Mỹ có thể ép Hàn Quốc triển khai THAAD đối phó tên lửa DF-21 Trung Quốc
Trung Quốc có thể dùng Đông Phong-21 tấn công các căn cứ quân Mỹ ở Okinawa, Hàn Quốc không có chủ quyền hoàn chỉnh, Mỹ có thể ép Hàn Quốc, Nga phản đối…
Mỹ thử nghiệm thành công đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa mặt đất (nguồn mạng sina TQ)
Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc đối phó cả Bắc Triều Tiên và TQ
Trang mạng đài truyền hình KBS Hàn Quốc ngày 20 tháng 3 đưa tin, Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc Curtis Scaparrotti cho biết, để ứng phó mối đe dọa tên lửa CHDCND Triều Tiên, Hàn-Mỹ cần xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Ngày 18 tháng 3 (giờ địa phương) tại Ủy ban Quân lực Hạ viên Mỹ, ông Curtis Scaparrotti đã trình bày về nội dung nêu trên, ông giải thích đó là triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.
Được biết, hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa bay ở độ cao 40 – 150 km, nếu đánh chặn thất bại có thể sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa tầng thấp dưới 40 km tiếp tục tiến hành đánh chặn. Vì vậy, Mỹ luôn nhấn mạnh, cần xây dựng hệ thống THAAD. Khi phát biểu vào tháng 6 năm 2014, ông Scaparrotti cũng cho rằng, Hàn-Mỹ đang xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa khác, tăng cường tính bổ sung cho nhau về năng lực phòng thủ tên lửa rất quan trọng.
Tờ “Bloomberg” Mỹ ngày 22 tháng 3 cũng có bài viết cho rằng, Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành đấu đá quyết liệt về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc, điều này cũng trở thành nguồn gốc mới của quan hệ căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bởi vì họ đều đang tranh đoạt vai trò ảnh hưởng ở châu Á.
Mỹ đang xem xét triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc để chống lại mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Nghị sĩ Quốc hội đảng cầm quyền Hàn Quốc cũng bắt đấu thuyết phục Hàn Quốc, trực tiếp mua hệ thống tên lửa từ Công ty Lockheed Martin Mỹ. Trung Quốc lo ngại mục tiêu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa này là tên lửa của Trung Quốc, kêu gọi Hàn Quốc từ chối triển khai.
Mỹ thử nghiệm thành công đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa mặt đất (nguồn mạng sina TQ)
Một nghị sĩ Hàn Quốc nói: “CHDCND Triều Tiên đang khua một khẩu súng, chúng ta làm thế nào có thể dùng dao đánh, mối đe dọa vũ khí hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên ngày càng trầm trọng hơn, phản ứng của Trung Quốc đối với THAAD là quá mức”.
Trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa này, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cần cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Hàn Quốc cần dựa vào Mỹ để đối phó CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ, cũng là đồng minh trong tranh chấp lịch sử và lãnh thổ với Nhật Bản. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy, chính quyền Kim Jong-ul đã có thể bắn tên lửa lắp đầu đạn hạt nhân, đã tăng thêm tính cấp bách của việc Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từng quan ngại rằng, triển khai hệ thống THAAD sẽ phá hoại quan hệ song phương Trung-Hàn, từ chối triển khai hệ thống này sẽ có lọi cho “hòa bình và ổn định của toàn bộ khu vực”.
Theo báo Trung Quốc, Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc sẽ thúc đẩy phát triển vũ khí tiên tiến hơn, từ đó phá hoại hòa bình khu vực.
Quan chức Mỹ đã làm giảm mối lo ngại của Trung Quốc đối với THAAD, cho rằng, hệ thống này không phải nhằm vào Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Daniel Russell nói: “Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, một nước thứ ba mạo muội can thiệp hệ thống an ninh vẫn chưa thực hiện, đây vẫn chỉ là vấn đề về mặt lý thuyết”.
