm vào các địa điểm quân sự ở khu vực lân cận sân bay Quốc tế Damascus của Syria và vùng nông thôn phía Tây Nam của thành phố này. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Israel đã thực hiện 26 cuộc tấn công tên lửa nhằm vào các địa điểm quân sự ở Syria.
Các quan chức an ninh Israel nhấn mạnh rằng họ đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tuyến đường vận chuyển bí mật cả trên biển, trên không và trên bộ từ Iran đến Syria. Trong khi đó, bất chấp căng thẳng giữa Israel và Nga - quốc gia gần đây đã cảnh báo Israel không chuyển giao vũ khí cho Ukraine - cơ chế ngăn chặn xung đột giữa Nga và Israel ở Syria vẫn hoạt động bình thường.
Kết quả của các cuộc tấn công từ Israel là khả năng sản xuất vũ khí và đạn dược của quân đội Syria cũng bị tổn hại vì Iran và lực lượng Hezbollah cũng sử dụng chung các nhà máy để sản xuất vũ khí.
Các quan chức quốc phòng Irael cho biết trọng tâm của các cuộc tấn công trong những năm gần đây cũng nhằm ngăn chặn việc "buôn lậu" các thành phần cho CERS - Trung tâm D'Etudes et de Recherches Scientifiques ở Masyaf được Iran sử dụng để sản xuất tên lửa và vũ khí tiên tiến cho các lực lượng "ủy nhiệm" của họ.
Một kết quả khác mà phía Israel rút ra là Tổng thống Syria Bashar Assad đã giảm bớt hoạt động của Iran và Hezbollah trên lãnh thổ nước này với trọng tâm là Cao nguyên Golan và khu vực miền Nam của Syria.
Theo các nguồn tin ở Israel, ông Assad có thể nhận thấy rằng trong những năm tới, chính quyền Syria sẽ khó có thể giành lại các vùng lãnh thổ bị người Kurd, bao gồm cả người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, và thay vào đó, ông đang tập trung sức mạnh của mình vào việc khôi phục sự ổn định cho các thành phố lớn với trọng tâm là Damascus và các vùng ven biển của nước này.
Nga ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân càng nhiều càng tốt. Tổng thống Nga Putin gặp Tổng Giám đốc IAEA Grossi ngày 11/10. Ảnh: Kremlin.ru "Nga kiên quyết ủng hộ tiếp cận bình đẳng với các công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và hạn chế việc phổ...