Mỹ có sai lầm khi loại bỏ máy bay ném bom FB-22?
Dự án máy bay ném bom tầm trung tàng hình FB-22 dựa trên F-22 từng bị Lầu Năm Góc hủy bỏ vào năm 2006, nhưng kế hoạch phát triển của Trung Quốc có thể khiến họ hối tiếc.
Trung Quốc đang chế tạo máy bay ném bom tầm trung tàng hình, giải pháp chiến thuật lấp đầy khoảng trống giữa tiêm kích tàng hình J-20 và máy bay ném bom chiến lược tầm xa mà Bắc Kinh tìm kiếm bấy lâu nay, tạp chí National Interest cho biết.
Tin tức về dự án này đã gợi lại sự quan tâm của Mỹ đến loại máy bay ném bom tàng hình tầm trung mà Washington từng hủy bỏ, sau đánh giá phòng thủ toàn cầu năm 2006.
Trong thời gian ngắn, Mỹ đã cân nhắc mạnh mẽ việc chế tạo máy bay ném bom tàng hình tầm trung, dựa trên F-22 Raptor. Dự án được gọi là FB-22 T-Rex, tuy nhiên, sự xung đột trong nhu cầu ngắn hạn và định hướng dài hạn đã khai tử dự án.
Thiết kế
Năm 2001, tập đoàn Lockheed Martin bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của loại máy bay ném bom tầm trung dựa trên tiêm kích tàng hình F-22. Dự án được phát triển dựa trên kinh nghiệm từ chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan, nơi chứng minh vai trò và hiệu quả của máy bay tấn công mặt đất trong môi trường ít có mối đe dọa phòng không.
Một trong những ý tưởng về thiết kế khí động học của FB-22. Đồ họa: Acecombat.
FB-22 T-Rex sẽ tận dụng tối đa thiết kế của F-22, Lockheed Martin hy vọng sự phổ biến của các bộ phận và thiết kế giữa hai máy bay sẽ giúp giảm chi phí cho dự án máy bay chiến đấu ném bom thế hệ thứ 5.
T-Rex sử dụng bộ khung giống F-22, nhưng được kéo dài và mở rộng thân máy bay để tăng tải trọng vũ khí bên trong. Máy bay sử dụng loại động cơ mạnh hơn, cho phép đạt tốc độ tối đa 2.368 km/h, phạm vi hoạt động 2.500 km, so với 965 km của F-22.
FB-22 sẽ mang tải trọng vũ khí 6,8 tấn trong cấu hình tàng hình và gần 13 tấn trong cấu hình không tàng hình. Các nhà thiết kế cũng đưa ra tùy chọn khoang vũ khí rời có khả năng tàng hình để treo dưới cánh, đảm bảo cho máy bay vẫn duy trì tính năng tàng hình khi mang thêm vũ khí hay nhiên liệu.
Dù khả năng chiếm ưu thế trên không giảm nhiều so với F-22, FB-22 vẫn giữ được khả năng không đối không tương đối mạnh.
Video đang HOT
Mục đích sử dụng
FB-22 sẽ lấp đầy khoảng trống về máy bay ném bom tầm trung tồn tại từ rất lâu giữa một bên là máy bay chiến đấu, cường kích và một bên là máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Trong Thế chiến II, B-25 Mitchell đảm nhận vai trò này.
Giai đoạn sau của Thế chiến II, các máy bay ném bom tầm trung như B-47 Stratojet đóng vai trò tấn công thông thường và hạt nhân. Các máy bay ném bom tầm trung đóng vai trò quan trọng trong các trận chiến ở Việt Nam, Chiến tranh Vùng Vịnh và một loạt các cuộc xung đột nhỏ từ những năm 1960 đến 1990.
Các máy bay cho nhiệm vụ này bao gồm B-57 Canberra, F-105 Thunderchief và FB-111 Aardvark, một máy bay đánh chặn cỡ lớn tỏ ra lý tưởng cho nhiệm vụ ném bom hạng trung.
Lockheed Martin muốn tận dụng tính năng tàng hình của F-22 Raptor cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Ảnh: USAF.
So với FB-111, T-Rex có tải trọng vũ khí gần tương đương, dù tốc độ và tầm bay ngắn hơn một chút, nhưng bù lại nó có khả năng tàng hình.
Điều này cho phép FB-22 thực hiện các cuộc không kích vào không phận được bảo vệ nghiêm ngặt, mà không cần các đợt tấn công quy mô lớn mà không quân Mỹ từng sử dụng trong Chiến tranh Vùng Vịnh.
Một máy bay như thế sẽ mở rộng chiến thuật hoạt động mà F-117 Nighthawk từng mở ra, mà không cần sử dụng đến máy bay ném bom chiến lược tàng hình, tốc độ cận âm.
Bị khai tử vì xung đột lợi ích
Robert Farley, giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Chiến tranh quân đội Mỹ, cho rằng FB-111 của không quân và A-6 Intruder của hải quân, 2 máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất đều ngừng hoạt động vào những năm 1990, do việc tiếp nhiên liệu trên không đã cho phép mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay, làm giảm lợi thế của máy bay ném bom tầm trung.
Sự sụp đổ của Liên Xô làm giảm căng thẳng đối với lực lượng máy bay ném bom chiến lược, cho phép các nhà hoạch định chiến lược của không quân Mỹ phát triển những ý tưởng mới cho máy bay ném bom chiến lược hạng nặng.
Không quân Mỹ muốn tập trung vào máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider (ảnh) nên không muốn mạo hiểm với máy bay ném bom tầm trung. Đồ họa: Boeing.
