Mỹ có thể chặn tuyến cáp quang với Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia
Giới chức Mỹ được cho là đang tìm cách chặn tuyến cáp dưới biển nối Los Angeles và Hong Kong vì những lo ngại liên quan tới an ninh quốc gia.
Thời báo Phố Wall ngày 28/8 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Bộ Tư pháp Mỹ đã tỏ dấu hiệu phản đối mạnh mẽ dự án cáp quang dưới biển vì lo ngại về nhà đầu tư Trung Quốc, Tập đoàn Dr. Peng Telecom & Media Group, cũng như lo ngại về sự kết nối trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc tuyến cáp này cung cấp. Tuyến cáp quang này nối Los Angeles và Hong Kong, được Google, Facebook và đối tác Trung Quốc hỗ trợ.
Một tuyến cáp dưới biển (Ảnh: India Today)
Theo thông tin từ hồ sơ tại Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), nơi các công ty trên nộp hồ sơ xin phép đặt cáp tại Mỹ hồi năm 2017, dự án cáp quang tốc độ cao với chiều dài 13.000 km được thiết lập để kết nối người dùng internet tại Mỹ với châu Á, đồng thời gia tăng sự cạnh tranh trong việc truyền dữ liệu xuyên Thái Bình Dương.
Các nguồn tin cho biết Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2017 đã yêu cầu FCC hoãn thực hiện dự án cho tới khi hoàn tất quá trình đánh giá về an ninh quốc gia. Điều khiến Bộ Tư pháp lo ngại là công ty Dr. Peng Telecom & Media Group, nhà đầu tư có trụ sở tại Bắc Kinh.
Công ty Dr. Peng cung cấp các dịch vụ viễn thông tại Trung Quốc và là công ty viễn thông lớn thứ 4 tại nước này. Theo thông tin trên trang web của Dr. Peng, các đối tác của công ty này bao gồm Huawei Technologies, tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc bị Mỹ nghi ngờ về vấn đề an ninh.
Video đang HOT
Theo Dân trí
Huawei vươn tay ra sân sau Mỹ
Tập đoàn Huawei dự định làm tuyến cáp quang đầu tiên dưới biển nối Nam Mỹ và châu Á.
Reuters mới đây dẫn lời David Dou Yong, Giám đốc điều hành của Huawei tại Chile cho biết, công ty đang háo hức theo dõi quá trình đấu thầu công khai dự án xây dựng tuyến cáp quang cưới biển đầu tiên giữa Nam Mỹ và châu Á.
CEO Huawei Chile, David Duo Young.
Ông David Yong cho biết, dự án do Chile khở xướng vào tháng 7, mời thầu xây dựng xuyên Thái Bình Dương.
Đại diện Huawei tuyên bố rất tích cực tham gia vào cơ hội kinh doanh này.
"Quy trình đấu thầu này có một số bước ... Chúng tôi đã sẵn sàng và sẽ thực hiện theo quy trình cho đến khi chủ thầu chọn nhà cung cấp để triển khai dự án. Chắc chắn chúng tôi sẽ tham gia đấu thầu" - ông David Yong cho biết.
Hai tháng trước, công ty chuyên kinh doanh cáp ngầm Huawei Marine Systems thuộc Tập đoàn Huawei đã bán 51% cổ phần cho công ty viễn thông khác của Trung Quốc là Hengtong Optic-Electric.
Đây là vụ bán tài sản lớn đầu tiên của Huawei kể từ khi Mỹ đưa ra các cáo buộc nhằm vào công ty này, cáo buộc Huawei là phương tiện hoạt động gián điệp cho Chính phủ Trung Quốc. Vụ bán tài sản của Huawei cũng có thể sẽ giúp họ tham gia và giành được các hợp đồng quốc tế, tránh né các lệnh cấm/trừng phạt nếu bị phía Mỹ đưa ra.
Cáo buộc của Mỹ cũng làm dấy lên các lo ngại về sự tham gia của Huawei vào các dự án cáp ngầm trên trên toàn thế giới.
Hôm 28/8, Huawei khai trương một trung tâm dữ liệu với các dịch vụ lưu trữ đám mây ở Santiago trị giá hơn 100 triệu USD. Tập đoàn Trung Quốc đang tìm cách vận động Chính phủ Chile lưu trữ dữ liệu của mình trên đám mây.
Tổng thống Chile Sebastian Pinera tham dự một sự kiện của Huawei.
Các tài liệu mà Reuters tiếp cận cho thấy trong ba năm qua, các giám đốc điều hành cấp cao của Huawei đã tổ chức hàng chục cuộc họp với thị trưởng thành phố, các bộ trưởng và quan chức từ cảnh sát Chile, ngân hàng trung ương, cơ quan thuế, quân đội, cơ quan phát triển nhà nước và các bộ y tế, kinh tế, giao thông, năng lượng và nội thất để vận động cho điện toán đám mây và công nghệ phần mềm nhận dạng khuôn mặt.
Huawei dự định sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng của Chile để hỗ trợ dịch vụ đám mây này. Không chỉ đối với Chile mà cả các nước láng giềng nữa.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang hành động để chứng minh sự phát triển 5G, triển khai cáp ngầm đều sẽ nằm trong các biện pháp bảo mật dữ liệu và bảo vệ dữ liệu tốt nhất. Với sáng kiến này, Chile sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo vệ dữ liệu của đám mây.
"Tôi hy vọng rằng Chile là quốc gia chính của khu vực Nam Mỹ để phát động ý tưởng này" - ông David Yong nhấn mạnh.
Dou Yong nói với Reuters rằng họ vẫn chưa có thỏa thuận nào với chính phủ nhưng Huawei sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở đây. Huawei Chile hiện có 120 nhân viên, trong đó 70% là người Chile. Huawei cũng tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở Chile.
"Chúng tôi xem Chile là chuẩn mực cho toàn bộ Mỹ La-tin. Chúng tôi muốn xây dựng Huawei Chile như một tài liệu tham khảo cho Nam Mỹ và cho thế giới. Đối với chúng tôi, Chile là một thị trường rất thú vị." - ông nói.
Trong trường hợp Huawei tham gia và thắng thầu trong dự án cáp ngầm đầu tiên của họ nối Nam Mỹ và châu Á, dự án có nguy cơ đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ hơn lúc nào hết.
Theo Đất Việt
Bị Úc cấm tham gia mạng 5G, Huawei tại Úc cắt giảm hơn một nửa nhân viên Điều này tương đương với việc hơn 100 nhân viên của Huawei tại Úc đã bị mất việc. Công ty con tại Úc của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei Technologies đã phải cắt giảm một nửa lực lượng lao động sau quyết định của chính phủ nước này về việc cấm Huawei triển khai cơ sở hạ tầng mạng 5G do các...