Mỹ có quyền Bộ trưởng Quốc phòng thứ 3 trong 7 tháng
Bộ trưởng Hải quân Richard Spencer sẽ đảm nhiệm vị trí quyền lãnh đạo Lầu Năm Góc thay ông Esper, người đang trong quá trình phê duyệt cho chức vụ chính thức.
“Thời gian của tôi trong vai trò này được dự đoán là ngắn ngủi, nhưng tôi đã chuẩn bị đầy đủ và cam kết hoàn thành vai trò quyền bộ trưởng quốc phòng cũng như thể hiện năng lực lãnh đạo của bộ”, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer viết trong thư gửi quân nhân hôm 15/7 sau khi được chỉ định làm người tạm quyền đứng đầu Lầu Năm Góc.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Richard Spencer. (Ảnh: US Navy Photo)
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước ông Spencer là Mark Esper, người đang được Nhà Trắng đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng. Theo quy định của Mỹ, ông Esper phải từ chức quyền Bộ trưởng Quốc phòng và quay lại với vị trí cũ là Bộ trưởng Lục quân trong quá trình chờ Thượng viện Mỹ phê duyệt chức vụ mới.
Video đang HOT
Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức phiên điều trần để phê chuẩn đề cử Bộ trưởng Quốc phòng của Esper vào ngày 16/7. Thượng viện Mỹ sẽ xác nhận việc đề cử Esper trong cuộc bỏ phiếu diễn ra cuối tháng này.
Mark Esper, 55 tuổi từng giữ chức phó chủ tịch phụ trách quan hệ chính phủ tại nhà thầu quốc phòng Raytheon, trở thành Bộ trưởng Lục quân vào tháng 11/2017.
Ông từng có hơn 20 năm phục vụ trong lực lượng Lục quân Mỹ sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ. Ông cũng từng tham chiến trong Chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên.
Kể từ khi cựu Bộ trưởng Jim Mattis từ chức hồi tháng 12/2018 do bất đồng với quyết địn rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump, Lầu Năm Góc cho tới đã trải qua tới 3 đời quyền Bộ trưởng nhưng chưa có Bộ trưởng Quốc phòng nào chính thức được bổ nhiệm. Đây cũng là khoảng thời gian dài nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc thiếu vắng vị trí lãnh đạo chủ chốt.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố kết thúc chế độ cầm quyền quân sự
Ngày 15/7, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Prayut Chan-o-cha đã chính thức từ chức người đứng đầu chính quyền quân sự, đồng thời khẳng định nước này sẽ hoạt động như một chế độ dân chủ thông thường sau 5 năm quân đội nắm quyền.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Prayut Chan-o-cha. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu phát sóng trên truyền hình cả nước, ông Prayuth nhấn mạnh chế độ cầm quyền quân sự đã mang lại thành công trong nhiều lĩnh vực, từ việc giải quyết vấn đề đánh bắt cá trái phép và buôn người cho đến việc giải cứu 12 cậu bé và huấn luyện viên đội bóng thiếu niên bị mắc kẹt trong hang Tham Luang hồi năm 2018. Ông cho rằng hiện tại Thái Lan hoàn toàn là một quốc gia dân chủ với chế độ quân chủ lập hiến và một quốc hội có các nghị sĩ được bầu chọn. Toàn bộ vấn đề đã được giải quyết một cách thông thường trên cơ sở một hệ thống dân chủ không sử dụng các quyền lực đặc biệt.
Hồi tuần trước, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã sử dụng các quyền lực đặc biệt của mình lần cuối cùng để dỡ bỏ những lệnh cấm đối với báo chí và chuyển tất cả các vụ án liên quan đến những tội chống lại những mệnh lệnh của ông sang các tòa án dân sự, chấm dứt sự cầm quyền của quân đội.
Trước đó, Nhà Vua Maha Vajiralongkorn đã phê chuẩn danh sách nội các, trong đó Thủ tướng Prayut kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng. Các thành viên nội các mới của Chính phủ Thái Lan sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Nhà Vua Vajiralongkorn vào ngày 16/7 tới. Ngay sau đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha sẽ chủ trì phiên họp nội các đầu tiên.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ giải thích với Mỹ vụ S-400 Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar giải thích với quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper rằng việc mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga là cần thiết cho Ankara. Theo hãng tin Sputnik, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã có cuộc điện đàm với quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper liên...