Mỹ có “lạnh gáy” vì Trung Quốc?
Mỹ đã có tuyên bố cứng rắn hơn sau khi Trung Quốc phô trương hàng loạt tên lửa, trong đó có những loại được đánh giá khiến Mỹ “lạnh gáy”.
Lực lượng pháo binh II (thực chất là tên lửa chiến lược) trở thành tâm điểm chú ý trong cuộc duyệt binh hôm 3/9 trên quảng trường Thiên An Môn.
Theo giới quân sự, trong cuộc duyệt binh này, Trung Quốc đã phô trương 7 loại tên lửa chiến lược, trong đó có những loại tên lửa lần đầu tiên được công khai như tên lửa tầm trung “Dong Feng-21D” (DF-21D). Đây là loại tên lửa chống hạm, được thiết kế riêng để tiêu diệt tàu sân bay.
Tên lửa DF-21D của Trung Quốc
Tiếp đến là tên lửa “Dong Feng-26″ (DF-26) được Trung Quốc giới thiệu là “không chỉ có thể tấn công các loại tàu chiến cỡ lớn, mà còn có thể tấn công các tàu chiến tầm trung”.
Những loại tên lửa này được nhận định là đang khiến người Mỹ cảm thấy “lạnh gáy”.
DF-21D với tầm bắn khoảng 2.000 km có thể tấn công tàu chiến cỡ lớn đang di chuyển nên được mệnh danh là “sát thủ” của tàu sân bay.
Trong khi đó, tầm bắn của DF-26 đạt tới 4.000 km, có thể đem theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
Do tầm bắn của DF-26 có thể vươn tới căn cứ quân sự Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, nên không ít chuyên gia phán đoán rằng trước khi nghiên cứu sản xuất DF-26, Trung Quốc đã xác định mục tiêu của nó chính là căn cứ Guam. Tuy nhiên, khả năng chống hạm của DF-26 hiện vẫn bị đặt dấu hỏi.
Video đang HOT
Ngay cả giới chuyên gia Mỹ thừa nhận tính đến thời điểm hiện tại, hải quân Mỹ chưa đưa ra được biện pháp đối phó hữu hiệu với các loại tên lửa nói trên của Trung Quốc, ít nhất là đối với DF-21D, chưa chưa nói đến DF-26 có tầm bắn gấp đôi.
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc
Từ sau cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan vào những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu phát triển vũ khí nhằm ngăn chặn tàu sân bay Mỹ tiếp cận các khu vực gần Trung Quốc, trong đó bao gồm cả khu vực Eo biển Đài Loan.
Điều khiến Mỹ lo ngại là khi đã có trong tay các loại vũ khí ngăn chặn chiến lược như DF-26, năng lực tấn công tàu sân bay của Trung Quốc đang từ phạm vi bên trong chuỗi đảo thứ nhất sẽ có thể vươn ra chuỗi đảo thứ hai.
Một chuyên gia Mỹ có tên là Richad Fisher thậm chí còn đánh giá Trung Quốc đang ở thế “thượng phong” trong cuộc chạy đua vũ trang giữa “ngăn chặn” và “chống ngăn chặn” đang ngầm diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington.
Chỉ 3 ngày sau lễ duyệt binh của Trung Quốc, báo chí đã cho đăng tải thông tin Washington đang xem xét khả năng đưa tàu chiến đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, động thái của Mỹ có thể nhằm đáp trả việc Trung Quốc điều 5 tàu hải quân tới sát bang Alaska của Mỹ.
Ngày 2/9, Lầu Năm Góc thông báo 5 tàu hải quân Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển Bering, gần hải phận của Mỹ, nhưng đã dừng lại trong vùng biển quốc tế, không tiến sâu vào vùng 12 hải lý của Mỹ.
Trung Quốc không còn “ngán” tàu sân bay Mỹ?
Tuy nhiên, đến ngày 4/9, Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho biết là 5 tàu hải quân nói trên đã vào trong khu vực 12 hải lý, tức là vào trong hải phận của Mỹ.
Theo luật pháp quốc tế, các tàu nước ngoài có thể đi ngang qua vùng biển của nước khác, nếu những tàu này không có các hoạt động quân sự, theo nguyên tắc gọi là “đi qua vô hại”.
Các quan chức Mỹ xác nhận là các tàu hải quân Trung Quốc đã tuân thủ đúng nguyên tắc này. Nhưng sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc gần sát vùng biển của Mỹ diễn ra vào lúc Tổng thống Barack Obama đang tới thăm bang Alaska.
