Mỹ có thể tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi vào tháng 11
Quan chức y tế Mỹ cho biết nước này có thể sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào tháng tới khi chương trình tiêm chủng cho trẻ em được thúc đẩy.
Trẻ em được tiêm vaccine Covid-19 tại Michigan, Mỹ (Ảnh: AFP).
“Nếu mọi việc suôn sẻ, và chúng tôi nhận được sự chấp thuận và khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), rất có khả năng vaccine sẽ sẵn sàng cho trẻ từ 5-11 tuổi trong vòng một hoặc hai tuần đầu tiên của tháng 11″, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, nói trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC hôm 24/10.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang xem xét đơn xin phê duyệt tiêm 2 mũi vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ em. Nhóm cố vấn của FDA dự kiến sẽ thảo luận vấn đề này vào ngày 26/10. FDA thường đưa ra quyết định dựa trên khuyến nghị của nhóm cố vấn.
Các cố vấn của CDC cũng sẽ xem xét khuyến nghị về vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ em tại một cuộc họp vào ngày 2/11 và ngày 3/11, từ đó giúp lãnh đạo cơ quan này đưa ra quyết định cuối cùng.
Video đang HOT
Giám đốc CDC Rochelle Walensky cho biết cơ quan này muốn hành động nhanh chóng.
“Sau khi FDA xem xét tất cả dữ liệu khoa học và triển khai hành động theo quy định, CDC sẽ họp, và nếu tất cả những điều đó diễn ra suôn sẻ… chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng. Chúng tôi biết có rất nhiều cha mẹ quan tâm đến việc đưa con họ từ 5-11 tuổi đi tiêm chủng và chúng tôi dự định sẽ hành động nhanh nhất có thể”, giám đốc CDC cho biết.
Khi được hỏi liệu trường học có nên bắt buộc trẻ em tiêm vaccine không, bà Walensky cho biết: “Hiện tại, chúng ta đang ở bước cấp phép. Tôi nghĩ chúng ta cần đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine được cấp phép và phê duyệt, rồi từ đó mới đưa ra quyết định”.
Pfizer gần đây tuyên bố, vaccine của hãng đạt hiệu quả 90,7% trong việc ngăn ngừa các triệu chứng Covid-19 ở trẻ trong độ tuổi 5-11.
FDA hồi tháng 8 đã phê duyệt hoàn toàn đối với vaccine phòng Covid-19 của Pfizer khi tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên. Hiện loại vaccine này mới được phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho trẻ em 12-15 tuổi.
Pfizer cũng đang thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 của hãng với liều 3 microgram cho trẻ em từ 2-5 tuổi và nhóm từ 6 tháng tới dưới 2 tuổi. Kết quả hai đợt thử nghiệm này dự kiến có trong năm nay, Pfizer cho biết.
Nhà Trắng ngày 20/10 cho biết, Mỹ đã sẵn sàng triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi ngay khi được FDA phê duyệt. Dân số trong độ tuổi từ 5-11 ở Mỹ nhiều hơn so với dân số trong độ tuổi từ 12-15. Do vậy, để đảm bảo đủ nguồn cung vaccine, chính quyền Tổng thống Joe Biden dự định sẽ chuyển 15 triệu liều vaccine cho các bang ngay khi vaccine được phê duyệt.
Theo kế hoạch, khoảng 25.000 bệnh viện, phòng khám nhi, hàng nghìn cửa hàng dược, hàng trăm trường học sẽ sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho trẻ em nếu vaccine được phê duyệt. Chiến dịch nhằm mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 28 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5-11, chủ yếu tại các trường tiểu học.
Các chuyên gia khuyến nghị việc tiêm phòng cho trẻ em là điều kiện cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng trước Covid-19. Trẻ em ít có nguy cơ bệnh nặng nhưng vẫn có thể lây bệnh và lây truyền cho người khác.
Israel mở rộng đối tượng tiêm vaccine tăng cường
Israel hôm nay bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho người từ 50 tuổi trở lên, nhằm kiềm chế số ca nhiễm gia tăng vì chủng Delta.
"Đây là bước quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Delta", Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết trong một tuyên bố, sau khi chính phủ nước này hôm 12/8 thông báo sẽ tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho những người trên 50 tuổi.
Nỗ lực mở rộng đối tượng được tiêm liều vaccine tăng cường này được thực hiện hai tuần kể từ khi Israel triển khai chiến dịch tiêm liều vaccine thứ ba cho người cao tuổi, bắt đầu bằng nhóm từ 60 tuổi trở lên, nhằm chống lại biến chủng Delta đang lây lan nhanh.
"Bắt đầu từ sáng nay, những người trong độ tuổi 50-60 cũng được tiêm liều tăng cường tại các phòng khám của Clalit trên cả nước", Ran Balicer, giám đốc đổi mới của nhà cung cấp dịch vụ y tế Clalit tại Israel, đồng thời là chủ tịch hội đồng chuyên gia quốc gia về Covid-19, cho biết.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một phụ nữ tại Jerusalem hôm 11/8. Ảnh: AFP .
"Chúng tôi hy vọng chiến dịch sẽ giúp giảm tác động của các đợt bùng phát Covid-19 sau này, khi xét đến nguy cơ trở nặng của những nhóm dễ bị tổn thương nhất nếu nhiễm virus", ông giải thích.
Tình trạng lây nhiễm nCoV tại Israel từng giảm đáng kể nhờ chiến dịch tiêm chủng thành công, nhưng biến chủng Delta đã khiến số ca nhiễm tăng đột biến ở những người chưa tiêm, cùng những người bị suy giảm khả năng miễn dịch 6 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước giàu hoãn tiêm liều vaccine tăng cường ít nhất cho đến cuối tháng 9, để giải quyết vấn đề phân phối vaccine bất bình đẳng trên toàn cầu. Tuy nhiên, Thủ tướng Bennett cho rằng Israel đang "phụng sự thế giới" khi tiến hành tiêm vaccine tăng cường cho chính người dân của mình, như một thử nghiệm cho các nước khác.
Bộ Y tế Israel cho biết hơn 770.000 người tại nước này đã được tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba. Dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nơi đưa ra các quy định mà Israel thường tuân theo, mới chỉ phê chuẩn tiêm liều tăng cường cho những người bị suy giảm miễn dịch, Bennett cho biết các chuyên gia đã khuyên ông mở rộng thêm độ tuổi được tiêm liều thứ ba.
"Các chuyên gia đã dốc sức làm việc một cách chuyên nghiệp và kỹ lưỡng, rồi đi đến kết luận rằng việc tiêm liều thứ ba cho những người từ 50 tuổi trở lên, cùng các nhân viên y tế, là phương án hiệu quả và đúng đắn", Thủ tướng Israel cho biết.
Giới chuyên gia Mỹ kêu gọi chính quyền mở cửa kho dự trữ vaccine cho thế giới Trên 175 chuyên gia y tế công cộng và các nhà khoa học hàng đầu cũng như nhà hoạt động xã hội của Mỹ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden có các bước đi khẩn cấp để cùng thế giới đương đầu với đại dịch COVID-19, trong đó có việc lập tức xuất khẩu lượng vaccine mà nước...