Mỹ công phá các điểm yếu pháp lý của Trung Quốc
Báo cáo số 150 của Cục Đại dương – môi trường – các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định rõ yêu sách chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông là phi pháp.
Chính quyền ông Joe Biden vẫn duy trì thế trận “nội công ngoại kích” trước chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, vừa dùng sức mạnh quân sự vừa dùng lý lẽ trên mặt trận pháp lý. Trong ảnh: Nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson – Ảnh: Hải quân Mỹ
Việc Cục Đại dương – môi trường – các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo số 150 về các Giới hạn trên biển cho thấy Washington tiếp tục chiến thuật “công phá các điểm yếu” trên mặt trận pháp lý trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Điều này khác với các hoạt động mang tính đối trọng về quân sự như tăng cường tuần tra, tập trận hàng hải hoặc đáp trả về kinh tế như trừng phạt các công ty Trung Quốc có liên quan hoạt động phi pháp ở Biển Đông. Những hành động này vốn thuộc về chiến lược “làm yếu các điểm mạnh” từ bên ngoài mà Mỹ đang dùng để ứng phó với Trung Quốc trên Biển Đông.
Sự duy trì thế trận “nội công ngoại kích” theo cách tiếp cận này không chỉ cho thấy tính nhất quán trong chiến lược tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông của nhiều đời tổng thống Mỹ, mà còn tạo nền tảng cho những chuyển biến tích cực trên mặt trận pháp lý Biển Đông ngay từ đầu năm 2022.
Cách tiếp cận nhất quán
Vì đã chọn không tham gia Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) 1982 nên Chính phủ Mỹ có xu hướng tránh né việc công nhận bất cứ phán quyết của tòa án quốc tế nào liên quan đến Luật biển.
Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi đáng kể từ sau khi Chính phủ Mỹ gửi một ghi chú ngoại giao dưới dạng công hàm đến Trung Quốc vào tháng 12-2016 để phản đối lập trường của Bắc Kinh ngay sau khi nước này đưa ra 3 văn bản tuyên bố bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS ngày 12-7-2016.
Video đang HOT
Trong các sự kiện thời Tổng thống Donald Trump như gửi công thư cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào tháng 6-2020 để phản đối công hàm CML/14/2019 của Trung Quốc, đưa ra tuyên bố lập trường Biển Đông chính thức của Mỹ ở cấp độ ngoại trưởng (tháng 7-2020)… phía Mỹ đã nhiều lần nhắc về phán quyết của Tòa trọng tài Biển Đông năm 2016.
Động thái công bố báo cáo số 150 về yêu sách Biển Đông của Trung Quốc ngày 12-1 với một loạt dẫn chiếu đến UNCLOS 1982, cũng như phán quyết của Tòa trọng tài Biển Đông 2016 cho thấy sự tiếp nối nhất quán về lập trường pháp lý của Chính phủ Mỹ về Biển Đông ngay ở thời Tổng thống Biden.
Nội dung của báo cáo số 150 cũng cho thấy sự cập nhật chi tiết hơn bản đồ về các vùng biển và thực thể quan trọng trên Biển Đông. Đây là kết quả của chuỗi hoạt động khảo sát hàng không (bắt đầu từ 2015) và khảo sát hàng hải, gần nhất là chuyến khảo sát ít được nhắc đến của tàu USNS Mary Sears vào tháng 9-2021 của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, nó cũng thể hiện sự chuyên nghiệp hơn trong cách diễn giải và dẫn chiếu luật khi không chỉ nhắc đến UNCLOS, phán quyết Tòa Biển Đông 2016 mà còn có cả các luật tập quán và phụ lục về những ứng xử trên thực tiễn thỏa thuận giữa các quốc gia, trích dẫn cả các diễn giải luật của Trung Quốc để tăng tính phản biện.
Bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc
Khác với báo cáo số 143 công bố năm 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ vốn chỉ dừng ở việc yêu cầu Trung Quốc bổ sung thêm tài liệu về yêu sách của họ ở Biển Đông, báo cáo số 150 khẳng định rõ yêu sách chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông là phi pháp.
Báo cáo này đã bổ sung thêm cả sự phi pháp trong các yêu sách của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa, giúp bổ sung thêm một bộ phận quan trọng bên cạnh phán quyết Tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ tính hợp pháp trong sự hiện diện mà Trung Quốc luôn diễn giải ở Trường Sa.
Như vậy từ thời điểm này, toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc như khảo sát khoa học biển, các sáng kiến hợp tác vận tải biển, phát triển đối tác kinh tế biển… đều vô hiệu trước luật pháp quốc tế.
Thêm vào đó, với chiến thuật công kích “điểm yếu pháp lý” của Trung Quốc trên Biển Đông, phía Mỹ lúc này đã mở đường cho các hành động pháp lý khác của các nước đồng minh hoặc nhóm các thành viên ASEAN trực tiếp có liên quan đến Biển Đông. Nhóm này gần đây đã có sự gắn kết mạnh mẽ với xu hướng tạo thành khối A5 gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei.
Trên cơ sở báo cáo số 150, Trung Quốc dường như đã mất hoàn toàn cơ sở pháp lý để có thể duy trì hiện diện trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Khi không còn là bên có hiện diện hợp pháp trên Biển Đông, thì các lập trường đơn phương của Trung Quốc vốn quá xa rời với phần còn lại của ASEAN không thể tiếp tục cản trở tiến trình đàm phán định hình trật tự pháp lý khu vực.