Nhiều nhà quan sát coi đấy là một hành động khiêu khích từ phía Bắc Kinh.
Cho tới nay, Mỹ vẫn mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc về các hành động xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông và xem những tuyên bố khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh những đảo này là bất hợp pháp.
Theo Cao Tân
Đất Việt
Trung Quốc sẽ cải tổ cơ cấu quân đội
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công bố kế hoạch cải tổ toàn diện quân đội theo hướng hình thành cấu trúc bộ tư lệnh tác chiến thống nhất.
PLA đã diễn tập cách vận hành hệ thống bộ tư lệnh tác chiến liên quân trong một loạt các cuộc tập trận trên toàn quốc từ tháng trước - Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Bloomberg ngày 1.9 dẫn các nguồn thạo tin cho hay kế hoạch cải tổ mạnh mẽ nhất trong 3 thập niên qua sẽ được công bố sớm nhất trong tháng 9, theo đó hợp nhất các lực lượng lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược thành các bộ tư lệnh tác chiến thống nhất theo kiểu Mỹ.
Kế hoạch tham vọng này sẽ hướng tới tinh giản các cấp bậc, quân hàm và các lực lượng trên bộ truyền thống, đồng thời đề cao vai trò của hải quân và không quân, nhằm đẩy nhanh tốc độ điều động các cánh quân khi nổ ra xung đột. Bên cạnh đó, hệ thống gồm 7 quân khu lớn của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể được sáp nhập và rút gọn xuống chỉ còn 4.
Bloomberg cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị công khai kế hoạch sau lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2, diễn ra tại Bắc Kinh ngày 3.9. Các đề xuất này đã bị trì hoãn nhiều tháng trong lúc diễn ra cuộc thanh lọc sĩ quan tham nhũng trong quân đội. Bloomberg dẫn lời ông Nhạc Cương, một thượng tá về hưu từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu PLA, nhận định điều kiện hiện nay đã chín muồi để giới lãnh đạo Trung Quốc thực hiện tham vọng lột xác các lực lượng "theo hướng có thể đối đầu với Mỹ".
Kế hoạch sắp công bố sẽ chi tiết hóa những nguyên tắc về thành lập bộ tư lệnh tác chiến thống nhất được Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua hồi tháng 11.2013. Hệ thống mới, bao gồm bộ tư lệnh thống nhất ở cấp quốc gia lẫn khu vực, sẽ thay thế cấu trúc dựa trên quân khu với trọng tâm xoáy vào lục quân vốn tồn tại trước cả khi CHND Trung Hoa ra đời vào năm 1949.
Hệ thống chỉ huy kiểu mới được cho là điều kiện cần thiết nhằm cải thiện hoạt động liên lạc và tăng cường phối hợp giữa các lực lượng từ nhiều nhánh khác nhau. Việc tái cấu trúc quân đội được đánh giá sẽ hỗ trợ mục tiêu chuyển trục của PLA, từ một quân đội chủ yếu bám trụ đất liền trở thành lực lượng có thể vươn tầm hoạt động xa bờ.
Trong báo cáo thường niên trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 5, Lầu Năm Góc nhấn mạnh công cuộc cải tổ đang được tiến hành sẽ tạo ra những thay đổi rõ rệt nhất cho cơ cấu chỉ huy của PLA kể từ năm 1949. Các thay đổi bao gồm việc sáp nhập Tổng cục Hậu cầu và Tổng cục Trang bị. Bộ Quốc phòng chủ yếu sẽ tập trung vào các vấn đề hành chính và ngoại giao trong khi số lượng quân nhân và đơn vị phi tác chiến sẽ được cắt giảm.
Tuy nhiên, ông Phillip Saunders, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân vụ Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ tại Washington, nhận định rằng hợp nhất các lực lượng theo kiểu Mỹ không phải là điều dễ dàng và đây là thách thức sẽ mất nhiều thời gian của PLA.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Trung Quốc khoe 7 loại tên lửa trong cuộc duyệt binh hoành tráng Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, Quân đoàn Pháo Binh số 2 (SAC), sẽ giới thiệu 7 loại tên lửa trong cuộc duyệt binh quy mô lớn vào ngày 3/9, Xinhua dẫn các nguồn tin quân sự cho biết. Các tên lửa của Trung Quốc (Ảnh: Business Insider) Được sắp xếp thành 6 đội hình vũ khí, các tên lửa...