Mỹ có thể huy động hàng nghìn lính triển khai vaccine Covid-19
Lầu Năm Góc đang đánh giá đề nghị hỗ trợ triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA).
“Với tầm quan trọng của đề xuất này, nó sẽ cần được đánh giá một cách gấp rút nhưng cẩn thận để quyết định lực lượng nào thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có thể được huy động an toàn cho nỗ lực phòng chống dịch”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong thông cáo hôm 28/1.
Phát ngôn viên Kirby cho biết sẽ không bất ngờ nếu lực lượng hỗ trợ bao gồm binh sĩ chính quy, Vệ binh Quốc gia và lính dự bị. Lầu Năm Góc không công bố con số cụ thể, nhưng một quan chức Mỹ giấu tên cho biết quân đội Mỹ có thể huy động hàng nghìn binh sĩ cho nỗ lực triển khai vaccine.
Phát biểu được đưa ra sau khi FEMA kêu gọi Bộ Quốc phòng Mỹ hỗ trợ triển khai vaccine, nhằm thực hiện mục tiêu tiêm 150 triệu liều vaccine Covid-19 trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden.
Video đang HOT
Sĩ quan lục quân Mỹ được tiêm vaccine Covid-19 hôm 14/1. Ảnh: US Army .
Lầu Năm Góc từng triển khai 47.000 lính Vệ binh Quốc gia hỗ trợ các chiến dịch ứng phó Covid-19 trên khắp nước Mỹ trong giai đoạn cao điểm dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump, 20.000 người vẫn tham gia các hoạt động này. Lực lượng công binh lục quân cũng xây hàng nghìn phòng điều trị để giảm tải cho các bệnh viện điều trị người mắc Covid-19.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 26,3 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 443.000 người đã chết.
Giới chức y tế Mỹ hôm 28/1 thông báo lần đầu phát hiện biến chủng virus có nguồn gốc từ Nam Phi trên hai bệnh nhân tại bang Nam Carolina. Các chuyên gia y tế cho rằng đây là thách thức đáng báo động trong nỗ lực phòng chống dịch, bởi nhiều phòng thí nghiệm nhận định nó có khả năng kháng vaccine và giảm hiệu quả của kháng thể.
Thông tin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Sở Y tế bang Minnesota ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng nCoV siêu lây nhiễm có nguồn gốc Brazil, trong khi chủng virus từ Anh đã xuất hiện ở ít nhất 28 bang.
Biden hôm 25/1 nói rằng Mỹ sẽ sớm tiêm vaccine cho 1,5 triệu người/ngày, mức tăng đáng kể so với mục tiêu 1 triệu người/ngày của chính quyền tiền nhiệm. Đến chiều 26/1, có khoảng 22,7 triệu liều vaccine đã được tiêm cho người Mỹ, trong đó khoảng 3,3 triệu người đã tiêm đủ hai liều.
Biden cho biết các yếu tố chính liên quan đến việc tăng cường tiêm chủng là có đủ vaccine, ống tiêm và các trang thiết bị khác cùng nhân lực phân phối chúng. Nguồn cung vaccine và việc có đủ liều để tiêm hay không là mối lo ngại chính của chính quyền Biden.
Nghị sĩ Mỹ yêu cầu FBI điều tra vai trò của mạng xã hội Parler trong vụ bạo loạn
Ngày 21/1, nghị sĩ Carolyn Maloney, Chủ tịch Ủy ban cải cách và giám sát Hạ viện Mỹ, đã yêu cầu Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) làm rõ vai trò của nền tảng mạng xã hội Parler có khuynh hướng bảo thủ trong vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội hồi đầu tháng này.
Bà Maloney đã gửi thư tới Giám đốc FBI kêu gọi "giám sát mạnh mẽ" và điều tra Parler về nghi vấn mạng xã hội này hỗ trợ việc lên kế hoạch và kích động bạo lực trong vụ người biểu tình tấn công Điện Capitol ngày 6/1 vừa qua.
Theo nữ nghị sĩ này, Parler cũng có thể nắm giữ bằng chứng liên quan tới vụ tấn công, hoặc của các chính phủ nước ngoài tài trợ cho hành vi gây bất ổn dân sự tại Mỹ. Một số người dùng Parler đã bị buộc tội đe dọa sử dụng vũ lực chống lại các quan chức trúng cử hoặc tham gia vụ bạo loạn trên. Bà cũng cho biết Ủy ban trên đang tiến hành cuộc điều tra riêng rẽ, đồng thời yêu cầu tổ chức một cuộc họp với các quan chức FBI về vấn đề này.
Số người sử dụng Parler tại Mỹ đã tăng vọt sau khi Twitter khóa tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump liên quan đến cuộc bạo động tại trụ sở Quốc hồi đầu tháng này, biến Parler trở thành ứng dụng miễn phí được tải nhiều nhất trên cửa hàng ứng dụng trực tuyến của Apple. Các đoạn tin nhắn mang tính xúi giục, cũng như kêu gọi biểu tình liên quan đến vụ tấn công tại thủ đô Washington ngày 6/1 đã tràn ngập trên mạng xã hội Parler. Vì lý do này, cả Google và Apple lần lượt trong hai ngày 8 và 9/1 phải xóa nền tảng này khỏi kho ứng dụng của mình. Nền tảng mạng xã hội này cũng bị buộc dừng hoạt động từ ngày 11/1, sau khi hãng công nghệ Amazon tuyên bố ngừng cung cấp máy chủ cho công ty này với lý do tiếp tay cho các "mối đe dọa bạo lực".
Vụ bạo động xảy ra ngày 6/1 tại thủ đô Washington, khi nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump xông thẳng vào tòa nhà Quốc hội trong lúc các nghị sĩ thuộc hai viện đang họp để thông qua chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Vụ việc đã làm 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát và hơn 50 cảnh sát bị thương.
Parler bắt đầu hoạt động từ năm 2018, với cách vận hành giống Twitter, khi người dùng có thể theo dõi các trang cá nhân và phản hồi bằng thao tác "parleys" thay vì "tweets". Thời gian đầu, nền tảng này thu hút một lượng lớn người dùng có thiên hướng bảo thủ hoặc cả các phần tử cực hữu. Tuy nhiên, thời gian gần đây Parler trở thành diễn đàn của những người ủng hộ đảng Cộng hòa.
Trong số này, nổi bật là ngôi sao truyền hình Sean Hannity của Fox News với 7,6 triệu lượt theo dõi, cùng người đồng nghiệp Tucker Carlson với 4,4 triệu lượt theo dõi. Ngoài ra, còn có cả giới chức tham gia tranh cử như Hạ nghị sĩ bang California Devin Nunes, hay Thống đốc bang South Dakota, Kristi Noem.
Tổng thống Biden dự định giữ lại Giám đốc FBI do ông Trump bổ nhiệm Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định giữ ông Christopher Wray ở chức vụ Giám đốc FBI, một quan chức chính quyền cấp cao nói với CNN. Theo CNN, quyết định trên cho thấy sự tin tưởng của ông Biden đối với Christopher Wray, người vẫn còn 6 năm nhiệm kỳ ở Cục Điều tra Liên bang Mỹ. Ông Christopher Wray. (Ảnh: Bloomberg)...