Mỹ chuẩn bị trừng phạt Nga
Mỹ đã dừng các cuộc hội đàm về thương mại và đầu tư với Nga và đang chuẩn bị trừng phạt nước này vì tình hình ở Ukraina, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm 3/2 cho biết.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng thông báo, Mỹ cũng dừng mọi “cam kết quân sự” chung với Nga.
“Chúng tôi đã ngừng mọi cuộc gặp thương mại song phương và đầu tư sắp tới với chính phủ Nga, vốn là một phần của động thái nhằm tăng cường quan hệ thương mại hai phía, một phát ngôn viên của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho hay.
Tối qua, phát ngôn viên Lầu Năm Góc chuẩn đô đốc John Kirby tuyên bố trong một thông báo rằng mọi cam kết quân sự Nga-Mỹ, như diễn tập quân sự, họp song phương, các cuộc hội thảo dự định và ghé thăm cảng đều bị dừng trong thời điểm hiện tại.
Chuẩn đô đốc Kirby cũng cho biết, những gì đang diễn ra ở Ukraina không làm thay đổi các hoạt động của hải quân Mỹ trong vùng. “Một số hãng tin đoán rằng sẽ có sự dịch chuyển tàu trong vùng. Tuy nhiên, các bố trí của Mỹ ở châu Âu hoặc Địa Trung Hải sẽ không có gì thay đổi, các đơn vị hải quân của chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc diễn tập như đã định trước đó với các đồng minh và đối tác trong khu vực”.
Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang chuẩn bị trừng phạt Nga và sẽ áp dụng ngay nếu Moscow tiếp tục những hành động như hiện nay ở Ukraina, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói.
“Nếu Nga cứ tiếp tục con đường hiện tại như họ đang làm, bao gồm những động thái đã diễn ra ở Crưm, các bước mà quân đội đã thực hiện, tất cả những vấn đề mà Mỹ bày tỏ lo ngại, chúng tôi sẽ có những động thái của mình”, bà Psaki nói.
Theo người phát ngôn này, trừng phạt không phải là lựa chọn duy nhất. “Chúng tôi có nhiều lựa chọn. Như các bạn biết đấy, Mỹ đang tìm ra cách tốt nhất để buộc mọi người có trách nhiệm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là những động thái nào là quan trọng nhất. Cách nào để buộc người có trách nhiệm phải nhận trách nhiệm và phát đi thông điệp kinh tế, chính trị mà chúng tôi cần phát đi”.
Cuối tuần qua, Bộ Tài chính và các quan chức khác đã bắt đầu sửa soạn ngôn ngữ cho lệnh trừng phạt, sẽ áp dụng ngay theo hình thức lệnh của Tổng thống (đã được chính phủ thông qua). Điều này đồng nghĩa với việc nó không cần Quốc hội phê chuẩn.
Trong khi Mỹ phản đối những hành động của Nga ở Ukraina, đại sứ Nga tại LHQ là Vitaly Churkin nói, tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovich đã gửi thư cho Tổng thống Putin đề nghị ông Putin dùng vũ lực tại Ukraina để thiết lập lại trật tự và luật lệ.
“Dưới ảnh hưởng của các nước phương Tây, đó là hành động khủng bố và bạo lực công khai. Vì thế, tôi kêu gọi Tổng thống Nga Putin dùng lực lượng vũ trang Nga thiết lập luật lệ và trật tự, hòa bình, ổn định và bảo vệ người dân Ukraina”, Churkin trích lá thư gửi Tổng thống Putin của ông Yanukovich tại cuộc họp khẩn cấp thứ ba của HĐBA Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Hoài Linh (Theo RT, Reuters, CNBC)
Theo VNN
Thủ tướng Crimea: Quân đội Ukraine tại Crimea đã đầu hàng
Thủ tướng vùng tự trị Crimea hôm nay 2/3 xác nhận phần lớn các đơn vị quân đội Ukraine đóng ở bán đảo này đã ủng hộ chính quyền thân Nga ở đây và các đơn vị được tiếp quản mà "không mất một tiếng súng". Người đứng đầu ngành hải quân Ukraine cũng đã gia nhập lực lượng thân Nga ở Crimea.
Quân đội Ukraine tại Crimea đã đầu hàng "không tiếng súng"
Hãng thông tấn Nga Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Crimea Sergei Aksenov cho hay, hầu hết các đơn vị Ukraine hôm nay 2/3 đã sát cánh với các lực lượng thân Nga "mà không một tiếng súng nào được bắn ra". Ông cảnh báo chỉ huy của một vài đơn vị vẫn còn trung thành với Kiev sẽ đối mặt với hành động pháp lý nếu không đầu hàng.
Thủ tướng Crimea Sergei Aksenov
"Tôi muốn cảnh báo những chỉ huy buộc người dưới quyền họ phải thực hiện những hành động phi pháp sẽ bị trừng phạt theo luật hiện hành", ông Sergei Aksenov nói.
Chính quyền Crimea trước đó cho biết khoảng 10 tàu chiến hải quân Ukraine đã rời căn cứ ở Sevastopol, có vẻ như là theo lệnh từ Kiev.
Lính Nga đã bao vây các căn cứ quân đội của Ukraine ở Crimea
Trước đó, theo tờ The Guardian, lính Nga và Ukraine đã đối đầu căng thẳng ở căn cứ hải quân Perevalnoe của Ukraine tại Crimea. Phóng viên tờ Guardian cho biết ít nhất 100 lính Nga đã ở bên ngoài căn cứ Perevalnoe, trong khi người Ukraine đã lái một chiếc xe tăng tiến vào trong cổng của căn cứ, nơi 15 lính Ukraine đang dàn hàng.
