Mỹ chớ xem nhẹ xu thế tăng chi phí quân sự của Trung Quốc
Trung Quốc và Nga đang gia tăng chi tiêu quân sự và điều này không khỏi khiến Mỹ lo ngại rằng châu Âu đang phải đối mặt với các nguy cơ từ Phương Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) hoàn thành chuyến ra khơi đầu tiên trên biển Hoa Đông. Ảnh: Reuters.
Báo Độc lập (Nga) mới đây dẫn lời Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen bày tỏ quan ngại rằng trong khi Mỹ và châu Âu cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì Trung Quốc và Nga lại gia tăng các chi phí quân sự. Dường như, Mỹ và Phương Tây giảm chi phí quân sự bao nhiêu, thì Nga và Trung Quốc lại lấp đầy “khoảng trống” đó bấy nhiêu!
Giới quân sự NATO lo ngại trước một thực tế là vào khoảng năm 2015, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ vượt quá tổng chi tiêu quân sự của cả ba nước Anh, Pháp và Đức cộng lại cho dù, ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2013 cao gấp 4 lần của Trung Quốc.
Có lẽ các nhà sản xuất và buôn bán vũ khí là những người mừng nhất bởi thông tin mới được đăng tải trên tạp chí IHS Jane’s, một chuyên san nổi tiếng chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, cho biết lần đầu tiên trong bốn năm qua, chi tiêu quân sự trên thế giới năm 2014 sẽ không giảm, mà thậm chí còn tăng nhẹ tới 945 tỷ bảng Anh (tương đương 1.677 tỷ USD).
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen không lấy làm vui bởi con số nói trên, khi mà Mỹ và các đồng minh Châu Âu của Mỹ trong khối NATO bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự nhằm tiết kiệm ngân sách. Và chắc chắn, dù không muốn, Phương Tây sẽ phải chịu mất đi sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Ông Rasmussen thừa nhận rằng: “Khi Phương Tây buộc phải cắt giảm thâm hụt và phải cắt giảm sâu, thì cũng thật khó để có thể thuyết phục chính phủ các quốc gia nên coi quốc phòng là một ngoại lệ. Và kết quả tất yếu, Mỹ và Phương Tây sẽ mất dần ảnh hưởng trên trường quốc tế. Khoảng trống sẽ được lấp đầy bởi các cường quốc khác và đương nhiên họ sẽ không chia sẻ lợi ích và các giá trị với Mỹ và NATO”. Đây chính là điều mà NATO không muốn.
Những quốc gia đang trở nên “mạnh hơn” khiến Mỹ không khỏi lo ngại đó chính là Trung Quốc và Nga. Nếu như chi phí quốc phòng của Mỹ trong năm 2013 nhiều nhất thế giới, với mức chi 582,4 tỷ USD, vượt xa Trung Quốc với mức chi là 112 tỷ USD, thì bước sang năm 2014, cục diện này đã thay đổi.
Video đang HOT
Được biết, Bắc Kinh đã phân bổ tới 148 tỷ USD trong ngân sách cho chi phí quốc phòng trong năm 2014, tăng hơn 6% so với năm trước, trong khi Mỹ bắt buộc phải thắt hầu bao trên nhiều lĩnh vực, trong đó có chi tiêu quốc phòng.
Trung Quốc “không ngại” thể hiện tham vọng trở thành cường quốc hải quân. Quốc gia đông dân nhất thế giới này thành lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, và tiếp tục nuôi ý định lấn tới thiết lập ADIZ tại biển Đông, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế là một minh chứng rõ ràng chủ ý tranh giành ảnh hưởng quân sự với Mỹ.
Tờ IHS Jane’s cho rằng “ngân sách ngày càng tăng của Trung Quốc phù hợp với sự phát triển sức mạnh kinh tế và địa chính trị toàn cầu của họ. Và việc gia tăng chi tiêu quân sự cũng tỷ lệ thuận với gia tăng sự bất ổn định, khiến các quốc gia láng giềng Trung Quốc không khỏi quan ngại và mất lòng tin vào người láng giềng khổng lồ này”. Tuy nhiên, tờ tạp chí trên cho rằng còn xa Trung Quốc mới có thể tiến tới con số chi phí quốc phòng “khủng” của Mỹ trong năm 2013.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Độc lập, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Alexander Larin cho rằng “Mỹ không nên chủ quan bởi, theo nhận định của giới chuyên gia, ngân sách quân sự của Trung Quốc không minh bạch và có thể trên thực tế, con số này lớn hơn con số được công bố chính thức”.
Bài báo kết luận việc tăng chi tiêu quân sự của Nga dường như chỉ nhằm bồi đắp các “lỗ hổng” trong khả năng phòng thủ từ những năm 90 của thế kỷ trước, và đây chỉ là một hiện tượng tạm thời, dựa vào sự gia tăng giá dầu, cho dù Nga đứng thứ 3 thế giới về ngân sách quốc phòng trong năm 2013, với khoảng 68,2 tỷ USD, mức chi tiêu tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2007 và sẽ tăng gấp 3 vào năm 2016. Điều Mỹ và NATO cần lưu ý, chính là xu thế gia tăng chi phí quốc phòng của Trung Quốc hoàn toàn không mang tính chất tạm thời như Nga.
Theo Quế Anh
TTXVN, Baotintuc.vn
Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới
Người dân Yakutsk, Nga đang phải sống trong những ngày giá lạnh nhất thế giới với nhiệt độ trung bình là -45 độ C
Người phụ nữ mặc kín nhất có thể để chống chọi lại cái lạnh -53 độ tại quảng trường trung tâm Yakutsk. Đây là thủ phủ thuộc nước cộng hòa Sakha, miền Viễn Đông, Nga. Nước cộng hòa này có diện tích hơn 3 triệu km2, với dân số chưa tới một triệu người.
Một người phụ nữ trên đường trở về nhà từ trường đại học. Ngoài người bản địa,
ở đây còn có rất nhiều người Nga và người Ukraina
Ngôi nhà bị bao phủ bởi băng tuyết lạnh giá. Nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận được
ở Yakutsk là -64,4 độ C và cao nhất là 38,4 độ C
Một đôi giày bị đóng băng khi treo trong kho
Hơi nước từ các nhà máy, ôtô và người dân tạo ra lớp sương dày trong mùa đông nơi đây
Một phụ nữ địa phương bước vào nhà thờ Preobrazhensky trong làn sương giá
Đây được mệnh danh là con đường xương cốt. Không có tàu chạy vào thành phố,
đây là tuyến đường duy nhất để tới Yakutsk
Một chú chó bị cột bên ngoài tiết trời lạnh giá ở ngoại ô thành phố
Theo ANTD
Chuyên gia Nga: Tham vọng của Trung Quốc khiến biển Đông căng thẳng Ngày 18-1, Khoa Phương Đông và Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg đã chủ trì cuộc hội thảo khoa học với chủ đề "Quần đảo Hoàng Sa 40 năm qua: Sự leo thang tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và hệ quả tác động địa chính trị khu vực". Tham dự hội thảo có các chuyên...