Mỹ chơi trò ném đá giấu tay ở Syria?
Giới phân tích cho rằng Mỹ đang chơi trò ném đá giấu tay ở Syria khi ngấm ngầm chuyển giao vũ khí hiện đại cho phe đối lập
Mỹ cung cấp vũ khí
Truyền thông Anh ngày 18/4 đưa tin, quân nổi dậy Syria đã tiến hành một cuộc tấn công ác liệt nhằm vào lực lượng quân chính phủ Assad ở tỉnh Latakia, đồng thời những cuộc tiến quân riêng rẽ ở tỉnh Hama gần đó.
Cùng ngày, trong một tuyên bố phát đi, các nhóm vũ trang đối lập Syria, trong đó có nhóm Quân đội Syria Tự do và nhóm Hồi giáo Ahrar al-Sham, nêu rõ họ sẽ “đáp trả bằng sức mạnh” đối với các đợn vị quân đội bị cáo buộc “gây ra các vụ tấn công vào dân thường.”
Theo thông báo trong ngày 17/4, ít nhất 22 dân thường đã thiệt mạng và 8 người khác bị thương trong các cuộc đợt tấn công do cả phe chính phủ và phe đối lập thực hiện.
Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền Syria, số dân thường thiệt mạng trong các vụ xung đột mới tại Aleppo đã ở mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27/2.
Phe đối lập Syria đe dọa sẽ ngừng tham gia đàm phán hòa bình ở Geneva nếu không thấy triển vọng trong việc xây dựng chính phủ chuyển tiếp. Ảnh: Reuters
Trong một động thái có liên quan, ông Abdulhakim Bashar, trưởng đoàn Ủy ban Đàm phán Cấp cao của phe đối lập Syria đã dọa ngừng tham gia các cuộc đàm phán hòa bình ở Geveva nếu không thấy có tiến triển gì trong việc xây dựng chính phủ chuyển tiếp và sau đó sẽ không còn bất kỳ hy vọng nào về một giải pháp chính trị cho hòa bình Syria.
Điều đặc biệt là những tuyên bố và hành động cứng rắn của phe đối lập Syria diễn ra ngay sau khi Washington để ngỏ khả năng triển khai kế hoạch B tại Syria nếu thỏa thuận ngừng bắn tại Damascus gặp thất bại hôm 13/4.
Theo đó, mục đích của kế hoạch do Nhà Trắng lập nên là tập trung vào việc trang bị cho các lực lượng đối lập “những hệ thống vũ khí sẽ giúp họ tấn công máy bay và vị trí pháo binh của quân chính phủ Syria”.
Video đang HOT
Các nguồn tin của tờ báo cũng nhấn mạnh, CIA khẳng định với các đồng minh rằng vũ khí sẽ được chuyển cho các nhóm phù hợp chỉ khi lệnh ngừng bắn và tiến trình chính trị trong nước (được gọi là “Kế hoạch A”) đổ vỡ và chiến sự tái bùng nổ.
Trước đó, hôm 13/4, một tài liệu được công bố bởi Cơ quan Cơ hội kinh doanh liên bang Mỹ (FBO) vừa cung cấp chi tiết tên và khối lượng các loại vũ khí đã được Mỹ chuyển từ Đông Âu đến cho lực lượng phiến quân đối lập ôn hoà ở Syria vào hồi tháng 12/2015.
Giới phân tích cho rằng Mỹ đang chơi trò ném đá giấu tay khi ngầm chuyển giao vũ khí hiện đại cho phe đối lập.
Toàn bộ lô hàng này có trọng lượng 994 tấn, được phân bố vào 81 công-ten-nơ. Một phần được giao tại cảng Agalar, thị trấn Tasucu, Thổ Nhĩ Kì, trong khi phần còn lạ chuyển tới Aqaba, Jordan. Từ các địa điểm này, vũ khí sẽ được chuyển bằng đường bộ đến các lực lượng phiến quân ở Syria.
Không loại trừ khả năng, Mỹ đang chơi trò ném đá giấu tay tại Damascus khi ngấm ngầm cung cấp các loại vũ khí cho phe đối lập trong cuộc chiến chống lại quân chính phủ Assad. Đặc biệt, trong bối cảnh vòng đàm phán hòa bình mới về Syria đang diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ thì những hành động gây hấn này càng khiến tương lai về một giải pháp chính trị tích cực tại quốc gia Trung Đông này trở nên mờ mịt hơn.
Bản lĩnh Nga- Assad trên chiến trường
Dù quân đối lập Syria tỏ ra hiếu chiến và gây thêm nhiều sức ép nhưng trên chiến trường, bản lĩnh Nga và đội quân Assad vẫn được duy trì mạnh mẽ.