Mỹ thử nghiệm thành công đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa mặt đất (nguồn mạng sina TQ)
Các chuyên gia cho rằng, CHDCND Triều Tiên có thể bắn tên lửa lắp đầu đạn hạt nhân bất cứ lúc nào. Tên lửa dòng Nodong của CHDCND Triều Tiên tầm bắn khoảng 1.000 km, có thể tấn công bất cứ căn cứ không quân nào của Hàn Quốc, tập kích bờ biển phía nam Hàn Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-Koo tháng 10 năm 2014 cho biết, Quân đội Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc có lợi cho đối phó mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Một nghị sĩ Hàn Quốc nói: “Hàn Quốc cần cho Trung Quốc biết rằng, nếu CHDCND Triều Tiên tiếp tục tiến hành thử nghiệm hạt nhân thì sẽ mua hệ thống THAAD, Hàn Quốc cần yêu cầu Trung Quốc, nếu CHDCND Triều Tiên tiếp tục bắn tên lửa thì không được can thiệp việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa”.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 3 còn có một bài viết cho rằng, Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa giúp Mỹ đánh chặn tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 của Trung Quốc. Đông Phong-21 là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung kiểu cơ động của Pháo binh 2 Trung Quốc, gần đây, trên tạp chí trong nước đã công khai hình ảnh dựng đứng của loại tên lửa này ở khu vực miền núi. Loại tên lửa này từng tiến hành huấn luyện bắn trong các môi trường địa hình đặc biệt như cánh đồng tuyết, sa mạc lớn.
Theo bài báo, tâm lý hiện nay của Hàn Quốc rất phức tạp. Trong cuộc đấu gần đây, Mỹ muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc đã trở thành một quân át chủ bài trong lĩnh vực quân sự của Mỹ. Đáp lại, Trung Quốc đang tranh thủ Hàn Quốc, tiến hành trao đổi điều kiện, Trung Quốc đề xuất chỉ cần Hàn Quốc có thể tránh để Mỹ triển khai THAAD ở lãnh thổ nước này, sẽ sẵn sàng đem lại lợi ích đáng kể cho Hàn Quốc về kinh tế thương mại. Hàn Quốc do dự trong vấn đề này, đến nay Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chỉ có thể tuyên bố “Bản thân Hàn Quốc sẽ không mua THAAD”. Ngụ ý, Mỹ phải chăng triển khai THAAD ở Hàn Quốc cũng không thể bảo đảm.
Tên lửa đạn đạo tầm trung kiểu cơ động Đông Phong-21 của Pháo binh 2 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, phân tích kỹ một chút sẽ phát hiện, triển khai THAAD ở Hàn Quốc là một sự kiện “hoàn toàn không có ý nghĩa” đối với việc nâng cao mức độ an ninh của bản thân Hàn Quốc.
Trước hết, hệ thống tên lửa THAAD là một “hệ thóng phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến” (theo Trung Quốc có thể gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa cấp chiến dịch), về thiết kế chủ yếu làm hệ thống đánh chặn đoạn cuối, chủ yếu đối phó với tên lửa tầm trung.
Tên lửa của CHDCND Triều Tiên có thể đạt tầm bắn này chủ yếu là tên lửa Musudan và tên lửa Nodong, nhưng đảo Jeju cực nam Hàn Quốc cách tuyến đường ranh giới quân sự 38 vĩ độ Bắc giữa hai miền Triều Tiên cũng không đến 500 km, tên lửa dòng Hwasong của CHDCND Triều Tiên đủ để bao trùm phần lớn lãnh thổ Hàn Quốc, thậm chí tên lửa chiến thuật KN-02 tầm bắn ngắn hơn cũng có thể bao trùm các khu vực kinh tế chủ yếu của Hàn Quốc.
Khả năng đánh chặn của THAAD đối với 2 loại tên lửa này hoàn toàn không tốt hơn so với tên lửa Patriot PAC-3, trái lại do tên lửa đắt hơn, đánh chặn càng không kinh tế. Huống hồ, CHDCND Triều Tiên hiện nay còn có nhiều loại đạn rocket cũng có thể đánh tới Seoul, nếu nói tới góc độ quân sự và kinh tế đơn thuần, Hàn Quốc càng cần tìm mua lượng lớn tên lửa Iron Dome của Israel để bảo vệ an toàn của Seoul, chứ không phải để Mỹ triển khai tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.