Phóng viên của tờ Guardian cho biết căn cứ lính thủy đánh bộ của Ukraine ở Feodosia, Crimea cũng đã bị lính Nga bao vây. Và bên trong đàm phán đang diễn ra hết sức căng thẳng.
Hình ảnh bên ngoài căn cứ lính thủy đánh bộ của Ukraine ở Feodosia.
Một thành viên quốc hội Ukraine cho biết với tờ Guardian, lính Nga đang cố gắng buộc lính Ukraine phải giao nộp vũ khí ở 3 địa điểm tại Crimea.
Hãng thông tấn Nga Ria Novosti hôm nay cho hay binh sỹ Ukraine đóng ở Crimea đã nhất loạt rời bỏ đơn vị của họ và giao nộp vũ khí, các kho vũ khí cho giới chức và binh lính ủng hộ thân Nga.
Tuy nhiên, Kiev phủ nhận thông tin của báo chí Nga.
1.000 lính vũ trang phong tỏa đơn vị biên phòng Ukraine ở Crimea
Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay một nhóm 1.000 lính vũ trang đang phong tỏa lối vào một đơn vị lính biên phòng của Ukraine tại nam điểm nóng Crimea.
"Một nghìn chiến binh vũ trang và khoảng 20 xe tải đang phong tỏa vòng ngoài của lữ đoàn 36 của lực lượng biên phòng ở Perevalne", Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao sau khi quốc hội Nga phê chuẩn triển khai quân vào Ukraine. Bộ Quốc phòng Ukraine không nói rõ quốc tịch của những binh lính vũ trang trên.
Theo BBC, Lực lượng biên phòng Ukraine ra tuyên bố được hãng thông tấn UNIAN đăng tải cho biết, trụ sở của lực lượng này tại Simferopol, thủ phủ Crimea đã bị tấn công và bị chiếm "bởi những nam giới có vũ trang không rõ danh tính". Trụ sở của lực lượng biên phòng thành phố Simferopol cũng đã bị chiếm. Cũng theo hãng tin UNIAN, vụ tấn công mới đầu do một nhóm nam giới mặc thường phục, mặc áo và đội mũ chống đạn, khởi xướng. Sau đó, lính Nga đã gia nhập cùng họ.
Phóng viên BBC đã đăng tải trên mạng xã hội Twitter hình ảnh nhiều tàu hải quân Nga vào cảng Sevastopol ở Crimea và tàu mới nhất đên là một tàu tình báo lớp Vishnya.
Một tàu lớp Vishnya của Nga tiến vào cảng Sevastopol ở Crimea ngà 2/3.
Sau đó hải quân Ukraine cho biết với hãng tin Reuters rằng họ vẫn còn đủ hạm đội 10 tàu ở Sevastopol. Hải quân Ukraine cho biết họ không giải giáp vũ khí và vẫn trung thành với Kiev. Trước đó Lực lượng bảo vệ bờ biển Ukraine cho biết họ đã rút tàu khỏi Sevastopol.
Động thái mới trên diễn ra khi Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen cáo buộc Nga đang đe dọa hòa bình và an ninh châu Âu, trong khi thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho rằng Nga đã "tuyên chiến" và đó không phải chỉ là đe dọa từ Mátxcơva. Ông cảnh báo: "Chúng ta đang trên bờ vực của thảm họa".
Trước đó, trong ngày hôm nay, Ukraine đã vận động dự bị quân, cảnh báo chiến tranh khi Quốc hội Nga phê chuẩn yêu cầu của Tổng thống Putin, cho phép triển khai lính Nga tại quốc gia láng giềng Ukraine.
Quốc hội Nga kêu gọi Putin xem lại kế hoạch triển khai quân
Hãng thông tấn Ria Novosti của Nga cho biết, các nghị sỹ Ukraine hôm nay 2/3 đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét lại việc triển khai thêm quân ở Crimea, nhằm tránh làm leo thang căng thẳng quân sự trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Verkhovna Rada, tức quốc hội Ukraine, cũng kêu gọi ông Putin lệnh cho binh sỹ Nga đóng tại Crimea trở lại các căn cứ của họ.
"Bất kỳ điều động quân, thiết bị, vũ khí nào cũng phải tuân thủ thỏa thuận với giới chức có thẩm quyền của Ukraine, theo các thỏa thuận và luật pháp của Ukraine", quốc hội Ukraine ra tuyên bố cho biết.
Trong khi đó, Vitali Klitschko, ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine ngày 25/5 tới, hôm nay cho hay giới chức trách mới ở Kiev đang lên kế hoạch thành lập một ủy ban đặc biệt để khởi động đàm phán với Nga, nhằm mục đích giảm căng thẳng và giải quyết căng thẳng ở Crimea bằng đối thoại chính trị.
*Tiếp tục cập nhật
Vũ Quý
Theo Dantri
Người biểu tình Thái đổ bê tông chặn tòa nhà chính phủ Hàng nghìn người biểu tình Thái Lan hôm qua bao vây tòa nhà chính phủ ở thủ đô Bangkok và dựng hàng rào bê tông ngay tại cổng tòa nhà để ngăn cản Thủ tướng Yingluck Shinawatra quay trở lại làm việc. Người biểu tình đổ vữa bê tông xây tường chắn ngay bên ngoài tòa nhà chính phủ ngày 17/2. Những người...