Mỹ chi hơn 3 tỉ USD cho nghiên cứu thuốc trị COVID-19 và virus khác
Mỹ đang rót 3,2 tỉ USD để thúc đẩy nghiên cứu các loại thuốc kháng virus dạng viên dùng trong điều trị COVID-19 và các virus nguy hiểm có nguy cơ gây ra đại dịch khác.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ – bác sĩ Anthony Fauci – Ảnh: AP
“Hiện nay có rất ít phương pháp điều trị đối với nhiều virus có khả năng gây ra đại dịch” – bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ, ngày 17-6 cho biết.
Ông cũng nhắc đến các virus như Ebola, sốt xuất huyết, Tây sông Nile, và virus gây ra hội chứng hô hấp Trung Đông.
Theo bác sĩ Fauci, chương trình mới sẽ đầu tư vào các nghiên cứu đang được tiến hành về COVID-19, cũng như giúp nghiên cứu các phương pháp điều trị những virus nguy hiểm khác.
Dù vậy, bác sĩ Fauci khẳng định vắc xin vẫn là biện pháp trung tâm trong chiến lược chống COVID-19 của Mỹ.
Video đang HOT
Cho tới nay, Mỹ đã phê chuẩn một loại thuốc kháng virus là remdesivir để trị COVID-19. Đồng thời cho phép sử dụng khẩn cấp ba loại kháng thể điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc hay kháng thể này đều phải được tiêm qua tĩnh mạch ở bệnh viện.
Do đó, giới chuyên gia y tế đang kêu gọi phát triển loại thuốc viên để bệnh nhân có thể uống tại nhà ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
Một số hãng dược đang thử nghiệm các loại thuốc viên như vậy nhưng kết quả nghiên cứu ban đầu chưa thể có trong vài tháng tới.
Theo Hãng tin AP, khoản tài trợ trên của Chính phủ Mỹ sẽ đẩy nhanh các thử nghiệm lâm sàng này và hỗ trợ thêm cho công tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc trong khu vực tư nhân.
Tuần trước, Mỹ cho biết sẽ chi 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu viên thuốc uống Molnupiravir đang được thử nghiệm để điều trị COVID-19 của Hãng dược Merck & Co Inc, nếu thuốc được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
Dự kiến kết quả thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn trên thuốc Molnupiravir sẽ có kết quả vào mùa thu này.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy thuốc giúp giảm nguy cơ nhập viện nếu được uống không lâu sau khi mắc COVID-19 nhờ làm giảm nhanh chóng tải lượng virus trong cơ thể.
Những công ty khác, trong đó có Pfizer, Roche và AstraZeneca, cũng đang thử nghiệm các thuốc kháng virus dạng viên.
Thái Lan tiêm hơn 300.000 liều vaccine Covid một ngày
Hơn 300.000 liều vaccine Covid-19 đã được Thái Lan tiêm hôm 7/6, ngày đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng đại trà với hy vọng phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gọi đây là một ngày lịch sử kể từ khi đại bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này.
"Hôm nay đánh dấu đòn phản công của người Thái với virus. Chúng ta sẽ không từ bỏ cuộc chiến cho đến khi giành chiến thắng", ông Prayuth Chan-ocha nói.
Ông Kiattiphum Wongrajit, thư ký thường trực Bộ Y tế Thái Lan, cho biết, tính đến 16h hôm qua, chưa kể khu vực Bangkok, Thái Lan đã hoàn thành tiêm 306.580 liều vaccine trên toàn quốc. Chính quyền thủ đô cũng ghi nhận 11.352 người đã hoàn thành mũi tiêm đầu tiên.
Thái Lan có kế hoạch triển khai khoảng 500.000 liều mỗi ngày bắt đầu từ 7/6, so với trung bình mỗi ngày khoảng 100.000 liều vào tuần qua, theo Bộ Y tế.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đến thăm một điểm tiêm chủng tại Bangkok, hôm 7/6. Ảnh: BP
Đối tượng tiêm chủng trong giai đoạn đầu của chiến dịch toàn quốc bao gồm cư dân ở Bangkok - tâm dịch hiện nay và người dân ở Phuket - nơi dự kiến sẽ thử nghiệm đón khách du lịch đã tiêm phòng từ ngày 1/7. Theo đó, du khách đã tiêm chủng đầy đủ không phải cách ly khi đến đây.
Thái Lan đang đẩy mạnh tốc độ triển khai vaccine để ngăn chặn làn sóng Covid-19 tồi tệ nhất bắt đầu vào tháng 4. Đợt dịch khiến số ca nhiễm tăng gấp 6 lần và các ca tử vong cũng tăng vọt. Những đợt lây nhiễm mới bùng phát tại các nhà máy trong những tuần gần đây, đe dọa ngành sản xuất và xuất khẩu - một động lực kinh tế quan trọng của quốc gia.
Tốc độ triển khai vaccine của Thái Lan trong ba tháng qua bị cản trở do nguồn vaccine Sinovac và AstraZeneca hạn chế. Đến nay, khoảng 4,2 triệu liều đã được sử dụng, với độ bao phủ vaccine là khoảng 3% dân số.
Việc triển khai hàng triệu liều vaccine mỗi tháng kể từ 7/6 sẽ giúp chính phủ hướng tới mục tiêu tiêm 100 triệu liều cho 70% dân số đến tháng 12, từ đó nới lỏng hạn chế, phục hồi kinh tế đất nước.
Trump nhận công phát triển vaccine Covid-19 Trump chỉ trích trích tiến sĩ Fauci về loạt vấn đề xử lý Covid-19 và khẳng định ông có công lớn trong việc sản xuất thần tốc vaccine. "Tôi đã được ghi nhận công lao vì cứu sống hàng trăm nghìn người. Tiến sĩ Fauci còn không chú trọng đến tốc độ sản xuất vaccine Covid-19 vì ông ta cho rằng phải mất...