Mỹ có “đẩy” được Trung Quốc khỏi Myanmar?
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar – hầu như không gặp bất kỳ thách thức nào trong nhiều năm qua – hiện có nguy cơ bị đe dọa khi Mỹ và các nước khác tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với đất nước từng bị quốc tế cô lập này.
Ông Obama được chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm Myanmar hôm 19/11.
Trung Quốc – cường quốc kinh tế châu Á – từ lâu đã giúp Myanmar “trụ vững” thông qua mối quan hệ kinh tế, bán vũ khí và bảo vệ nước này khỏi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) về lạm dụng nhân quyền bởi Trung Quốc với tư cách là nước thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ, có quyền phủ quyết. Đổi lại, Bắc Kinh được quyền tiếp cận tới các nguồn dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên thiên nhiên khác của Myanmar.
Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền quân sự Myanmar trao quyền lực cho chính phủ dân sự cách đây một năm, Trung Quốc đã bị mất một số đòn bẩy đối với nước này. Các công ty của châu Âu và Mỹ không còn bị cấm kinh doanh tại Myanmar nữa, khiến họ có thể bắt kịp các công ty của Trung Quốc, Ấn Độ và những nước châu Á khác trong cuộc chạy đua giành nguồn tài nguyên và các thị trường tiêu thụ của Myanmar.
Chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Yangon trong tuần này là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy quan hệ giữaWashington và Nay Pi Taw đang thay đổi.
“Myanmar đang trong quá trình giảm bớt sự phụ thuộc bấy lâu nay vào Trung Quốc. Rõ ràng, kỷ nguyên độc quyền đã chấm dứt”, ông Renaud Egreteau – chuyên gia về Myanmar tại Đại học Hồng Công, nhận định. Tuy nhiên ông cho rằng “tầm ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn còn mạnh”.
Cuộc tấn công ngoại giao của Mỹ – nằm trong sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang Thái Bình Dương trước một Trung Quốc đang lên – trở nên rõ ràng hơn với chuyến thăm Myanmar của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từ cách đây một năm, khiến Bắc Kinh lo ngại.
Video đang HOT
“Mỹ sẽ dùng các biện pháp phi quân sự để làm chậm hoặc phá vỡ sự trỗi dậy của Trung Quốc”, ông Yuan Peng – Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói. Trong một bài bình luận đầu năm nay, ông Peng cho rằng Washington sẽ theo đuổi mục tiêu của mình bằng cách “đẩy mạnh các mối liên minh và cải thiện mối quan hệ đối tác, đồng thời chĩa mũi nhọn vào các mối quan hệ của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên, Pakistan vàMyanmar”.
Tuy nhiên, Giáo sư Chen Qi – chuyên gia về quan hệ đối ngoại của trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng mối quan hệ “ăn sâu bám rễ” giữa Trung Quốc và Myanmar sẽ không biến mất chỉ trong một đêm. Mặc dù vậy, ông khẳng định: “Nếu Myanmar giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, khi đó Trung Quốc sẽ cần vận dụng những kỹ năng ngoại giao khéo léo hơn để duy trì mối quan hệ giữa hai nước”.
Theo nhận định của giới phân tích, Mỹ không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực ngoại giao. Việc chấm dứt sự độc quyền về ngoại giao của Bắc Kinh tại Myanmar đã tác động mạnh mẽ đến các thương nhân người Trung Quốc.
“Trong hơn hai thập kỷ chế độ độc tài nắm quyền, người Trung Quốc không phải đối mặt với bất kỳ sự cạnh tranh nào tại Myanmar. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn vào thời điểm đó. Nhưng nay thì khác.” Aung Kyaw Zaw, một trí thức bất đồng chính kiến người v sống ở khu vực biên giới, nói.
Thực tế thay đổi cũng đã làm ảnh hưởng đến các dự án phát triển lớn được Trung Quốc hậu thuẫn ở đất nước Đông Nam Á này. Tháng 9/2011, Tổng thống U Thein Sein đã ra lệnh ngừng dự án xây dựng đập thủy điện gây tranh cãi tại bang Kachin ở miền bắc Myanmar. Dự án này nhằm sản xuất điện để xuất khẩu sang nước láng giềng Trung Quốc. Động thái này – được phương Tây ca ngợi là một sự nhượng bộ hiếm thấy của chế độ khi phải đối mặt với cơn thịnh nộ của dân chúng – được coi là một bước ngoặt trong mối quan hệ Myanmar – Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu Josh Gordon của trường Đại học Yale, trong 20 năm qua, Trung Quốc đã có các mối quan hệ tốt đẹp với giới cầm quyền Myanmar, nhưng lại tránh tiếp xúc với các nhóm xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. Hiện giờ, họ buộc phải xem lại cách thức của mình tại một nước nơi thái độ chống Trung Quốc không phải không tồn tại.