Hãng thông tấn SANA ngày 18/4 đưa tin, quân đội Syria, kết hợp với không lực chính phủ đã tấn công mạnh mẽ vào nhiều khu vực do IS chiếm đóng.
Các cuộc tấn công đã làm thiệt hại nặng cho lực lượng khủng bố đồng thời giúp lực lượng chính phủ đánh chiếm nhiều cao điểm quan trọng.
Máy bay Nga tiếp tục hỗ trợ Syria không kích dữ đội nhóm IS
Không chỉ ở vùng ngoại ô, trong nội thị Deir Ezzor, các cuộc giao tranh cũng diễn ra hết sức nóng bỏng. Quân đội Syria đột kích khủng bố ở nhiều nơi, phá hủy các xe cơ giới gắn vũ khí hạng nặng và tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố cố thủ trong vùng.
Các cuộc không kích ác liệt của không quân Syria cũng góp phần gây thiệt hại không nhỏ cho lực lượng IS tại các ngôi làng và phía đông thành phố Deir Ezzor, nhiều phương tiện và vũ khí của IS đã bị phá hủy, trận địa tan tác, các tay súng khủng bố bị tiêu diệt hàng loạt.
Trong ngày 17/4, không quân Nga và Syria cũng tiến hành 1 loạt cuộc không kích bất ngờ vào các vị trí của phiến quân IS gần một căn cứ quân sự Tabqa ở miền đông bắc tỉnh Raqqa.
Theo_Báo Đất Việt
Cu-ba: Thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kinh tế - xã hội chủ nghĩa
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Cu-ba Ra-un Ca-xtrô khẳng định, Cu-ba sẽ tiếp tục thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa của đất nước thông qua những gói cải cách kinh tế đã được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Đồng chí R.Ca-xtrô nêu rõ, việc cập nhật hóa mô hình kinh tế của đất nước sẽ không phá vỡ những lý tưởng công bằng xã hội mà cuộc cách mạng năm 1959 đã đem lại.
Tại đại hội lần này, các đại biểu cũng sẽ thảo luận Kế hoạch phát triển tới năm 2030, đánh giá việc triển khai các chủ trương được Đại hội VI thông qua và cập nhật các đường lối này cho 5 năm tới, đồng thời tổng kết tình hình thực hiện các Mục tiêu công tác Đảng. Đại hội cũng sẽ bầu ra Ban Chấp hành T.Ư khóa VII.
Bra-xin: Âm mưu đảo chính
Theo Roi-tơ, Tổng thống Bra-xin Đ.Rút-xép và phe ủng hộ bà ngày 17-4 tuyên bố việc làm của phe đối lập là hành động đảo chính. Tổng thống Bra-xin nhiều lần khẳng định những cáo buộc chống lại bà không có cơ sở pháp lý và cho rằng những gì đang diễn ra đe dọa những thành quả xã hội trong những năm gần đây cũng như những quyền cơ bản của người dân Bra-xin. Bà Rút-xép tố cáo những người thúc đẩy việc phế truất Tổng thống âm mưu mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia vào khai thác nguồn tài nguyên của đất nước, làm phương hại chủ quyền quốc gia.
* Trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Bra-xin cùng ngày nhằm quyết định vấn đề luận tội Tổng thống, phe đối lập giành đủ 342 phiếu cần thiết trên tổng số 518 ghế để đưa vấn đề phế truất bà Rút-xép lên Thượng viện xem xét. Đầu tháng 5 tới, Thượng viện sẽ quyết định có tiếp tục xét xử bà Rút-xép hay không.
* Thủ lĩnh Đảng Lao động cầm quyền (PT) tại Hạ viện H.Ghi-ma-ra-ết tuyên bố với báo giới, cuộc chiến sẽ tiếp tục tại Thượng viện để ngăn chặn bước đi nhằm phế truất bà Rút-xép. Trong khi đó, cựu Tổng thống L.Xin-va, người sáng lập PT và là người đỡ đầu bà Rút-xép, bày tỏ thất vọng về kết quả bỏ phiếu trên.
* Tại thủ đô Bra-xi-li-a, ngày 17-4, chính quyền địa phương phải huy động hàng nghìn cảnh sát giữ trật tự đề phòng nguy cơ xảy ra xung đột trong bối cảnh hàng chục nghìn người tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Tại Ri-ô Đề Gia-nây-rô, khoảng 6.000 người biểu tình tập trung tại khu vực bãi biển Cô-pa-ca-ba-na. Ở trung tâm tài chính Xao Pao-lô, hàng nghìn người ủng hộ quyết định luận tội bà Rút-xép diễu hành tại khu vực trung tâm.