Xe bắn tên lửa hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD
Mỹ triển khai hệ thống tên lửa THAAD chỉ có lợi nhất khi Trung-Mỹ xảy ra xung đột cục bộ. Chẳng hạn, tên lửa Đông Phong-21 Trung Quốc triển khai ở khu vực đông bắc bay tới căn cứ quân Mỹ ở Okinawa hoặc quân cảng Sasebo, THAAD triển khai tuyến đầu có thể cung cấp cảnh báo sớm chính xác sớm nhất.
Video đang HOT
Trong diễn tập phòng thủ tên lửa vài năm trước, Mỹ đã xác nhận vai trò của loại phương pháp này đối với nâng cao hiệu suất đánh chặn. Ngoài ra, nếu tàu chiến Mỹ hoạt động ở biển Hoàng Hải hoặc biển Nhật Bản, khi đối mặt với tên lửa chống hạm của Trung Quốc, THAAD triển khai ở Hàn Quốc thậm chí còn có thể tham gia đánh chặn.
Trong tình hình này, lựa chọn hợp lý của Trung Quốc đương nhiên là trước tiên xóa sổ căn cứ thử nghiệm tên lửa đạn đạo THAAD của Hàn Quốc, khi đó, Hàn Quốc lại ứng phó thế nào?
Sự khác biệt giữa triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc và triển khai hệ thống “Aegis mặt đất” ở các nước Đông Âu ở chỗ, điều mà các nước Đông Âu này lo ngại là sự tấn công trực tiếp từ Nga, cho nên họ đều kêu gọi Mỹ nhanh chóng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trong khi đó, Hàn Quốc nếu như không có THAAD, ở mức độ nhất định, chỉ cần nắm chắc cân bằng, họ có thể “đi dây” trong xung đột Trung-Mỹ. Nhưng, sở hữu THAAD thì Hàn Quốc đã không duy trì được cân bằng nữa.
Như vậy, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc thực sự là một con bài có ý nghĩa chính trị lớn hơn ý nghĩa quân sự.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ
Tuy nhiên, Hàn Quốc là một quốc gia có chủ quyền không hoàn chỉnh. Quan chức Mỹ và Hàn Quốc đều cho biết, “vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phải do hai nước cùng quyết định”, tức là, nếu Mỹ quyết tâm coi thường sự phản đối của Hàn Quốc, cưỡng ép cột họ vào “chiến xa” của mình thì Hàn Quốc không thể phản kháng – báo Trung Quốc bình luận.
Tên lửa hành trình mới Trung-Nga đe dọa nghiêm trọng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 24 tháng 3 đưa tin, ngoài tên lửa đạn đạo, gần đây, mối đe dọa của nước ngoài gây phiền phức cho Mỹ còn có tên lửa hành trình tầm xa. Theo trang mạng Fox News Mỹ ngày 22 tháng 3, Tư lệnh Bộ tư lệnh miền Bắc Mỹ, thượng tướng William Gortney cảnh cáo, tên lửa hành trình tàng hình mới trang bị của Nga đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các công trình hạ tầng cơ sở quan trọng của Mỹ.
William Gortney nói với Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ rằng, Nga đang trang bị tên lửa hành trình tầm xa mới cho các trang bị như máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm hạt nhân, loại vũ khí mới lắm đầu đạn thông thường này đã cung cấp một sự lựa chọn răn đe ngoài vũ khí hạt nhân cho Điện Kremlin.
So với tên lửa đạn đạo, đặc trưng bay tầng trời thấp của tên lửa hành trình làm cho nó có thể tránh né dò tìm của radar và dựa vào địa hình để che giấu quỹ đạo bay.
Tên lửa hành trình Trường Kiếm-10 (CJ-10) Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Một quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, tên lửa mà William Gortney nói tới là tên lửa hành trình KH-101 mới nghiên cứu chế tạo của Nga, nó thiết kế tàng hình và thông qua biện pháp chuyên môn giảm bớt đặc trưng hồng ngoại.
Nghe nói, tên lửa hành trình KH-101 có tầm bắn lớn nhất trên 5.000 km, đã trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược như Tu-95, có thể phát động tập kích đối với các hạ tầng cơ sở quan trọng như mạng lưới điện quốc gia của Mỹ. Ngoài ra, Nga còn đang nghiên cứu chế tạo phiên bản cải tiến của tên lửa này có thể bắn từ tàu ngầm hạt nhân.
