Mỹ chưa chi tiền nhiều như Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ
Một chuyên gia công nghệ và an ninh mạng giải thích tại sao việc Mỹ không sẵn sàng chi thêm tiền, đang là bất lợi lớn cho nước này trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc.
Trung Quốc sẵn sàng chi, đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, James Andrew Lewis – phó chủ tịch cấp cao và giám đốc của chương trình Chính sách Công nghệ tại CSIS nói rằng điểm yếu của Mỹ trong cuộc chạy công nghệ toàn cầu là không sẵn lòng đầu tư thêm tiền. Lewis từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ông tiếp tục: “Trung Quốc có thể đã chịu chi hơn Mỹ với tỷ lệ 1.000 so với 1 khi nói về quy mô đầu tư vào ngành công nghiệp chất bán dẫn”. Lewis giải thích mặc dù đã có sự ủng hộ từ cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa trong việc cấp chi phí từ liên bang để thúc đẩy năng lực dẫn đầu của Mỹ trong sản xuất chất bán dẫn, nhưng cho đến nay “tiền vẫn chưa thấy”.
Chất bán dẫn trở thành một yếu tố quan trọng của cuộc đua công nghệ giữa các nước, trong đó Mỹ và Trung Quốc liên tục cạnh tranh nhau để chiếm ưu thế ở những lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và máy tính lượng tử. Lewis nghĩ rằng chính phủ Mỹ cần phải chi nhiều hơn so mức “chỉ vài triệu USD” nếu muốn tiếp tục giữ vị thế đua tranh với Trung Quốc.
SMIC là một trong những con cờ mạnh trong kế hoạch lớn của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp chất bán dẫn của họ. Hầu hết chip được sử dụng ở Trung Quốc hiện nay đều phải nhập khẩu, khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phụ thuộc vào phía nhà cung cấp nước ngoài để sở hữu những sản phẩm chất bán dẫn cao cấp. Nếu Mỹ quyết định áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với SMIC thì công ty này sẽ bị hạn chế về tiếp cận công nghệ chip do giới doanh nghiệp Mỹ cung cấp.
Video đang HOT
Ngành công nghiệp chất bán dẫn của Trung Quốc nhận được nhiều tài trợ từ chính phủ nước này. Reuters từng dẫn tin Quỹ đầu tư Công nghiệp vi mạch tích hợp Trung Quốc đã chi khoảng 20 tỉ USD cho các dự án về chip trong năm 2014 và thêm vào 29,8 tỉ USD nữa trong năm 2019. Những nhà đầu tư tư nhân khác cũng bắt đầu quan tâm hơn đến điều này.
Tuy nhiên, Lewis nhận định Trung Quốc phải mất ít nhất 10 năm nữa để bắt kịp Mỹ về khả năng sản xuất chip cao cấp, vốn đòi hỏi độ chính xác cao cùng kỹ năng khoa học; và những đối sách mà Mỹ đang làm còn có thể làm chậm quá trình này lại. Ông nghĩ tình thế sẽ thay đổi thêm nếu Trung Quốc rút ra được bài học kinh nghiệm về năng lực dẫn đầu của Mỹ trong công nghệ.
Lewis kết luận: “Chúng ta chỉ ở giai đoạn đầu của một cuộc tranh đua lớn hơn, trong đó công nghệ, các lực lượng kinh tế và thậm chí cả các thiết bị nhà bếp cũng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn”.
Đâu sẽ là điểm nóng mới trong cuộc đua công nghệ toàn cầu?
Sau khi Intel gặp khó khăn, thế giới đang dần phụ thuộc vào một công ty Đài Loan khi nói về công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn (semiconductor).
Chỉ ba công ty đủ khả năng sản xuất chip 7,5 và 3 nm vào thời điểm này
Theo CNN, hiện chỉ có ba công ty đủ năng lực tạo ra các sản phẩm vi xử lý cao cấp trên thế giới: Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC - Đài Loan), Intel (Mỹ) và Samsung của Hàn Quốc. Công nghệ sản xuất loại vi xử lý này rất hiếm và đặc thù bởi vì nó tốn kém để có thể cạnh tranh ở cấp độ cao nhất.