Hàn Quốc: Thừa nhận thất bại của đảng cầm quyền
Theo Tân Hoa xã, ngày 18-4, Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cưn Hê đã thừa nhận thất bại bất ngờ của đảng cầm quyền trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua ở nước này, đồng thời cam kết phối hợp chặt chẽ với Quốc hội mới do phe đối lập kiểm soát. Tại cuộc họp Chính phủ đầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử, Tổng thống Pắc Cưn Hê cho biết, đây chính là "cơ hội để suy nghĩ về nguyện vọng của nhân dân". Bà cho biết trong thời gian tới, bà sẽ đón nhận mọi nguyện vọng của người dân và sẽ ưu tiên bảo đảm đời sống cho nhân dân.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra hôm 13-4 vừa qua, đảng Sê-nu-ri (Thế giới mới) cầm quyền đã bị thất bại nặng nề khi chỉ giành được 122 trong tổng số 300 ghế tại Quốc hội. Đảng đối lập chính Min-chu (Dân chủ đồng hành) giành được 123 ghế và đảng Cúc-min (Vì nhân dân) giành được 38 ghế. Ba đảng đối lập giành tổng cộng 167 ghế, chiếm đa số trong cơ quan lập pháp Hàn Quốc và chấm dứt 16 năm nắm giữ đa số của đảng Sê-nu-ri. Thất bại của đảng Sê-nu-ri giáng một đòn mạnh vào Tổng thống Pắc Cưn Hê, người chỉ còn gần hai năm trước khi hết nhiệm kỳ, và sẽ khiến bà gặp khó khăn hơn trong việc thông qua các chính sách của Chính phủ tại Quốc hội.
* Cùng ngày, đại diện tại Quốc hội Hàn Quốc của ba đảng, gồm Thế giới mới, Dân chủ đồng hành và Vì nhân dân đã tiến hành họp lần đầu tại trụ sở Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Chung Ưi Hoa. Các bên đã nhất trí mở phiên họp Quốc hội bất thường từ ngày 21-4 tới và phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIX này sẽ kéo dài trong một tháng, nhằm thông qua các dự luật còn bảo lưu.
Xy-ri: Phe đối lập tuyên bố cuộc chiến mới
Theo Roi-tơ, các nhóm vũ trang đối lập tại Xy-ri ngày 18-4 ra tuyên bố bắt đầu "cuộc chiến mới" chống quân đội Chính phủ sau khi xảy ra các cuộc xung đột mới tại thành phố miền bắc A-lép-pô, đe dọa phá vỡ lệnh ngừng bắn mong manh hiện nay. Tuyên bố của các nhóm vũ trang đối lập Xy-ri, trong đó có nhóm Quân đội Xy-ri tự do và nhóm Hồi giáo A-ra An Sam, nêu rõ họ sẽ "đáp trả bằng sức mạnh" đối với các đơn vị quân đội bị cáo buộc gây ra các vụ tiến công vào dân thường.
* Ngày 17-4, Ủy ban Đàm phán cấp cao (HNC) - đại diện liên minh gồm nhiều nhóm đối lập ở Xy-ri, dọa ngừng các cuộc đàm phán hòa bình ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), nếu không thấy có tiến triển gì trong việc xây dựng một Chính phủ chuyển tiếp. Đại diện của HNC nhấn mạnh, các cuộc thương lượng có thể bị đổ vỡ nếu chính quyền Đa-mát từ chối đưa ra cam kết về các vấn đề chính trị và nhân đạo và sau đó sẽ không còn bất kỳ hy vọng nào về một giải pháp chính trị cho Xy-ri.
* Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Xy-ri X.Mi-xtu-ra đưa ra ý tưởng với phe đối lập Xy-ri về việc Tổng thống B.Át-xát có thể ở lại vị trí này trong Chính phủ tương lai, nhưng mang ý nghĩa biểu tượng. Tuy nhiên, phe đối lập Xy-ri đã bác bỏ ý tưởng này. Với vai trò trung gian cho các cuộc thương lượng gián tiếp giữa Chính phủ và phe đối lập Xy-ri, ông Mi-xtu-ra cho biết, chuyển giao chính trị là trọng tâm của vòng đàm phán vừa được nối lại hiện nay.
* Tổ chức giám sát nhân quyền Xy-ri ngày 17-4 cho biết, có ít nhất 22 dân thường chết và tám người bị thương trong các cuộc tiến công do cả phe Chính phủ và phe đối lập thực hiện. Số dân thường chết trong các vụ xung đột mới tại A-lép-pô đã ở mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27-2 vừa qua.
Theo_Báo Nhân Dân
Cái giá của đàm phán hòa bình Syria Mặc dù 'phớt lờ' phương Tây và các nước vùng Vịnh Persic trong các cuộc đàm phán ở Geneva về tiến trình hòa bình cho Syria nhưng Nga và Syria lại cần đến vai trò các nước này để tái thiết Syria. Chính vòng luẩn quẩn này khiến các cuộc đàm phán Geneva này chưa tìm được lối thoát. Khi đàm phán hòa...