Mỹ chỉ trích EU khiến đàm phán thương mại đình trệ
Bộ trưởng Thương mại Mỹ chỉ trích EU đang quá chậm trong đàm phán thương mại và cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump “sắp hết kiên nhẫn” đối với các nước châu Âu.
Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Mamstrom.
Ngày 17/10, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã có cuộc gặp với Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Mamstrom. Bộ trưởng Ross cho biết, phía Mỹ muốn sớm đạt được các kết quả cụ thể trong đàm phán thương mại với EU bao gồm cắt giảm thuế và tiêu chuẩn nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Ross, phía EU đang tìm cách trì hoãn các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Phát biểu với báo giới tại Brussels sau cuộc làm việc với bà Cecilia Mamstrom, Bộ trưởng Ross nhấn mạnh: “Chúng tôi thực sự cần những tiến triển rõ rệt”.
Video đang HOT
Ông Ross cũng nhấn mạnh rằng độ kiên nhẫn của Tổng thống Donald Trump không phải là không giới hạn.
Hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã nhất trí khởi động đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận về miễn thuế và miễn trợ cấp đối với hàng hóa công nghiệp phi tự động nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại.
Cả Mỹ và EU đã hoan nghênh thỏa thuận này là một bước đột phá lớn, song các cuộc đàm phán tiếp theo cho thấy hai bên vẫn còn bất đồng, đặc biệt là về lĩnh vực nông nghiệp, vốn Washington khẳng định sẽ là một phần quan trọng của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào.
Trong khi đó, người đồng cấp EU Cecilia Malmstrom cáo buộc Washington tỏ ra không quan tâm đến các cuộc đàm phán thương mại này.
Bà Malmstrom cho rằng Chính phủ Mỹ “không mấy mặn mà” với việc theo đuổi thỏa thuận thương mại với EU và mà đẩy “quả bóng này” sang tòa án của họ.
Trước đó, hôm 16/10, Bộ trưởng Ross đã thông báo với Quốc hội Mỹ rằng chính quyền Tổng thống Trump vẫn có ý định đàm phán một hiệp định thương mại tự do với EU cũng như với Nhật Bản và Vương quốc Anh sau Brexit.
Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland cũng lên tiếng chỉ trích bà Mamstrom, đồng thời cho rằng quan chức EU “hoàn toàn bất lực trong việc thực hiện những thỏa thuận mà hai bên đạt được hôm 25/7″.
Theo kinhtedothi
Mỹ cảnh báo chống lại Trung Quốc trong các thỏa thuận thương mại
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 5/10 cho biết, điều khoản "thuốc độc" nhằm ngăn chặn các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc được quy định trong Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) mới đây có thể được Washington áp dụng lại trong những thỏa thuận thương mại trong tương lai, ví dụ như với Nhật Bản hay Liên minh châu Âu (EU).
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Ross cho rằng, điều khoản trên nhằm "vá các lỗ hổng" trong những thỏa thuận thương mại vốn được dùng để "hợp thức hóa" cách hành xử của Trung Quốc về thương mại, quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp cho các ngành công nghiệp.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. (Nguồn: Reuters)
Mỹ hiện đang trong giai đoạn đàm phán thương mại bước đầu với Nhật Bản và EU nhằm hạ mức thuế, các rào cản pháp lý và nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ đối với ô tô và các mặt hàng khác.
Nếu EU và Nhật Bản ký kết các điều khoản tương tự như điều khoản "thuốc độc" được quy định trong USMCA, điều này sẽ phát đi tín hiệu Brussels và Tokyo hoàn toàn đứng về phía Mỹ trong nỗ lực gia tăng sức ép lên Trung Quốc, nhằm buộc nước này đưa ra các thay đổi chính sách kinh tế lớn.
Bộ trưởng Ross dự báo, tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc sẽ khó đạt nhiều tiến triển cho đến sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào ngày 6/11 tới.
Theo ông Ross, do đã có tiền lệ nên Mỹ có thể dễ dàng áp dụng các điều khoản tương tự trong những thỏa thuận thương mại tương lai.
Theo baoquocte
Chủ tịch Ủy ban châu Âu chỉ trích truyền thông Anh Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã nhấn mạnh rằng tự do báo chí là có giới hạn và truyền thông Anh hiện đang vi phạm nhân quyền đối với các chính trị gia. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker - Ảnh: Internet "Họ không tôn trọng quyền con người đối với các chính trị gia. Tôi không bao...