Mỹ chậm gửi vaccine cho các nước
Mỹ mới gửi khoảng 20% trong số 20 triệu liều vaccine Covid-19 mà chính quyền Biden cam kết tặng các quốc gia trước cuối tháng 6.
Truyền thông Mỹ hôm 22/6 dẫn các nguồn thạo tin cho biết tốc độ chuyển vaccine Covid-19 chậm chạp của Nhà Trắng có thể khiến Washington không hoàn thành mục tiêu phân phối 20 triệu liều cho các nước trong tháng này.
Sự chậm trễ của Mỹ diễn ra khi các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình toàn cầu đang đối mặt các ca nhiễm Covid-19 ngày một tăng do ảnh hưởng từ biến chủng Delta, lần đầu được ghi nhận tại Ấn Độ.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gửi hơn 5 triệu liều vaccine Covid-19 ra nước ngoài và sắp chuyển thêm nhiều lô vaccine vào cuối tuần này. Quan chức không nêu rõ danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đã nhận được vaccine và cơ chế phân phối các lô vaccine này là gì.
Video đang HOT
Lô vaccine từ Mỹ tại kho hàng của sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan, hôm 20/6. Ảnh: Reuters.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 21/6 cho biết việc vận chuyển các liều vaccine Covid-19 của Mỹ tới các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới là một “thách thức lớn về mặt hậu cần”.
“Chúng tôi cần đảm bảo rằng các thông tin về an toàn và quy định được chia sẻ. Cần đảm bảo có nơi bảo quản với nhiệt độ thích hợp, ngăn nguy cơ hỏng vaccine và phải đảm bảo vaccine được thông quan ngay lập tức”, Psaki nói.
Tuy nhiên, hai quan chức Mỹ chia sẻ khâu hậu cần vận chuyển không phải là rào cản duy nhất khi gửi vaccine Covid-19 tới các nước. Các quốc gia tiếp nhận vaccine Covid-19 phải đồng ý các điều khoản miễn trừ trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất vaccine đối với những phản ứng bất lợi sau tiêm.
Điều này được các quốc gia đồng ý khi tham gia COVAX, cơ chế phân phối vaccine Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, đối với cơ chế chuyển vaccine Covid-19 trực tiếp từ Mỹ, cần có quy trình đàm phán riêng về các điều khoản miễn trừ trách nhiệm.
Nhà Trắng hôm 21/6 công bố kế hoạch chia sẻ 55 triệu trong 80 triệu liều vaccine Covid-19 dư thừa cho thế giới thông qua COVAX và tặng trực tiếp, trong đó Việt Nam thuộc cả hai diện này.
Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ vaccine Covid-19 liên quan Việt Nam 60 Trung Quốc chỉ trích Mỹ gửi vaccine Covid-19 cho đảo Đài Loan Trung Quốc mỉa mai Mỹ tặng 80 lọ vaccine
Nhiều thành phố của Đức mở cửa trở lại
Dù đang phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, một số thành phố của Đức vẫn chuẩn bị mở cửa trở lại.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Ở thành phố Tuebingen, cuộc sống dường như đã trở lại bình thường. Bất chấp các cuộc tranh luận vẫn diễn ra trên cả nước về việc có cần siết chặt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, thành phố Tuebingen thực hiện chiến lược riêng với việc thiết lập các trung tâm xét nghiệm COVID-19 miễn phí, cho phép những người có kết quả xét nghiệm âm tính được phép ra ngoài ban ngày, có thể đi mua sắm, tới các điểm văn hóa hoặc ăn uống ngoài trời. Ước tính, lực lượng chức năng Tuebingen đã thực hiện khoảng 50.000 xét nghiệm COVID-19 trong vòng 2 tuần. Để đảm bảo an toàn, người dân vẫn phải tuân thủ việc đeo khẩu trang và giãn cách khi đến các địa điểm công cộng.
Tương tự Tuebingen, thành phố Weimar, miền Trung nước Đức, cũng đã mở cửa các cửa hàng và viện bảo tàng đón khách là những người có kết quả xét nghiệm âm tính. Bang Saarland thậm chí còn mong muốn chấm dứt phong tỏa từ ngày 6/4 tới, thông qua việc kết hợp xét nghiệm kháng thể nhanh và các biện pháp đảm bảo yêu cầu y tế nhằm mở cửa rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và các quán ăn ngoài trời.
Nhiều thành phố cũng đang theo dõi chặt chẽ việc thực thi các biện pháp này, cũng như lên kế hoạch để áp dụng. Trong bối cảnh xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được cho là dễ lây lan hơn, xu hướng này cũng đã gây nhiều tranh cãi. Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo vùng thực thi các biện pháp phòng, chống dịch đã được nhất trí.
Ngay trong ngày 30/3, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer thông báo nhà chức trách nước này sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất đường biên giới trên bộ trong vòng từ 8 - 14 ngày tới. Tất cả những người nhập cảnh nước này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Cảnh sát có thể phạt những người không xuất trình được kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc chưa hoàn thành bản khai đăng ký trực tuyến trước khi nhập cảnh.
Tại Italy, dù nhiều nơi vẫn đang phải áp đặt các biện pháp hạn chế, song các trường học và viện bảo tàng ở vùng Lazio, ngoại ô thủ đô Rome đã mở cửa trở lại sau 2 tuần đóng cửa. Hiện khu vực này đã được xác định lại, chuyển từ "vùng đỏ" sang "vùng vàng" có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thấp hơn. Nhà chức trách Italy đã áp đặt lệnh phong tỏa "vùng đỏ" vào cuối tuần, bắt đầu từ ngày 3/4 tới nhằm hạn chế số ca nhiễm mới.
Lý do Trung Quốc trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 cho người cao tuổi Trong khi người cao tuổi là đối tượng được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên ở nhiều quốc gia vì đây là nhóm dễ bị tổn thương trước mối đe dọa của bệnh COVID-19, điều này đã không xảy ra ở Trung Quốc cho đến nay. Một người dân cao tuổi được tiêm chủng ở Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa xã Theo Báo...