William Gortney cảnh báo, tháng 9 năm 2014, hoạt động tuần tra ở bờ biển phía đông Canada của 2 máy bay ném bom Nga mang theo tên lửa hành trình lộ rõ mối đe dọa của loại tên lửa hành trình mới này.
Trang mạng “Washington Free Beacon” Mỹ cho rằng, ngoài Nga, Trung Quốc trang bị tên lửa hành trình tầm xa Đông Hải-10 (DH-10), Iran cũng đang nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình mới tầm bắn trên 1.200 dặm Anh, những tên lửa tiên tiến có tỷ lệ bắn trúng cao này tạo ra thách thức mới cho phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Đối với vấn đề này, Lầu Năm Góc đưa ra “hệ thống cảm biến mạng lưới phòng thủ tên lửa hành trình tấn công đối đất liên hợp”, thông qua radar mới và bộ cảm biến tính năng cao, tiến hành dò tìm và nhận dạng đối với tên lửa hành trình địch, hệ thống đầu tiên này đã đi vào hoạt động.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Nga
Nga và Trung Quốc phản đối Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc
Trang mạng tin tức Sputnik Nga ngày 20 tháng 3 cho rằng, Mỹ đang xem xét khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra phản ứng tiêu cực mạnh đối với kế hoạch này.
Hàn Quốc có khoảng 120 tổ chức xã hội kêu gọi chính phủ từ chối triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở lãnh thổ nước này. Họ cho rằng, kế hoạch của Washington sẽ “phá hỏng hòa bình” của Đông Bắc Á và tác động xấu tới quan hệ Trung-Hàn.
THAAD một khi triển khai sẽ tăng không khí thù địch về quân sự và kinh tế của bán đảo Triều Tiên, từ đó làm “trọng thương” lợi ích quốc gia và mục tiêu thống nhất hòa bình bán đảo Triều Tiên – Cho Seung-hyeon, lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ nói.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Mỹ triển khai THAAD ở bán đảo Triều Tiên có thể đồng thời dùng cho thu thập thông tin cơ sở quân sự của CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Viện trưởng Viện nghiên cứu Nga – Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc cho rằng, triển khai THAAD ở bán đảo Triều Tiên cần xem xét sự lo ngại của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc và Nga. Cần xác định mức độ mối đe dọa như thế nào. Cần giải quyết sáng suốt vấn đề này, vì lợi ích trung và dài hạn của Hàn Quốc.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng đối với vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở nước này.
Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Alexander Timonin
Liên quan đến phản ứng của Nga về việc Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, tờ “JoongAng Ilbo” Hàn Quốc ngày 18 tháng 3 đăng bài phỏng vấn Đại sứ Nga tại Hàn Quốc. Đại sứ Nga Alexander Timonin cho biết, Nga phản đối Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc.
Ông Alexander Timonin nói: “Chúng tôi cho rằng, điều này không chỉ sẽ làm gia tăng tình hình căng thẳng của bán đảo Triều Tiên, mà còn sẽ tăng thêm tình hình căng thẳng của Đông Bắc Á”.
Ông còn cho biết, Moscow phản đối hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối do Mỹ đứng đầu, việc làm này là “để tránh làm cho khu vực này xuất hiện đối đầu”.
Theo bài báo, gần đây, khi gặp Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Kyung-so, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Siêu đã tái khẳng định sự lo ngại của Bắc Kinh đối với hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối.
Trung Quốc luôn phản đối triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối ở Hàn Quốc, cho rằng, nó lấy Trung Quốc làm mục tiêu, hơn nữa là một trong những cách làm mở rộng sự hiện diện quân sự ở Đông Á của Mỹ.
Sau khi Trung Quốc đưa ra phản ứng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 18 thúc giục “nước láng giềng” không nên gây ảnh hưởng đến chính sách an ninh của họ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Ming-seok
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Ming-seok cho biết: “Nước láng giềng có thể sẽ phản đối triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối, nhưng họ không nên tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách quốc phòng an ninh của chúng tôi”. Điều này rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.
Theo báo chí Hàn Quốc ngày 17 tháng 3, đối với việc Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se cho biết, Chính phủ Hàn Quốc sẽ căn cứ vào bản chất tình hình, phân tích tổng hợp lợi ích quốc gia, sau đó tự phán đoán và đưa ra quyết định.
