Mỹ chính thức bổ nhiệm đại sứ mới tại Trung Quốc sau một năm bỏ trống
Thượng viện Mỹ phê duyệt đề cử của Tổng thống Joe Biden cho vị trí đại sứ của nước này tại Trung Quốc sau hơn một năm bỏ trống, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 bên liên tục leo thang.
Ông Nicholas Burns điều trần trước ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 20/10 sau khi được ông Biden đề cử làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc (Ảnh: AFP).
Reuters đưa tin, đa số các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 16/12 đã đồng thuận với đề cử của Tổng thống Joe Biden, nhất trí chọn ông Nicholas Burns trở thành tân đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Nhà ngoại giao kỳ cựu từng là đại sứ Mỹ tại NATO và thứ trưởng ngoại giao dưới thời ông George W. Bush sẽ đảm nhận vai trò trung tâm trong mối quan hệ ngày càng căng thẳng và rạn nứt giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Việc ông Burns được bổ nhiệm chính thức khép lại hơn một năm Mỹ bỏ trống vị trí đại sứ tại Trung Quốc khi cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh không ngừng leo thang.
Mỹ không có đại sứ tại Trung Quốc từ tháng 10 năm ngoái, sau khi cựu Đại sứ Terry Branstad dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump từ chức.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ khi nào ông Burns sẽ tới Trung Quốc nhận nhiệm vụ. Ông được ông Biden đề cử vào tháng 8 và phiên điều trần trước cơ quan lập pháp của ông diễn ra khá suôn sẻ, nhưng tới lúc này Thượng viện Mỹ mới chính thức thông qua.
Hồi tháng 10, trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ, ông Burn đã cáo buộc Trung Quốc bằng những từ ngữ quyết liệt như “hung hăng”, “không đáng tin cậy”.
Nhà ngoại giao này cũng chỉ trích Trung Quốc trong các vấn đề khác, như căng thẳng với Ấn Độ ở khu vực biên giới tại Himalaya, tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông, Tân Cương, Tây Tạng, Hong Kong, Đài Loan… Ông cũng cáo buộc Trung Quốc đã thực hiện “chiến dịch đe dọa” nhằm vào Australia và Lithuania.
Tuy nhiên, ông Burn cho rằng, Mỹ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của Trung Quốc: “Họ có ít bạn bè. Họ không có đồng minh thực sự. Chúng ta không nên phóng đại sức mạnh của họ hoặc đánh giá thấp điểm mạnh của Mỹ. Điều chúng ta cần là tự tin rằng Mỹ là một quốc gia mạnh”.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ nói Trung Quốc là mối đe dọa an ninh lớn nhất
Đại tướng Bipin Rawat - tổng tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ - nói Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa an ninh lớn nhất của nước này, và hàng chục nghìn binh sĩ triển khai tới dãy Himalaya còn lâu mới được về lại căn cứ.
Binh sĩ Ấn Độ ở bang Arunachal Pradesh, gần Đường kiểm soát Ấn Độ - Trung Quốc (LAC) - Ảnh: AFP
Hãng tin Bloomberg dẫn phát biểu của ông Rawat vào cuối ngày 11-11, cho biết việc giải quyết tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang xuất hiện sự "thiếu tin tưởng" và ngày càng nhiều "hoài nghi".
Tháng trước, vòng đàm phán biên giới lần thứ 13 giữa các chỉ huy quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã kết thúc trong bế tắc do hai bên không thống nhất được cách rút quân khỏi biên giới.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã chuyển trọng tâm chiến lược từ Pakistan sang Trung Quốc, sau cuộc giao tranh giữa binh sĩ hai nước vào mùa hè năm ngoái.
Tháng 6-2020, 20 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc đụng độ dọc biên giới dài 3.488km. Vụ xô xát được đánh giá là đẫm máu nhất trong 4 thập kỷ qua.
Kể từ đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng quân nhân và khí tài quân sự dọc biên giới đang tranh chấp.
Đại tướng Bipin Rawat - tổng tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ - Ảnh: PTI
"Ấn Độ chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc tấn công nào dọc biên giới và trên biển", tướng Rawat nói.
Bình luận của tướng Rawat diễn ra trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc xây dựng tại những khu vực mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nói Trung Quốc đang xây dựng các ngôi làng dọc theo Đường kiểm soát Ấn Độ - Trung Quốc (LAC) - là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do hai nước kiểm soát.
Tướng Rawat nói thêm rằng viễn cảnh về mối quan hệ thù địch với Trung Quốc và vấn đề an ninh khi Taliban lên nắm quyền Afghanistan khiến quân đội Ấn Độ phải triển khai quân tới biên giới phía bắc và phía tây.
Ấn Độ lo ngại rằng việc Taliban nắm quyền có thể giúp các nhóm khủng bố hoạt động trong khu vực.
Quân nhân Ấn Độ - Trung Quốc đụng độ ở biên giới Truyền thông Ấn Độ cho biết, binh sĩ nước này tuần trước dường như đã đụng độ với 200 quân nhân Trung Quốc ở khu vực biên giới giữa 2 nước. Hình ảnh trong cuộc đối đầu chết người giữa quân nhân Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Himalaya vào tháng 6/2020 (Ảnh: CCTV). India Today ngày 8/10 dẫn nguồn thạo...