Tầm quan trọng của TSMC
Cổ phiếu của TSMC đã tăng thêm giá trị sau khi Intel thông báo họ đang chậm tiến độ trong quá trình sản xuất chip 7 nm (nanometer) và có khả năng phải tìm đối tác bên ngoài để hỗ trợ. Loại chip cao cấp như vậy sẽ chứa và xử lý rất nhiều thông tin. Số nm càng nhỏ thì khả năng càng vượt trội.
TSMC dường như sẽ là đơn vị mà Intel sẽ liên hệ 'nhờ vả'. Samsung cũng đang sản xuất chip 7 nm nhưng quy mô nhỏ hơn so với TSMC. Gã khổng lồ Hàn Quốc hầu như chỉ sản xuất chip nhớ, trong khi Intel lại cần đối tác để sản xuất chip xử lý cao cấp.
Bret Swanson, nghiên cứu sinh trao đổi tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận xét sự chững lại của Intel chưa hẳn là dấu hiệu sụp đổ của công ty. Họ đã dẫn đầu ngành công nghiệp linh kiện bán dẫn trong nhiều năm và có khả năng sẽ tung ra chip 7 nm ở mức độ thương mại "với thời hạn cho đặt hàng tương đối ngắn".
Vị thế của Đài Loan trong lĩnh vực sản xuất linh kiện bán dẫn cao cấp ngày càng tăng
Nhưng những thuận lợi đang đạt được và vị thế dẫn đầu về cung cấp chip trên toàn cầu của TSMC khiến công ty trở nên cực kỳ quan trọng vào thời điểm hiện tại trong ngành công nghiệp này. Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến cạnh tranh công nghệ của tương lai và cả hai đang hợp tác với TSMC để mua về các loại chip nhằm phục vụ cho công nghệ mạnh mẽ của riêng họ, tiêu biểu là trí tuệ nhân tạo (AI), 5G và điện toán đám mây.
Các công ty như Apple, Amazon, Qualcomm và NVIDIA cũng có thể thiết kế chip cao cấp, nhưng họ không sở hữu dây chuyền sản xuất đắt đỏ như TSMC.
Thực tế, việc năng lực sản xuất linh kiện bán dẫn vượt trội chỉ tập trung tại vùng lãnh thổ Đài Loan luôn là mối lo ngại cho chuỗi cung cứng toàn cầu. Điều này một lần nữa đặt TSMC ở vị trí quyền lực vì các nước phương Tây sẽ muốn bảo vệ Đài Loan không chỉ vì mặt địa chính trị, mà còn vì năng lực công nghệ.
Nguy cơ làm phật lòng Trung Quốc
Vào đầu năm, TSMC công bố đang xây dựng khu vực sản xuất trị giá 12 tỉ USD tại bang Arizona của Mỹ, với khả năng sản xuất chip 5 nm trong năm 2024. Đây được xem là một chiến thắng cho chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi Mỹ đang cần thêm các sản phẩm chip cao cấp để phát triển công nghệ trong quân sự cũng như lĩnh vực dân sự.
Nhưng việc TSMC đang hỗ trợ Mỹ có thể khiến Trung Quốc không hài lòng. TSMC đã đầu tư hàng tỉ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh trả đũa TSMC và Đài Loan, thị trường sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Paul Triolo, người đứng đầu Bộ phận Chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group nhận định điều này không hẳn sẽ có lợi cho Trung Quốc.
Điều Trung Quốc có thể làm là thuyết phục TSMC xây dựng tại nước này một khu vực sản xuất chip cấp cao tương tự ở Mỹ. Hiện tại, các công nghệ sản xuất hàng đầu của TSMC chỉ đang nằm ở Đài Loan và Mỹ sẽ là khu vực ngoài lãnh thổ đầu tiên sở hữu hệ thống sản xuất quy mô lớn của công ty.
Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung đang tái định hình thế giới Hai thế giới công nghệ khác biệt, từ Internet đến sản xuất bán dẫn, đang hình thành và tồn tại song song bởi cuộc đối đầu Mỹ - Trung. Năm 1996, chính phủ Trung Quốc thực thi một quyết định lịch sử khi mới chỉ có vài trăm nghìn người được tiếp cận Internet ở nước này. Lúc đó, rất ít người chú...