Ông Yun Byung Se cho hay, hai nước Hàn-Mỹ vẫn chưa tiến hành tham vấn chính thức về hệ thống THAAD, vấn đề này hiện dừng lại ở cấp lý thuyết, tình hình liên quan hiện chưa có bất cứ thay đổi nào.
Như vậy, cho đến nay, Hàn Quốc luôn giữ mơ hồ chiến lược trong vấn đề này, cho rằng, vẫn chưa đàm phán với Mỹ, hơn nữa chưa đưa ra bất cứ quyết định nào.
Quan chức Mỹ luôn cho rằng, hệ thống này mang tính phòng ngự đơn thuần, việc triển khai ở Hàn Quốc chỉ là để ứng phó với mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Nga đe dọa dùng tên lửa hạt nhân tấn công tàu chiến Đan Mạch
Cũng liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa, mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 23 tháng 3 dẫn tờ “Jyllands Posten” Đan Mạch đưa tin, trong khi quan hệ Nga và phương Tây vẫn ở trạng thái đối đầu, ngày 21 tháng 3, tại thành phố Copenhagen – thủ đô Đan Mạch, Đại sứ Nga tuyên bố, nếu Đan Mạch gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO do Mỹ lãnh đạo, Nga sẽ lấy vũ khí hạt nhân ngắm vào tàu chiến Đan Mạch. Điều này đã gây chú ý cho truyền thông phương Tây, trong khi Ngoại trưởng Đan Mạch đã phẫn nộ nói rằng, thái độ của Nga là “không thể chấp nhận”.
Tàu hộ vệ lớp Iver Huitfeldt của Hải quân Đan Mạch
Tháng 8 năm 2014, Đan Mạch cho biết, có kế hoạch đưa 3 tàu họ vệ lớp Iver Huitfeldt có năng lực phòng không khu vực gia nhập mạng lưới hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO để bảo vệ các thành viên tránh bị tên lửa bắn từ “các nước như Iran” đe dọa.
Do việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ làm suy yếu tính hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân và có khả năng dẫn tới chạy đua vũ trang, Nga từ lâu phản đối NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu. Mặc dù biết phát ngôn sẽ gây tức giận cho nhà cầm quyền Đan Mạch, nhưng Đại sứ Nga tại Đan Mạch Mikhail Vanin nói với các tờ như “Jyllands Posten” rằng, nhà cầm quyền Copenhagen nếu muốn ngả hơn vào các nước phương Tây thì sẽ bị coi là “mối đe dọa đối với Nga”, phải tự nhận lấy hậu quả.
Mikhail Vanin cho biết, nếu Đan Mạch thật sự đã gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, như vậy quan hệ Đan Mạch-Nga sẽ bị tổn hại, tàu chiến của Đan Mạch sẽ bị tên lửa hạt nhân của Nga nhằm vào, hơn nữa sẽ rơi vào kết cục “thất bại cả về tiền bạc và an ninh”.
Phát biểu của ông Mikhail Vanin khiến cho Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard phẫn nộ. Ông Martin Lidegaard nói, bình luận của ông Mikhail Vanin là “không thể chấp nhận”, bất cứ ai như Vanin nói trong tương lai nếu gia nhập vào hệ thống phòng thủ này sẽ trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa đạn đạo Nga, điều này thật sự đã quá đáng. Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch phản ứng cho rằng, phát biểu của ông Mikhail Vanin sẽ không kích thích lòng tin, cũng sẽ không đóng góp gì cho hòa bình và ổn định.
Được biết, cuộc kiểm tra sẵn sàng chiến đấu đột kích mang tính toàn quốc với sự tham gia của Hạm đội Phương Bắc, lực lượng Quân khu miền Tây, lực lượng nhảy dù, tổng cộng 76.000 quân, 65 tàu chiến và hơn 200 máy bay chiến đấu đã kết thúc vào ngày 21 tháng 3.
Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard
Theo hãng tin RIA Novosti Nga ngày 22 tháng 3, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Antonov cho biết, Nga tổ chức diễn tập quân sự kiểm tra sẵn sàng chiến đấu đột kích có mục đích là kiểm tra năng lực bảo vệ có hiệu quả an ninh quốc gia của Các lực lượng vũ trang Nga, hoàn toàn không phải tìm kiếm đối đầu, “các nước NATO cũng đang tổ chức diễn tập, máy bay của họ bay dọc biên giới Nga, tàu chiến ép sát đường bờ biển Nga, chúng tôi có thái độ ứng xử bình tĩnh với diễn tập quân sự của NATO, nhưng NATO lại không ngừng phát động cuộc chiến thông tin tuyên truyền về mối đe dọa từ Nga”.
Hãng Interfax Nga cho biết, Chủ tịch Ủy ban liên bang Nga (Thượng viện) Matviyenko ngày 21 tháng 3 cho biết, chính phủ Nga có niềm tin kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, Nga không có môi trường cho nảy sinh “cách mạng màu”.
Theo Giáo Dục
Lực lượng Phòng vệ Nhật "lặng lẽ ẩn náu" ở các căn cứ Okinawa quân Mỹ
Thúc đẩy sử dụng chung các cơ sở của Quân đội Mỹ ở Okinawa đã trở thành chủ trương của Chính phủ Nhật Bản, cũng phù hợp với nhu cầu của Mỹ, đối phó Trung Quốc.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều quân đến Mỹ học tập tác chiến đoạt đảo (nguồn mạng sina TQ)
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 22 tháng 3 dẫn "Tân Hoa kiều báo" - một tờ báo chủ yếu phục vụ cho người Hoa có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản - đưa tin, gần đây, tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng do nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản Tanida tiết lộ tại Hạ viện đã gây xôn xao các giới. Tài liệu cho biết, để tăng cường sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ ở Okinawa, Nhật Bản bố trí Lực lượng Phòng vệ ở các căn cứ quân Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản.
Theo bài báo, đây là do Nhật Bản lấy Trung Quốc làm đối tượng tác chiến, coi các căn cứ quân Mỹ ở Nhật Bản tại tuyến đầu Okinawa là căn cứ địa xuất kích, điều này làm liên tưởng tới lịch sử từ bỏ Okinawa để "phòng vệ lãnh thổ" trong chiến tranh Thái Bình Dương.
Căn cứ vào ý tưởng cụ thể của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trại Schwaab Quân đội Mỹ nằm ở thành phố Nago, tỉnh Okinawa sẽ bố trí đơn vị chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ; trại Hanson Quân đội Mỹ đóng ở Kin, tỉnh Okinawa sẽ bố trí nơi tiếp tế của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất; kho đạn Kadena Quân đội Mỹ ở Kadena, tỉnh Okinawa dự trữ đạn dược, đồng thời bố trí trạm lính Lực lượng Phòng vệ đứng gác chặt chẽ.
Tài liệu còn tiết lộ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản coi trọng tác chiến liên hợp với lữ đoàn viễn chinh hải quân 31 (31MEU) - lực lượng át chủ bài của Quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản, chuẩn bị để Lực lượng Phòng vệ Mặt đất và nó hợp nhất với nhau. Ngoài ra, đơn vị chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ sẽ còn đóng ở quần đảo Miyako, nơi cách đảo Senkaku gần nhất.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Kế hoạch phòng vệ trung hạn do Nhật Bản thông qua vào tháng 12 năm 2013 xác định triển khai "lực lượng giám sát ven bờ" ở Yonaguni của quần đảo Miyako, sau đó lại không nói rõ vị trí điều động cụ thể, lần này tài liệu nội bộ chỉ rõ là Miyako và Ishigaki.
Miyako và Ishigaki lần lượt nằm ở nam và bắc đảo Senkaku, cách đảo Senkaku đều khoảng 170 km, là hòn đảo cách đảo Senkaku gần nhất của Nhật Bản. Theo ý tưởng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, sau khi Lực lượng Phòng vệ triển khai ở hai hòn đảo này, chiếm trước đảo Senkaku chỉ là việc trong vài giờ.
Trong khi đó, một khi xuất hiện phản ứng khẩn cấp của Trung Quốc, bất kể Quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản có hành động hay không, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ẩn náu ở các căn cứ của Quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản có thể huy động toàn bộ lực lượng trong giai đoạn đầu tiên, nhanh chóng chi viện.
