Mỹ cho phép giết hơn 700 con sư tử biển để giải cứu cá hồi
Các bang Washington, Oregon, Idaho và các bộ lạc người Mỹ bản địa đã được cho phép giết 540 con sư tử biển California và 176 con sư tử biển Steller để cứu nguồn cá hồi.
Nhà chức trách Mỹ đã cho phép các nhà quản lý động vật hoang dã ở Washington, Oregon và Idaho giết hàng trăm con sư tử biển ở lưu vực sông Columbia để bảo vệ cá hồi và cá hồi vân.
Từ lâu, các loài động vật biển có vú đã phát hiện ra rằng chúng có thể săn cá di cư ở những nơi cá bị dồn lại tại các con đập hoặc nơi chúng đi lên các nhánh sông để đẻ trứng.
Shaun Clements, nhà phân tích chính sách cấp cao của Cục cá và động vật hoang dã Oregon nói với Guardian: “Đây là những nơi mà cá thực sự dễ bị tổn thương. Chúng tôi phải xử lý để cá có thể vượt qua và đẻ trứng”.
Giấy phép mới cho phép các bang và một số bộ lạc người Mỹ bản địa giết 540 con sư tử biển California và 176 con sư tử biển Steller trong vòng 5 năm tới dọc theo đoạn sông Columbia dài 290 km và ở một số phụ lưu. Đây là lần đầu tiên họ được phép giết những con sư tử biển Steller.
Quần thể sư tử biển khỏe mạnh đã đặt ra bài toán hóc búa từ lâu cho các quan chức bảo vệ động vật hoang dã. Cá hồi sông Columbia là nguồn thực phẩm chính cho quần thể cá voi sát thủ có nguy cơ tuyệt chủng ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Các nhà khoa học nói rằng quần thể cá voi sát thủ này có nguy cơ tuyệt chủng nếu chúng không có thêm thức ăn.
Video đang HOT
Một con sư tử biển ăn cá hồi ở sông Columbia gần đập Bonneville ở Bắc Bonneville, Washington. Ảnh: AP.
Trong vài thập kỷ qua, các nhà chức trách đã thử tất cả biện pháp ít tàn nhẫn hơn để ngăn chặn sư tử biển như bẫy, đạn cao su và chất nổ nhưng đều vô ích. Sư tử biển sẽ quay lại vài ngày sau khi bị chuyển đi nơi khác cách đó hàng trăm km.
Các nhà chức trách đã bắt đầu giết một số con sư tử biển California tại đập Bonneville trên sông Columbia khoảng 13 năm trước. Khoảng 238 con sư tử biển đã bị giết ở đó.
Năm ngoái, quan chức Oregon đã giết 33 con sư tử biển đang ăn cá hồi vân trên sông Willamette. Các nhà khoa học ước tính rằng những con vật này đã ăn khoảng 1/4 số cá quay lại đó. Sau đó, họ nói số cá ngược dòng đẻ trứng bắt đầu tăng trở lại.
Bà Sharon Young, chiến lược gia cấp cao về động vật hoang dã biển tại Humane Society nói rằng sư tử biển là loài gây ra ít vấn đề cho cá hồi nhất. Đánh bắt cá, cạnh tranh từ cá giống và mất môi trường sống, bao gồm cả các đập và cống ngăn đường đi của chúng hoặc nhiệt độ nước tăng lên còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều, bà Young nói với Guardian.
“Giết sư tử biển sẽ không giải quyết được vấn đề đó”, bà nói. “Hành động đó sẽ chỉ làm xao lãng các hoạt động giải quyết vấn đề thực sự mà cá hồi đang phải đối mặt. Họ đang giết sư tử biển mà không đạt được gì”.
Giải cứu sư tử bị đánh gãy chân để không bỏ chạy khi chụp ảnh cùng du khách
Chú sư tử Simba đã phải rời mẹ khi chỉ vài tuần tuổi để phục vụ chụp ảnh cùng khách du lịch.
Năm ngoái, chú sư tử con đã bị kéo đi khắp nơi để phục vụ khách du lịch chụp các bức ảnh chung với chú.
Năm nay, khi Simba lớn hơn, chủ của nó đã làm nó gãy chân để ngăn nó bỏ chạy. Sau nhiều tháng bị lạm dụng, con sư tử đã bị ốm nặng và có nguy cơ không sống nổi.
Không còn tác dụng kiếm tiền, con vật đã bị trói và vứt trong một nhà kho ở vùng Dagestan (Nga). Nó được giải cứu trong tình trạng thoi thóp vào giữa tháng Sáu vừa qua.
Yulia Agaeva, một trong những người giải cứu chú sư tử cho biết: "Con sư tử bị bỏ đói và bị đổ nước lạnh liên tục lên người. Đây thực sự là địa ngục với nó".
Sau khi thông tin về tình trạng của Simba được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, Tổng thống Vladimir Putin đã rất sốc và yêu cầu điều tra vụ việc.
Simba đã được phẫu thuật phục hồi chân và sẽ được gửi đến Tanzania tới đây. BS phẫu thuật Karen Dallakyan cho biết con vật đã phải chịu quá nhiều đau đớn do con người gây ra và đã phục hồi "thần kỳ". "Chủ của nó đã bẻ gãy xương chân để nó không thể bỏ chạy và nằm im trong các bức hình khi du khách muốn".
Yulia, người phụ trách cuộc giải cứu này cho biết đã có 30 lời đề nghị chăm sóc chú sư tử con này nhưng cô tin rằng Tanzania là nơi phù hợp nhất bởi nó sẽ được bảo vệ và chăm sóc 24/7 ngày.
Tanzania là một vùng đất tuyệt đẹp, nơi các loài voi, ngựa vằn, các loài chim chung sống gần núi Kilimanjaro."
Simba sẽ có không gian để sống bởi các vết thương của nó dù được chữa lành cũng không giúp nó có cuộc sống hoang dã bình thường được.
Đại sứ quán Tanzania cũng sẽ hỗ trợ để đưa chú sư tử này về châu Phi.
Simba đã sẵn sàng để đến Tanzania vào tháng tới.
Khoảnh khắc chúa sơn lâm giải cứu bạn bị đàn linh cẩu 'đánh hội đồng' Trong khi 1 chú sư tử đang bất lực chống đỡ vì bị đàn linh cẩu hung hãn bao vây thì 1 chú sư tử khác bất ngờ xuất hiện, dũng mãnh giải cứu bạn của mình.