“Myanmar có một nền văn hóa chính trị bài ngoại. Chính vì vậy, trước sự trỗi dậy và ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại Myanmar, người dânMyanmar càng phản ứng mạnh mẽ”, ông Gordon nói. Tuy nhiên, ông tin rằng giới thương nhân người Trung Quốc tại Myanmar sẽ tìm được một con đường mới để phát triển công việc làm ăn ở nước này. Ông nói: “Các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc có thể bị suy giảm tầm quan trọng khi các nước khác ‘nhảy’ vào Myanmar. Tuy nhiên, các nước – như Mỹ chẳng hạn – vẫn chưa sẵn sàng để sớm đảm trách thị trường này”.
Trong khi đó, Sean Turnell – chuyên gia của trường Đại học Macquarie ở Australia – cho biết cùng với những cam kết viện trợ và các dự án phát triển kinh tế chung, “Nhật Bản hiện đang lặng lẽ tiến những bước dài vào Myanmar”.
Theo Dantri
Dưới "Cô thợ giặt" của Picasso là... một người đàn ông
Chưa bao giờ thế giới hết kinh ngạc về tài năng của Picasso. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã "bàng hoàng" khi phát hiện ra phía dưới bức tranh "Cô thợ giặt" nổi tiếng là... một người đàn ông!
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh của danh hoạ Pablo Picasso (25/10/1881-25/10/2012), các nhà nghiên cứu của viện bảo tàng Guggenheim đã có một phát hiện thú vị về bức "Woman Ironing": Dưới bức tranh này là một bức tranh khác.
Viện bảo tàng Solomon Guggenheim trong quá trình thực hiện công tác phục chế cho tác phẩm Woman Ironing (Cô thợ giặt là) của danh họa Picasso đã chụp lại được rõ ràng bức chân dung một người đàn ông vẽ chìm dưới lớp màu phủ ra ngoài của bức Woman Ironing. Đây quả là một phát hiện mới thú vị.
Woman Ironing là một bức hoạ được vẽ trên vải bạt, hiện đang trưng bày trong triển lãm mang tên Picasso Black and White (Picasso - Đen và trắng) của viện bảo tàng Guggenheim. Woman Ironing hóa ra không đơn giản chỉ là một bức chân dung giản dị của cô thợ giặt người Pari như người ta vốn tưởng.
Công tác chăm sóc bức tranh mới đây đã giúp các nhà nghiên cứu có một cơ hội hiếm có - được chiêm ngưỡng một bức tranh thứ hai vô cùng bí ẩn nằm phía dưới. Chủ thể thứ hai phía sau cô thợ giặt đã nằm âm thầm giấu mình trong suốt hơn một thế kỷ qua.
Nghiên cứu năm 1989 đã khẳng định rằng dưới bức Woman Ironing được vẽ năm 1904 của Pablo Picasso là một bức chân dung của một người đàn ông. Nhưng khi đó do kỹ thuật phục chế và chiếu chụp tranh vẫn còn hạn chế nên các nhà nghiên cứu không thể chiêm ngưỡng bức chân dung nằm bên dưới cho tới gần đây, kỹ thuật phục dựng hình ảnh công nghệ cao đã cho phép họ được chiêm ngưỡng hình ảnh người đàn ông một cách rõ ràng.
Dưới bức chân dung Cô thợ giặt...
... là một bức chân dung thứ hai
... của một người đàn ông!
Những nghiên cứu về các bức chân dung thời kỳ đầu sáng tác của Picasso luôn đem lại những bất ngờ thú vị, kết hợp giữa kỹ thuật vẽ tranh đỉnh cao và các hiểu biết hóa học thiên tài của người họa sĩ. Đằng sau các bức chân dung này còn có những ẩn dụ, ý nghĩa lịch sử mà càng nghiên cứu người ta càng kinh ngạc về tài năng của Picasso.
Phát hiện mới đây là một bước tiến mới trong công tác nghiên cứu tranh Picasso. Trong quá trình phục chế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra kỹ thuật đưa cọ siêu phàm của Picasso cũng như kỹ thuật hòa trộn màu sắc được tính toán kỹ lưỡng không khác gì một nhà khoa học.
Tuy bức tranh chỉ có hai màu chủ đạo là đen và trắng nhưng sự pha trộn để tạo ra các cung màu xám khiến người xem vô cùng ấn tượng. Bức tranh đã phải trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian - hơn một thế kỷ, tuy vậy, công tác phục chế đã giúp nó gần như trở về trạng thái ban đầu. Giờ đây,Woman Ironing đẹp và rõ nét hơn bao giờ hết.
Theo Dantri
Chiêm ngưỡng chiếc xe Ford cổ nhất thế giới Chiếc Model A phiên bản 1903 này là một trong ba chiếc xe đầu tiên của Ford, có màu đỏ, đã được khôi phục khá tỉ mỉ. Trong suốt 109 năm tồn tại, chiếc xe mới qua tay 5 chủ. Vào tháng sau, chiếc xe Ford cổ nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay sẽ đi tìm vị chủ nhân thứ...