Mỹ-Cuba ngày càng nồng ấm, Trung Quốc ráo riết tặng quà
Mối quan hệ giữa Washington và La Habana ngày càng có nhiều biểu hiện nồng ấm rõ rệt. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đầu tư lớn vào Mỹ Latinh
Cuba trả tự do cho đối tượng đối lập chính trị
Ngày 31/12/2014, Cuba đã trả tự do cho một số nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu sau khi giam giữ họ qua đêm để ngăn chặn một cuộc biểu tình trái phép.
Trong số đối tượng được phóng thích trên có nghệ sỹ Tania Bruguera, người tổ chức cuộc biểu tình. Trước đó, cảnh sát đã bắt một số nhân vật chính trị đối lập trong đêm 30/12 và quản thúc một số đối tượng khác ở trong nhà trước thời điểm diễn ra cuộc biểu tình bên ngoài khu vực văn phòng Chính phủ Cuba tại Quảng trường Cách mạng ở thủ đô La Habana.
Trong khi đó, Ủy ban Vì Nhân quyền và Hòa giải Dân tộc của phe đối lập Cuba cho rằng hơn 50 người đã bị bắt và khoảng 10 người trong số này vẫn đang bị giam giữ qua đêm 31/12.
Những vụ bắt giữ trên diễn ra hai tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro hôm 17/12 tuyên bố hai nước láng giềng này sẽ nối lại quan hệ ngoại giao và chấm dứt nhiều thập kỷ thù địch.
Nghệ sỹ Tania Bruguera, người tổ chức cuộc biểu tình
Bộ Ngoại giao Mỹ trong một tuyên bố đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin chính quyền Cuba giam giữ và bắt giữ các nhà hoạt động.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tuyên bố không phát đi tín hiệu nào cho thấy các vụ việc này sẽ làm chệch hướng một chuyến thăm cấp cao của giới chức Mỹ tới La Habana trong tháng Một để thảo luận vấn đề khôi phục quan hệ ngoại giao.
Động thái Cuba nhanh chóng thả những đối tượng đối lập này cho thấy chính quyền La Habana muốn có những thiện cảm tích cực đối với phía Washington ngay trước cuộc gặp sắp tới. Và việc Mỹ giữ nguyên kế hoạch gặp mặt cũng cho thấy thiện chí thực sự trong việc muốn làm tan băng mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Trung Quốc sốt ruột
Trước việc Mỹ và Cuba nối lại quan hệ ngoại giao, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ thay đổi chính sách của họ đối với khu vực Mỹ Latinh, dựa trên cơ sở tìm kiếm những quyền lợi cho cả hai bên. Chính sách này sẽ góp phần làm thay đổi hình ảnh đang ngày càng xấu đi của Mỹ trong mắt những quốc gia ở Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, chính sách này của Mỹ đang tạo ra một cuộc chạy đua ở khu vực Mỹ Latinh và vùng biển Caribbean đầy tài nguyên. Điều này khiến Trung Quốc khó lòng ngồi yên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh, Caribbean
Hôm 3/1/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Costa Rica Manuel Gonzales Sanz sẽ đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên Diễn đàn Trung Quốc-Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean (China-CELAC forum), dự kiến diễn ra từ ngày 8-9/1 ở thủ đô Bắc Kinh.
Cuộc họp sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo, đại diện đến từ Trung Quốc và CELAC cùng những người đứng đầu một số tổ chức ở khu vực Mỹ Latinh. Trước đó, cuộc họp điều phối sẽ được tổ chức từ ngày 7/1 để chuẩn bị cho cuộc họp trên.
Dự kiến, tại cuộc họp này, Trung Quốc sẽ công bố hàng loạt gói đầu tư quy mô nhiều chục tỷ USD vào khu vực Mỹ Latinh và vùng biển Caribbean – vốn rất nhạy cảm trong địa chính trị với Mỹ.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Chủ tịch nước này Tập Cận Bình dự kiến sẽ tham dự lễ khai mạc cuộc họp. Việc có ông Tập Cận Bình xuất hiện cho thấy Trung Quốc thực sự quan tâm đến việc hợp tác với khu vực này.
Trong khi đó, các lãnh đạo của Costa Rica và Ecuador ngoài việc tham dự cuộc họp, sẽ tiến hành thăm chính thức Trung Quốc vào tuần tới. Hiện Costa Rica đang giữ chức Chủ tịch luân phiên CELAC và sắp tới sẽ là Ecuador. Hai nước này cùng với Cuba và Bahamas tạo thành bộ tứ CELAC.
Theo_Báo Đất Việt
Chủ tịch Raul Castro: kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu của Cuba
Chủ tịch Raul Castro tuyên bố, kinh tế vẫn là vấn đề chính phải giải quyết và đây là một trọng trách quốc gia lớn lao.
Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 21/12 khẳng định, kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Cuba trong những tháng tới, trong bối cảnh, tăng trưởng kinh tế nước này được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,3% trong năm nay.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội thường kỳ ở thủ đô La Habana, Chủ tịch Raul Castro tuyên bố, kinh tế vẫn là vấn đề chính phải giải quyết và đây là một trọng trách quốc gia lớn lao nhằm đảm bảo phát triển bền vững và không thể đảo ngược của công cuộc bảo vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Cuba Raul Castro
Thách thức mà Cuba đang phải đối mặt là rất lớn, đó là phải đưa nền kinh tế trở nên xứng tầm với thành quả chính trị mà quốc đảo vùng Carribe này đạt được sau cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa năm 1959.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Cuba sẽ sụt giảm xuống còn 1,3% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với các con số trước đó và được xem là thấp nhất kể từ khi Chủ tịch Raul Castro lên nắm quyền năm 2006.
Tuy nhiên, trong phát biểu của mình, ông Raul Castro cũng khẳng định, các dự báo cho năm 2015 đều cho thấy một sự tăng trưởng lạc quan hơn 4%.
Tại phiên họp Quốc hội thường kỳ này, Chủ tịch Cuba cũng thông báo việc thống nhất tiền tệ sẽ tiếp tục được tiến hành trong năm 2015.
Đây là một trong những bài toán hóc búa nhất đối với Cuba trong quá trình triển khai lộ trình cập nhật mô hình kinh tế - xã hội và cũng là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của quốc đảo này.
Dù được thông báo cách đây hơn 1 năm, song cải cách này vẫn chưa thực sự được đưa vào thực hiện./.
Thu Hoài
Theo VOV
Nhà Trắng để ngỏ khả năng Chủ tịch Cuba thăm Mỹ Ngày 18/12, Nhà Trắng đã nêu khả năng Chủ tịch Cuba Raul Castro có chuyến thăm Washington. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết: "Tôi sẽ không loại trừ một chuyến thăm của Chủ tịch Raul". Tuy nhiên, ông Earnest cho biết thêm rằng Chủ tịch Raul chưa "nhất thiết biểu lộ mong muốn được thăm Mỹ". Cùng ngày, Trợ...