Dưới áp lực ngân sách trong ngắn hạn, không quân và hải quân đều không có suy nghĩ xa xỉ về nhu cầu máy bay ném bom tầm trung của họ. Hải quân Mỹ loại bỏ chương trình máy bay ném bom A-12 ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Lockheed Martin cũng nhanh chóng đề xuất chương trình FB-22, khi quá trình sản xuất F-22 bắt đầu đi vào giai đoạn sâu. Tuy nhiên, chương trình T-Rex đã bị khai tử bởi sự xung đột giữa 2 lợi ích.
Đầu tiên liên quan đến cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Tương tự Raptor, FB-22 không đóng góp gì đặc biệt cho cuộc chiến ở đó. Đến năm 2006, mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn để tìm kiếm sự ủng hộ cho dự án không thể giúp Mỹ chiến thắng các cuộc xung đột ngay lập tức.
Thậm chí nếu FB-22 vượt qua được đánh giá ban đầu, nó khó có thể tồn tại qua nhiệm kỳ của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, người đã đề xuất dừng sản xuất F-22.
Vấn đề thứ 2 là không quân ngày càng nhận thức cao hơn về máy bay ném bom chiến lược, thời điểm đó bao gồm B-1B Lancer, B-52 Stratofortress và một số lượng nhỏ B-2 Spirit. Không quân biết rằng họ cần một máy bay ném bom chiến lược mới để thay thế cho B-1 và B-2.
Họ sợ rằng FB-22 sẽ phá hoại kế hoạch đó, tương tự việc phát triển chương trình FB-111 đã gây khó khăn cho không quân trong việc kêu gọi tài trợ cho chương trình máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer.
Do đó, ngay cả khi Lockheed Martin đưa ra lời hứa về máy bay ném bom tầm trung tàng hình có giá cả phải chăng, FB-22 cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm một người bảo trợ mạnh mẽ. Nếu không có người bảo trợ, dự án có rất ít cơ hội để được Quốc hội thông qua.
Do đó, FB-22 đã không bao giờ vượt qua được khái niệm ban đầu. Một số quan chức không quân Mỹ từng bày tỏ sự hối tiếc về việc ngừng sản xuất F-22 ở số lượng 187 chiếc. Liệu không quân có hối tiếc về để mất chương trình FB-22 hay không lại là một câu hỏi khác.
Máy bay ném bom tầm trung đã rơi vào một vị trí khó khăn trong học thuyết không quân, vì các máy bay ném bom tầm xa có thể đảm nhận vai trò tấn công tầm trung.
Tuy nhiên, sự phát triển các hệ thống vũ khí của quốc gia đối thủ có thể tạo ra một áp lực cho các nhà hoạch định chiến lược. Một ngày nào đó, không quân Mỹ có thể có lý do để xem xét lại sự phát triển của máy bay ném bom tầm trung tàng hình.
Trung Hiếu
Theo news.zing.vn
Tướng Nga ca ngợi hết lời tiêm kích Su-57, chê bai F-35 và F-22 của Mỹ
Thiếu tướng Vladimir Popov nhấn mạnh, tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57 của Nga sở hữu những tính năng vượt trội hơn rất nhiều so với các chiến đấu cơ F-35 và F-22 do Mỹ sản xuất.
Sputnik đưa tin, theo cựu phi công Popov, tiêm kích F-22 của Mỹ có giá thành quá đắt đỏ và cần trải qua hàng loạt bước cải tiến, còn F-35 lại được trang bị "thừa thãi" công nghệ hiện đại khiến hoạt động vận hành trở nên khó khăn. Còn Su-57 của Nga lại có tính cơ động cao.
Tiêm kích Su-57 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Trong khi đó, tiêm kích F-35 Lightning II và F-22 Raptor đều do hãng Lockheed Martin thiết kế và được xem là những tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 hiện đại của quân đội Mỹ.
Hoạt động sản xuất tiêm kích F-22 đã bị Mỹ hủy bỏ vào năm 2011, do đó chỉ có 195 chiếc F-22 ra đời. Còn chương trình sản xuất tiêm kích F-35 vẫn đang được thi hành. Theo kế hoạch, quá trình chuyển giao F-35 cho quân đội Mỹ được thi hành cho tới năm 2037.
Đáng nói, tiêm kích Su-57 của Nga theo dự đoán có mức giá chỉ bằng 40% so với giá thành của các chiến đấu cơ F-35 và F-22 mà Mỹ sản xuất. Cụ thể, Su-57 được cho có giá từ 40 - 45 triệu USD/chiếc, còn F-35 là hơn 100 triệu USD/chiếc.
Do chênh lệch khá lớn về giá thành nên Su-57 của Nga hiện nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều quốc gia trên thế giới chưa sở hữu dòng tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5.
Còn theo tạp chí National Interest, tiêm kích Su-57 của Nga có thể được bán cho Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua Su-57 là chuyện dễ hiểu nhất sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ loại ra khỏi chương trình sản xuất F-35 xuất phát từ việc hai nước bất đồng về thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
Lý do "quan tài bay" MiG-21 của Nga hơn đứt "chim ăn thịt" F-22 tối tân của Mỹ Các chuyên gia thừa nhận rằng bất chấp khoảng cách thế hệ đáng kể giữa "quan tài bay" MiG-21 của Nga và "chim ăn thịt" F-22 của Mỹ, trên một số khía cạnh, chiếc tiêm kích được sản xuất từ thời Liên Xô vẫn "ăn đứt" chiến đấu cơ tối tân của Mỹ. Tạp chí Military Watch đã làm một phép so sánh...