ASEAN khi đó với sự chủ đạo của khối A5 hoàn toàn có thể bàn đến viễn cảnh tách ra thực hiện một cuộc đàm phán về COC riêng của khối, trước khi mở rộng sự tham gia đến các nước bên ngoài có quan tâm. Điều này theo đúng như cách ASEAN đã bắt đầu đàm phán với nhau về Tuyên bố ứng xử về các bên ở Biển Đông (DOC) từ năm 1992 và đến 10 năm sau Trung Quốc mới gia nhập.
Trung Quốc "thay đổi chiến thuật" để theo đuổi yêu sách phi lý ở Biển Đông
Chuyên gia về Biển Đông Hoàng Việt nhận định, với việc ra quy định mới dọa phạt tàu cá nước ngoài, Trung Quốc đang dùng luật nội địa để tạo "cơ sở pháp lý" trong việc theo đuổi yêu sách ở Biển Đông.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc (Ảnh minh họa: AFP).
Trung Quốc mới đây đã ban hành quy định mới đe dọa phạt nặng các ngư dân nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố "thuộc quyền tài phán" của mình. Quy định mới được Bộ Nông nghiệp Nông thôn và Hải cảnh Trung Quốc ban hành và có hiệu lực từ ngày 26/11, song chỉ mới được công bố gần đây.
Theo quy định mới mà Trung Quốc đưa ra, ngư dân nước ngoài có thể bị phạt tới 400.000 nhân dân tệ (62.700 USD) nếu bị phát hiện có hoạt động đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa Trung Quốc tuyên bố mà không có sự đồng ý của Trung Quốc. Những ngư dân này có thể bị hải cảnh Trung Quốc trục xuất và tịch thu các thiết bị đánh bắt.
Nếu ngư dân nước ngoài đánh bắt trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải hoặc ở phạm vi rất gần bờ biển Trung Quốc, họ có thể bị phạt tới 500.000 nhân dân tệ (78.500 USD) và bị tịch thu tàu thuyền.
Trao đổi với Dân trí, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP.HCM, một trong những chuyên gia hàng đầu về Biển Đông và luật biển quốc tế, cho hay trong năm 2021, Trung Quốc đã cho ban hành hai luật được sửa đổi liên quan đến biển, đó là Luật Hải cảnh và Luật An toàn giao thông hàng hải. Trong cả hai luật này, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ sự mập mờ khi Bắc Kinh tuyên bố áp dụng luật trong "vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc". Việc ban hành quy định bắt phạt ngư dân mới đây cũng được Bắc Kinh quy định tương tự.
"Trung Quốc có quyền ban hành các luật nội địa nhưng chỉ trong phạm vi lãnh thổ của họ, và các luật này không được trái với các quy định của luật quốc tế. Vì vậy, việc Trung Quốc ra sức dùng nội luật để "hiện thực hóa" tham vọng của họ sẽ thất bại, bởi cộng đồng quốc tế không dễ gì chấp nhận các tham vọng phi lý và vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc", ông Việt nhận định.
Trung Quốc đang "đổi chiến thuật"
Theo ông Việt, yêu sách biển phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông với cái gọi là "đường lưỡi bò" hay "đường chín đoạn" đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc đã đổi "chiến thuật" bằng cách đặt ra các quy định trong nội luật nước này, nhằm tạo "cơ sở pháp lý" cho các hành động của mình. Theo đó, Trung Quốc đưa ra những yêu sách, quy định mập mờ để nếu cần, Bắc Kinh có thể tìm cách ngụy biện, lý giải cho hành động của họ. Đây là cách mà phương Tây gọi là "chiến tranh pháp lý" của Trung Quốc.
Chuyên gia trên cũng lưu ý việc, Trung Quốc đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ năm 1999, tuy nhiên chỉ mới thực sự áp dụng lệnh này từ năm 2007. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần bắt giữ hoặc đâm chìm tàu của ngư dân các nước ven Biển Đông.
Theo ông Việt, Mỹ và các nước phương Tây đã rất lo ngại trước việc Trung Quốc đang tìm cách diễn giải sai lệch về luật biển quốc tế. Trung Quốc cũng đang tìm cách tác động tới luật quốc tế để có thể mang lại những lợi ích cho riêng họ, xem nhẹ lợi ích của các quốc gia khác.
"Chính vì vậy, yêu cầu xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ là hết sức quan trọng, và hầu hết các quốc gia trên thế giới đang ủng hộ cho nỗ lực này", ông nói.
Trong khi đó, trao đổi với Dân trí, Tiến sĩ Bill Hayton, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương của Chatham House (Anh), nhà báo kiêm tác giả sách về Biển Đông và Trung Quốc, lưu ý rằng "vấn đề ở đây là sự mơ hồ trong định nghĩa về khu vực áp dụng luật".
"Tôi nghĩ khía cạnh quan trọng nhất trong quy định mới của Trung Quốc là nơi mà quy định này sẽ được triển khai trên thực tế. Trung Quốc nêu ra cái gọi là "vùng biển thuộc quyền tài phán" của họ, song tôi chưa thấy cách diễn giải chính xác cho khái niệm này", ông Bill Hayton nói.
Mỹ triển khai hàng loạt tàu chiến, tăng cường hoạt động ở Biển Đông Một nghiên cứu mới của Trung Quốc cho thấy Mỹ tăng cường hoạt động quân sự tại Biển Đông trong năm nay. Các tàu chiến của Anh, Nhật Bản và Mỹ trong cuộc tập trận của nhóm tàu sân bay ở vùng biển Philippines (Ảnh: SCMP). SCMP ngày 3/11 dẫn kết quả nghiên cứu mới của Tổ chức Sáng kiến Thăm dò Biển...