Nhật Bản tuyên bố nước cờ này được bài báo thân Trung Quốc này cho là "hiểm ác". Thứ nhất, nếu đảo Senkaku xảy ra "tình trạng khẩn cấp", Lực lượng Phòng vệ liên tục xuất phát từ các căn cứ của quân đồn trú Mỹ, Quân đội Mỹ có hành động hay không đều không thể không dính dáng. Thứ hai, nếu Quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản rút quân khỏi trong thời điểm quan trọng, Lực lượng Phòng vệ sẽ bỏ qua Quân đội Mỹ, tự mình hành động.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Bài báo coi điều này (chưa hề xảy ra) vừa để lộ sự "không tin cậy" của Nhật Bản đối với Mỹ, vừa cho thấy Nhật Bản hiện nay đã "được thả dây cương", cái gì cũng dám làm. Trong khi đó, để giảm sức ép của căn cứ do người dân Okinawa phản đối, Mỹ đã áp dụng thái độ "biết thời biết thế" đối với ý tưởng của Nhật Bản.
Ngay từ tháng 7 năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phương án, yêu cầu gia tăng binh lực ở các hòn đảo tây nam, "cộng đồng hóa" các căn cứ Quân đội Mỹ. Tài liệu của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho thấy, tháng 4 cùng năm, hội nghị an ninh có sự tham dự của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật-Mỹ đã đạt nhất trí về cùng huấn luyện, cùng tuần tra, cùng sử dụng căn cứ. Hai bên nhấn mạnh, cần xây dựng "hợp tác phòng vệ động thái" nhất thể hóa quân sự.
Tháng 2 năm 2013, trong văn kiện do chính quyền Shinzo Abe đưa ra cũng đã viết rõ "thúc đẩy và mở rộng hợp tác phòng vệ động thái". Hiện nay, thúc đẩy sử dụng chung các cơ sở của Quân đội Mỹ ở Okinawa đã trở thành đường lối đã định của Chính phủ Nhật Bản.
Nhưng, theo tuyên truyền của bài báo, người dân Okinawa rõ ràng sẽ không đồng ý. Có một giai đoạn lịch sử thê thảm làm cho họ khắc cốt ghi xương đến tận bây giờ. Năm 1945 - giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ tiến công Okinawa. Trong giai đoạn cuối của chiến dịch, sĩ quan chỉ huy Quân đội Nhật Bản thực hiện lệnh của Chính phủ Nhật Bản, yêu cầu người dân địa phương hy sinh vì Tổ quốc, thậm chí tự sát tập thể.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Theo thống kê chưa đầy đủ, trước khi Quân đội Mỹ đổ bộ lên Okinawa, người dân Okinawa trong tay Quân đội Nhật Bản lên tới hơn 260.000 người, quy mô thương vong chỉ sau thảm sát Nam Kinh. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản lại chuẩn bị để người dân Okinawa "làm bia đỡ đạn" khi xảy ra xung đột, đương nhiên là người dân nơi đây "trào dâng oán thán" - Đây là tuyên truyền có chủ ý của một bài viết có quan điểm thân Bắc Kinh, phục vụ cho người Hoa. Thực ra, Nhật Bản triển khai các hành động quân sự để bảo vệ các hòn đảo tây nam trước mối đe dọa đến từ Quân đội Trung Quốc - PV.
Bài báo tiếp tục bôi xấu chủ trương của Nhật Bản là có thể biến Okinawa thành chiến trường, bôi xấu chế độ dân chủ của Nhật Bản hiện nay, cho rằng, Lực lượng Phòng vệ nếu triển khai ở các căn cứ của Quân đội Mỹ sẽ là "khởi đầu của một thảm họa mới".
Bài báo dẫn một cựu quan chức của thành phố Nago cho rằng, nếu Lực lượng Phòng vệ triển khai ở các căn cứ của Quân đội Mỹ tại Okinawa thì các căn cứ này sẽ mở rộng, chức năng được tăng cường. Hiện nay, không ít căn cứ quân Mỹ tại Nhật Bản đã bắt đầu huấn luyện từ khoảng 5 giờ sáng, hàng ngày đánh thức người dân xung quanh bằng tiếng súng máy. Cộng với triển khai huấn luyện các loại máy bay chiến đấu, xung quanh các căn cứ của Quân đội Mỹ đã không khác gì với "chiến trường". Do đó, Lực lượng Phòng vệ triển khai thêm ở các căn cứ này sẽ đem lại "gánh nặng lớn hơn".
Theo bài báo, thực ra, ở các khu vực ngoài Okinawa, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bố trí ở các căn cứ của Quân đội Mỹ đã không còn là việc gì mới mẻ. Tháng 3 năm 2012, Bộ Tư lệnh Tổng đội hàng không - trung khu Lực lượng Phòng vệ Trên không - di chuyển tới căn cứ Yokota của Quân đội Mỹ. Bộ Tư lệnh này phụ trách bảo vệ không phận và bắn tên lửa đạn đạo, là cơ quan đầu não của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Đồng thời, Nhật-Mỹ cũng đã thiết lập mới "Cơ quan điều chỉnh sử dụng tổng hợp chung" căn cứ phòng thủ tên lửa, tăng cường chia sẻ thông tin và hành động liên hợp. Tháng 3 năm 2013, Bộ Tư lệnh lực lượng phản ứng nhanh trung tâm của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản lại từ căn cứ Quân đội Mỹ ở Okinawa di chuyển toàn bộ tới căn cứ Bộ tư lệnh Lục quân Mỹ đóng tại Nhật Bản.
Lực lượng này có khoảng 4.500 binh sĩ đánh bộ, đã tập hợp tất cả lực lượng tinh nhuệ hầu như có thể điều động trong giai đoạn đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, là lực lượng phản ứng nhanh có tính chất đội dự bị chiến lược, có mệnh danh là "mì chính Lực lượng Phòng vệ".
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bố trí ở các căn cứ quân đồn trú Mỹ vừa có thể học được các kỹ năng và tư tưởng tác chiến tiên tiến từ trong huấn luyện nhất thể hóa Nhật-Mỹ, nâng cao sức chiến đấu, đồng thời cũng có thể qua đây thể hiện với bên ngoài về sự vững chắc của quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, đồng thời căn cứ vào chiến lược của nước này, "cột chặt Mỹ vào chiến xa của mình".
Trong khi đó, Mỹ để cho Lực lượng Phòng vệ bố trí ở các căn cứ của mình vừa có thể giúp cho Chính phủ Nhật Bản lấy đây làm lý do, gia tăng mức độ gây sức ép đối với sự phản đối của người dân, làm dịu sức ép dư luận; hai là có thể giúp cho Chính phủ Nhật Bản bỏ ra thêm tiền bạc, chia sẻ chi phí quân sự khổng lồ. Xem ra, hai bên Nhật-Mỹ đều tự nguyện, đều có nhu cầu với nhau. Nhưng, Mỹ để cho Lực lượng Phòng vệ "có đầy tham vọng" triển khai ở căn cứ Okinawa tuyến đầu thì "không sáng suốt" như vậy - báo thân Bắc Kinh tuyên truyền.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành diễn tập đột kích đổ bộ ở Southern California, Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Theo bài báo, một khi hòn đảo tranh chấp lân cận xảy ra xung đột lớn, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều động từ các căn cứ Quân đội Mỹ sẽ làm cho Mỹ mất hoàn toàn khả năng xoay xở. Hơn nữa, Nhật Bản còn có một tính toán khác: Một khi Quân đội Mỹ rút khỏi Okinawa vào một ngày nào đó thì có thể tiếp quản nhanh chóng những địa bàn này. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng Chính phủ Nhật Bản xoa dịu sự phản đối của người dân, "làm qua quýt" trong việc di dời và xóa bỏ căn cứ.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của tờ "Tân Hoa kiều báo" có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản, tờ báo này chủ yếu phục vụ cho các độc giả người Hoa đang ở Nhật Bản, do đó có nhiều bài viết thân Trung Quốc và không có lợi cho việc triển khai các chính sách an ninh, phòng vệ của Nhật Bản.
Theo Giáo Dục
Mỹ xác nhận đưa tên lửa vây Trung Quốc Mỹ sẽ triển khai 7 khẩu đội tên lửa THAAD trước năm 2019, trong đó có các khẩu đội tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Đánh tiếng Thông tin về việc mở rộng lực lượng phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được Tư lệnh Bộ Tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian Mỹ (SMDC) David Mann khẳng...